Sử ĐẢNG LẬP HIẾN ĐÔNG DƯƠNG

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tranh thủ tuyên bố của Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut sẽ ban hành “Hiến pháp”cho Đông Dương, giới tư sản và đại địa chủ Nam Kỳ xúc tiến thành lập Đảng Lập hiến Đông Dương với mục tiêu: vận động ban hành hiến pháp, thi hành chế độ tự trị trong khuôn khổ thuộc địa, thực hiện 1 số cái cách dân chủ.
Khoảng năm 1923, Đảng Lập hiến Đông Dương được lập ra ở Nam Kỳ. Những người đứng đầu đảng chủ yếu xuất thân từ các trí thức tư sản, địa chủ và công chức cao cấp như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Phú Khai, Trương Văn Bền,...
Lực lượng tham gia của đảng chủ yếu là người Việt thuộc thành phần tư sản dân tộc, đại địa chủ, trí thức tiểu tư sản, một số là sĩ quan, hạ sĩ quan trong quân đội Pháp.
Cơ quan ngôn luận của đảng gồm các tờ báo như Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ), L' Echo Annamite (Tiếng vang Annam), Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương), Đuốc Nhà Nam, Lục tỉnh Tân văn.
Với tư cách là lãnh tụ của đảng, Bùi Quang Chiêu chủ trương đấu tranh ôn hoà, thoả hiệp với Pháp nhằm dành quyền lợi về kinh tế cho người Việt, giành độc lập dân tộc thông qua việc duy tân, du nhập và phát triển văn hoá mới theo phương Tây. Ngoài ra, ông còn nêu ra ba yêu cầu về chính trị là tự do tư tưởng, tự do viết báo bằng tiếng mẹ đẻ, tự do đi lại và hội họp.
Hoạt động của Đảng Lập hiến thường hướng vào việc đòi tham gia vào bộ máy chính quyền (Hội đồng thuộc địa Đông Dương, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ,...) với hình thức nghị trường. Ngoài ra, còn có thu thập dân nguyện, sang Pháp vận động ban hành Hiến pháp, xin nhập quốc tịch Pháp,...
Tuy nhiên, Đảng Lập hiến Đông Dương không chú tâm vào việc vận động quần chúng lao động mà chỉ trông vào giới trung lưu. Ưu tiên của Đảng là thỏa hiệp với chính quyền thuộc địa để đạt được tiến bộ xã hội và bình đẳng với người Pháp rồi tiến đến tự trị.
Năm 1925, Đảng Lập hiến đưa tập Dân nguyện cho Toàn quyền Varen nhằm đòi các quyền tự do dân chủ nhưng thực dân xảo quyệt một mặt bố thí một ít quyền lợi để mua chuộc, mặt khác cử người theo dõi để tìm cách đả phá chia rẽ.
Đến cuối thập niên 20, khi phong trào quần chúng phát triển mạnh, những người lãnh đạo Đảng Lập hiến ngày càng câu kết chặt chẽ với chính quyền thực dân Pháp.
Bước sang thập niên 30, nội bộ Đảng Lập hiến bị phân hoá vì xung khắc giữa Nguyễn Phan Long và Bùi Quang Chiêu. Trong cuộc bầu cử năm 1939, cả ba ứng cử viên của Đảng Lập hiến đều thất cử, đánh dấu thời kỳ suy thoái và mất bóng trên chính trường.
Đặng Xuân Giang

inbound4601609681681331345.jpg
Hình ảnh: Lãnh tụ Đảng Lập hiến Đông Dương Bùi Quang Chiêu (1872 - 1945)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Minh Huấn - Nguyễn Ngọc Hà (Đồng chủ biên - 2017), Vùng đất Nam Bộ, tập V: Từ năm 1859 đến năm 1945, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.326 - 329.
2. Đinh Xuân Lâm (chủ biên - 2001), Đại cương Lịch sử Việt Nam tập II; 1858 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.255 - 256.
 
Top Bottom