Văn 11 Dàn ý về đạo đức của học sinh trong thời hiện đại

Toàn Nguyễn

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng ba 2019
3
3
11
22
Khánh Hòa
Nguyễn Thái Học
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Về vấn đềhọc sinh vô lễ với giáo viên, xem thường cho rằng giáo viên chỉ là người làm công, nên nhiều em đánh mất nét đẹp, xa rời chuẩn mực ứng xử chuẩn mực ứng xử, ngang nhiên cãi lại giáo viên khi bản thân có lỗi sau lưng thì gọi là ông này bà nọ hoặc thậm chí là gọi bằng...nó, trên các trang mạng xã hội thì chia sẻ những dòng trạng thái khiếm nhã. Cho em xin dàn ý với ạ!
 

Đắng!

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
17 Tháng mười một 2018
767
2,258
256
Bà Rịa - Vũng Tàu
Minh Dạm
Về vấn đềhọc sinh vô lễ với giáo viên, xem thường cho rằng giáo viên chỉ là người làm công, nên nhiều em đánh mất nét đẹp, xa rời chuẩn mực ứng xử chuẩn mực ứng xử, ngang nhiên cãi lại giáo viên khi bản thân có lỗi sau lưng thì gọi là ông này bà nọ hoặc thậm chí là gọi bằng...nó, trên các trang mạng xã hội thì chia sẻ những dòng trạng thái khiếm nhã. Cho em xin dàn ý với ạ!
Mở bài: Khái quát vấn đề
Văn hoá ứng xử của học sinh, sinh viên đang là một vấn đề đang được bàn nhiều trong các phương tiện thông tin đại chúng, trong các diễn đàn và cả trong các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất trong văn hoá ứng xử của học sinh, sinh viên là vấn đề ứng xử với thầy cô giáo, đặc biệt là đối với các giảng viên đứng lớp, vẫn chưa được xem xét một cách đầy đủ và cụ thể.
Thân bài:
* Phân tích:
- Văn hóa là gì? Nó bao gồm những gì ?
* Về học sinh:
- Học sinh, sinh viên hiện nay đã ứng xử với thầy cô giáo một cách có văn hoá, phù hợp với chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, với truyền thống “tôn sư trọng đạo” hay chưa? ( Dẫn chứng)
* Về phía nhà trường:
- Phải nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giáo dục văn hoá ứng xử nói chung, văn hoá ứng xử với thầy cô giáo nói riêng cho học sinh, sinh viên. Phải thực sự xem đây là một trong những vấn đề cơ bản trong thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học.
* Nhận xét của bản thân
* XÃ hội mỗi cá nhân chúng ta phải làm gì.
Có thể tham khảo phần dưới đây:
"Trước đây có quan điểm cho rằng sinh viên là đối tượng đã có nhận thức, đã phát triển ổn định về mặt tư tưởng, tâm lý nên nhiều trường đã không chú trọng đến việc giáo dục nội dung này. Tuy nhiên chúng ta biết giới trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng hiện nay bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực từ ngoài xã hội do mặt trái của cơ chế thị trường, sự “xâm lăng” của văn hoá không lành mạnh, lai căng, đồi truỵ, không phù hợp với văn hoá truyền thống… nên đã đánh mất nhiều chuẩn mực ứng xử, trong đó có ứng xử với thầy cô giáo. Thứ hai, Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường, các khoa, các phòng ban chức năng cũng như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải đem vấn đề giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh, sinh viên vào một trong những nội dung giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên và có kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể. Thứ ba, các Khoa phải tăng cường quản lý chặt chẽ hơn, sâu sát hơn đối với học sinh, sinh viên khoa mình. Hàng tuần, hàng tháng phải có sự tổng kết, đánh giá văn hoá ứng xử của học sinh, sinh viên trong khoa và đưa vấn đề này vào trong Báo cáo đánh giá hàng tháng để thông báo trước các cuộc họp chi bộ, họp khoa và lễ chào cờ, đồng thời có biện pháp xử lý, uốn nắn những lệch lạc về chuẩn mực ứng xử với cán bộ, giảng viên ở sinh viên. Thứ tư, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cấp trường và cấp liên chi đoàn, chi đoàn phải đưa vấn đề giáo dục văn hoá ứng xử vào trong các nội dung hoạt động và sinh hoạt hàng tháng. Tổ chức Đoàn, Hội, phải tổ chức những buổi nói chuyện, những diễn đàn, câu lạc bộ về vấn đề này hay lồng ghép vào các cuộc thi, các hội diễn văn hoá văn nghệ hay sinh hoạt truyền thống. Trong những năm qua, vấn đề giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên, trong đó có văn hoá ứng xử đối với thầy cô giáo đã được một số liên chi đoàn như LCĐ Khoa Lý luận chính trị, LCĐ khoa Ngoại ngữ đưa vào nội dung sinh hoạt trong các ngày chủ điểm, nhất là ngày 20 tháng 11 với chủ đề “Tri ân Thầy Cô”. Tuy nhiên trong toàn trường, các Liên chi đoàn chưa tổ chức thường xuyên và chưa có hiệu quả thiết thực. Thứ năm, các thầy cô giáo, trước hết là các giảng viên đứng lớp phải mẫu mực trong đạo đức, lối sống, là một tấm gương sáng về văn hoá ứng xử để học sinh, sinh viên noi theo. Đồng thời cán bộ, giáo viên nhà trường phải phê phán và có biện pháp xử lý những học sinh, sinh viên chưa tôn trọng mình và đồng nghiệp. Cách phê phán, xử lý phải thật sự nghiêm túc nhưng không quá gay gắt và nặng nề mà phải thật khéo léo, nhân văn để học sinh, sinh viên nhận ra được cái sai, cái chưa đẹp, cái chưa chuẩn mực trong thái độ, lời nói hành vi của mình đối với thầy cô giáo, từ đó có sự tự điều chỉnh và có hướng khắc phục và họ sẽ tôn trọng giáo viên hơn. Thứ sáu, bản thân mỗi học sinh, sinh viên phải nâng cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và lối sống, xây dựng văn hoá ứng xử theo những chuẩn mực tốt đẹp cho mình. Trước hết trong quan hệ giao tiếp, làm việc (học tập, nghiên cứu) với thầy cô giáo phải thể hiện được thái độ, lời nói, hành động lễ phép, tôn trọng, trân trọng thầy cô, đồng thời cũng phải biết góp ý, phê bình và chỉ ra những thái độ, lời nói, hành vi chưa đẹp, chưa “tôn sư trọng đạo” ở một số sinh viên khác, nhất là những bạn bè trong lớp mình."
Kết bài:
Bản thân có suy nghỉ gì?
Nên làm gì, không làm gì ?
 
Top Bottom