dao dong chung

L

leduyanh97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần với cơ năng ban đầu của nó là 8J, sau 3 chu kỳ đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%. Phần cơ năng chuyển thành nhiệt sau khoảng thời gian đó là bao nhiêu?

Bài 2:Một vật có m= 100g, k= 10N/m. Lò xo nằm ngang. Kéo vật ra khỏi VTCB một đoạn 8cm rồi buông nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Khi hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,2. Biên độ dao động của vật sau 5 chu kỳ là bao nhiêu?

Bài 3: Vật nặng trong con lắc lò xo có m = 100g, khi vật đang ở VTCB người ta truyền cho nó một vận tốc ban đầu là 2m/s. Do ma sát vật dao động tắt dần. Nhiệt lượng tỏa ra môi trường khi dao động tắt hẳn là bao nhiêu?

Bài 4: Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nghiêng một góc Pi/3 so với phương ngang, k = 400N/m, m= 100g, g = 10m/s2, hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,02. Lúc đầu đưa vật tới vị trí cách VTCB 4cm rồi buông nhẹ. Tính quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu dao động đến lúc dừng hẳn?

Bài 5:
Một con lắc đơn có chiều dài l = 16cm được treo trong toa tầu ở ngay vị trí phía trên của trục bánh xe. Chiều dài mối thanh ray là 12m. Lấy g= 10m/s2 coi tàu chuyển động thẳng đều. Con lắc sẽ dao động mạnh nhất khi vận tốc của đoàn tàu là bao nhiêu?
 
H

hocmai.vatli

Chào em thân mến.
Bài 1. Sau 3 chu kì giảm đi 10%A. Vậy biên độ còn lại bằng 0,9A.
Có 1/2kA^2 = 8 --> kA^2 = 16. Cơ năng còn lại là 1/2k. 0,9^2. A^2. Phần cơ nàn đã chuyển thành nhiệt năng Q = 1/2kA^2 - 1/2k. 0,9^2.A^2 = 1,52 J.
Bài 2. Độ giảm biên độ sau 5 chu kì : delta A = 5. 4. nuy.m.g/k = 0,02m = 2 cm.
Vậy biên độ còn lại là 6cm.
Bài 3. Cơ năng ban đầu chỉ gồm động năng chuyển động. Sau khi dừng lại thì toàn bộ cồn của lực ma sát. Vậy nhiệt năng = 1/2mv^2 = 0,1J.
Bài 4. Khi dừng lại toàn bộ cơ năng chuyển thành công của lực ma sát.
S = kA^2/2nuy.m.g.cos(alpha) = 32m.
Bài 5. Con lắc dao động mạnh nhất khi tần số dao động của con lắc bằng tần số dao động của đoàn tàu.
T = 2pi căn ( l/g) = 0,8 s --> vận tốc của tàu v = l/T = 15m/s.
Chúc em học tốt. Nhớ không post quá nhiều bài trong một topic nhé.
 
Top Bottom