Đáp án có vấn đề

L

lam10495

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy bạn nào giái thích dùm mình đáp án tại sao lại vậy ko ? Cảm ơn , cái này trong BTTL bài quá trình nhân đôi ADN
Câu 1. Trong quá trình nhân đôi của ADN, trên 1 mạch ADN cũ sẽ có mạch ADN mới được tổng hợp liên
tục, còn mạch kia ADN mới được tổng hợp từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.
B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’. => đáp án
C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.
D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 19.Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ liên kết với các nuclêôtit trên mỗi mạch
của phân tử ADN theo cách
A. ngẫu nhiên.
B. nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó .
C. dựa trên NTBS.
D. các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung các bazơ có kích thước bé.=> đáp án
 
D

ducdao_pvt

Câu 1. Trong quá trình nhân đôi của ADN, trên 1 mạch ADN cũ sẽ có mạch ADN mới được tổng hợp liên
tục, còn mạch kia ADN mới được tổng hợp từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.
B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.
D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.

Chiều 3' \Rightarrow 5' là dựa theo chiều của mạch gốc

Câu 19.Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ liên kết với các nuclêôtit
trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách
A. ngẫu nhiên.
B. nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó .
C. dựa trên NTBS.
D. các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung các bazơ có kích thước bé.

Mình thấy câu này như thế là chuẩn rồi không biết bạn không hiểu chỗ nào :(
 
M

mu_vodoi

Câu 19.Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ liên kết với các nuclêôtit trên mỗi mạch
của phân tử ADN theo cách
A. ngẫu nhiên.
B. nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó .
C. dựa trên NTBS.
D. các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung các bazơ có kích thước bé.=> đáp án

Chắc bạn phân vân giữa câu C và D à :)
Theo SGK thì quá trình nhân đôi dựa trên nguyên tắc bổ sung , bán bảo toàn
ngoài ra còn theo nguyên tắc khuôn mẫu và nữa gián đoạn :D
 
V

vantammyhanh

do ADN polimeraza chỉ có thể tổng hợp mạch mới thao chiều 5'->3' nên trên mạch khuôn chiều 3'->5' sẽ được tổng hợp liên tục còn mạch 5'->3' sẽ được tổng hợp gián đoạn
 
L

lam10495

Câu 1 : Mình nghĩ là câu C chứ , mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’ , nên trên mạch khôn 3'-5' đc tổng hợp liên tục , còn mạch khuôn 5'-3' tổng hợp gián đoạn
Câu 19 : mình nghĩ là câu C , vì SGK đã đề cập như vậy , ai cho mình biết tại sao lại chọn D ko
 
M

minhanh3172008

-Mình nghi co lẽ chỗ nay ban hiểu hơi nhầm một tí.Vì mach moi được tông hơp liên tuc dựa tren mach cũ có chiều 5'->3'. Nên mach mới sẽ có chiều 3'->5' do vậy mach mơi phai được tổng hợp theo chiều 3'->5' là đúng ban ạ.
-câu nay ban hay quan sat hinh ảnh cua G-X và A-T ở sgk9 hoac sgk12 nang cao trang 12 nha.
 
M

minhanh3172008

sinh hoc 12

Câu 1. Trong quá trình nhân đôi của ADN, trên 1 mạch ADN cũ sẽ có mạch ADN mới được tổng hợp liên
tục, còn mạch kia ADN mới được tổng hợp từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.
B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.
D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.
-Mình nghi co lẽ chỗ nay ban hiểu hơi nhầm một tí.Vì mach moi được tông hơp liên tuc dựa tren mach cũ có chiều 5'->3'. Nên mach mới sẽ có chiều 3'->5' do vậy mach mơi phai được tổng hợp theo chiều 3'->5' là đúng ban ạ.
-câu nay ban hay quan sat hinh ảnh cua G-X và A-T ở sgk9 hoac sgk12 nang cao trang 12 nha.
 
Q

quangcanh2975

Mình cũng nghĩ câu 19 phải là NTBS chứ? Nếu nói bazo nitric lớn bổ sung với bazo nitric nhỏ thì A (lớn) bổ sung với X (nhỏ) cũng được và G (lớn) bổ sung với T (nhỏ) cũng được vậy?
 
Top Bottom