Sử 8 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 - 1933 )

lò lựu đạn

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng mười 2018
396
152
86
24
Bình Định
thpt số 1 phù mỹ

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng tỏ châu âu đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế như thế nào ?
Nguyên nhân:
  • Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản ổn định về chính trị nên có điều kiện để phát triển kinh tế và đạt tăng trưởng cao. Tuy nhiên do sản xuất ồ ạt , chạy đua theo lợi nhuận => hàng hóa ế thừa, cung vượt cầu => suy thoái trong sản xuất.
  • Cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Mĩ, sau đó lan ra toàn hệ thống tư bản.
Hậu quả: Cuộc khủng hoảng này đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất nền kinh tế, để lại những hậu quả lớn về chính trị, xã hội của các nước tư bản
  • Về kinh tế: Cuộc khủng hoảng đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản; đẩy hàng trăm triệu người vào tình trạng nghèo khổ: công nhân mất việc, nông dân mất ruộng, nạn thất nghiệp tăng nhanh, cuộc sống người dân khó khăn
    • Ở Đức, năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. Số người thất nghiệp lên tới 5 triệu người.
  • Về chính trị, xã hội:
    • Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp nơi, lôi kéo hàng triệu người.
    • Cuộc khủng hoảng đe dọa đến sự tồn tại của các nước tư bản
Lối thoát khỏi khủng hoảng: Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước Châu Âu nói riêng và các nước tư bản nói chung đã lựa chọn hai lối thoát:
  • Đối với những nước ít thuộc địa (Đức, Ý, Nhật) đi theo chủ nghĩa phát xít
  • Đối với những nước nhiều thuộc địa, vốn và thị trường (Mĩ, Anh, Pháp) có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế, xã hội một cách ôn hòa.
 
  • Like
Reactions: Phuongg Ahn
Top Bottom