Dành cho các em thi vào lớp 10

N

nguyentung2510

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dành cho các em thi vào lớp 10 chuyên Hoá

Đề Số 1: TRƯỜNG HÀ NỘI - AMSTERDAM
(Năm học 1991 -1992, Vòng 2, 120 phút- Không kể thời gian giao đề :D)

Câu 1:
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a, CO2 + ... -----> Ba(HCO3)2
b, MnO2 + HCl ----->
c, FeS2 + ...... ----> SO2 +......
d, Cu+ ... ----> Cu SO4 +....

2. a, Trình bày tính chất hoá học chủ yếu của phi kim và những căn cứ để so sánh mức độ mạnh yếu của phi kim. Nêu ví dụ.
b, Hãy chọn một phản ứng để chứng tỏ Clo có tính phi kim mạnh hơn oxi.

Câu 2:
1. Viết CTCT của các hợp chất có công thức C4H8.
2. Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các chất lỏng sau: axit axetic, ancol etylic, benzen, dd glucozo trong nước và xăng có lẫn một ít nước.
Viết các pt pw đó (nếu có).

Câu 3:
Dung dịch A chứa axit axetic có khối lượng riêng là 1,0 g/ml. Cho V ml dd A vào 80 ml dd Na2CO3 0,25 M, tạo thành 0,336 lít khí và dung dịch B.

Cho B vào cốc chứa 400 ml dd Ca(OH)2 0,05M, thu được 0,5 g kết tủa và dd C.

Nếu cho V ml ddA tác dụng với Na dư, làm tạo thành 8,736 lít khí.

1. Viết các ptpw xảy ra.
2. Xác định V và nồng độ của dung dịch A.
3. Dung dịch C có thể thu được tối đa bao nhiêu lít khí CO2. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích đo ở đktc, các muối của axit axetic đều tan trong nước.

Good Luck! With chemistry, We are one!!!!!!!!!!
.
 
Last edited by a moderator:
K

kira_l

a, CO2 + ... -----> Ba(HCO3)2
b, MnO2 + HCl ----->
c, FeS2 + ...... ----> SO2 +......
d, Cu+ ... ----> Cu SO4 +....

2CO2 + Ba(OH)2 === Ba(HCO3)2

MnO2 + 4HCl<đ> ==== MnCl2 + Cl2 + 2H2O

4FeS2 + 11O2 ===== 2Fe2O3 + 8SO2

Cu + 2H2SO4 <đ,n> ===t*== CuSO4 + 2H2O + SO2
 
N

nguyentung2510

Chán thế nhỉ? Không ai làm bài? Chẹp chẹp. Nản.

Đáp án:
Câu 1:
1.
a.CO2 + BaCO3 + H2O ----------> Ba(HCO3)2
b.MnO2 + 4HCl ---> MnCl2 + Cl2 + 2H2O
c.FeS2 + 11/2 O2 ---> 4SO2 + Fe2O3
d.Cu + 2H2SO4 (đ) -----> CuSO4 + SO2 + 2H2O

2.a) Các tính chất hoá học dặc trưng của phi kim là tính oxi hoá.
- Tác dụng với oxi : C +O2 ---> CO2
- Tác dụng với hidro: H2 +Cl2 ----> HCl
- Tác dụng với kim loại: 3S + 2Al ----> Al2S3
Căn cứ vào khả năng tác dụng với kloại và hidro để so sánh mức độ mạnh yếu của phi kim.
Phi kim càng mạnh thì càng dễ tác dụng với kloai và hidro.
b) Một phản ứng để chứng tỏ Clo có tính phi kim mạnh hơn oxi:
H2 + Cl2 ---> 2HCl : Phản ứng xảy ra ngay trong bóng tối.
H2 + O2 ----> H2O : xayr ra khi đốt nóng và có xúc tác.

Câu 2:
1.
2.
Quỳ tím ------> phản ứng tráng gương -----> Na ------> axit axetic

Câu 3:
1,
2CH3COOH + Na2CO3 ---> 2CH3COONa + H2O + CO2 (1)
Na2CO3 + Ca(OH)2 ----> 2NaOH + CaCO3 (2)
2NaOH + CO2 ----> Na2CO3 + H2O (3)
Ca(OH)2 + CO2 ---> CaCO3 + H2O (4)
CH3COOH + Na ----> CH3COONa + 1/2 H2 (5)
H2O + Na ----> NaOH + 1/2 H2 (6)
2.
Theo đầu bài => chất khí đó là CO2. nCO2 = 0.015
nCH3COOH = 2nCO2 = 0.03
nNa2CO3 = nCO2 = 0.015 mà theo đầu bài nNa2CO3 = 0.02
=>nNa2CO3 dư = 0.005
=> dd B gồm :CH3COONa, Na2CO3 dư => B td với Ca(OH)2 chỉ xảy ra pw (2), Chất kết tủa thu dc là : CaCO3 và nCaCO3 = 0.005
Theo pw (2) nNaOH = 2nCaCO3 = 0.01
nCa(OH)2 = n Na2CO3 = nCaCO3 = 0.005. Mà nCa(OH)2 = 0.02 -> nCa(OH)2 dư =0.015
->dd C gồm NaOH, Ca(OH)2 dư, CH3COONa, H2O. Khi cho C pw với CO2 theo các pt (3), (4). Khi cho A chứa CH3COOH td với Na sẽ xảy ra (5), (6). thu được nH2= 0.39
Gọi x,y lần lượt là số mol CH3COOH va H2O trong V ml dd A.
=> x= 0.03, y=0.75
=> mH2O = 13.5
mCH3COOH = 1.8
=> V dd = 15.3 ml
=>[CH3COOH] = 1.96M

3. Tự giải.


Đề số 2
Trường Hà Nội - Amsterdam ( 1992 - 1993)

Câu 1:
1. Oxit là gì? Nêu tc hoá học khác nhau giủa các loại oxit đã học. Viết pt minh hoạ.
2. Từ Săt III oxit điều chế Sắt II clorua theo 2 cách.
Câu 2:
1. Sử dụng kim loại để nhận biết: benzen, rượu etilic, axit axit axetic.

Câu 3:
R là một kim loại có hoá trị II. Đem hoà tan hoàn toàn a g oxit của kl này vào 48 g H2SO4 6.125% làm tạo thành dd A có chứa 0.98% H2SO4.
Khi dùng 2.8 lit cacbon II oxit để khử hoàn toàn a g trên thành kim loại thu dc khí B. Nếu lấy 0.7 lit khí B cho qua Ca(OH)2 dư làm tạo ra 0.625g kết tủa.
1. Tính a và klg nguyên tử cuar R
2. Cho 0.54 g bột Al vào 20g dd A thu m g chất rắn. Tính m.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom