Sinh 11 Chuyên đề: Sinh lí thực vật

D

d4nvjphb0

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHUYÊN ĐỀ SINH LÍ THỰC VẬT

MỘT SỐ CÂU HỎI TẬP HỢP CÁC KÌ THI GẦN ĐÂY
I. Hút nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước.
1. Nước trong cây được vận chuyển như thế nào?Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục met?
Trả lời:
*Nước trong cây vận chuyển từ rễ lên lá qua 2 con đường:
- Qua tế bào sống:
+ Tế bào lông hút rễ -> tế bào nhu mô rễ -> mạch dẫn rễ.
+ Mạch dẫn lá -> tế bào nhu mô lá -> khí khổng
- Qua tế bào chết: qua mạch gỗ của rễ, thân, lá. Con đường này dài, nước vận chuyển nhanh.
* Nguyên nhân giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét là:
- Dòng nước liên tục qua lông hút vào rễ tạo áp suất rễ đẩy cột nước lên cao (động lực đầu dưới)
- Nhờ sự thoát hơi nước ở lá cây gây ra sự chênh lệch áp suất thẩm thấu: lá>thân>rễ tạo hực hút tận cùng trên.
- Nhờ lực liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch.
2. Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau?
Trả lời:
- Chất khoáng hòa tan trong nước, cây hút khoáng thông qua quá trình hút nước.
- Cây hút khoáng làm cho nồng đọ các chất trong cây tăng lên, thúc đẩy quá trình trao đổi nước càng mạnh.
- Trao đổi nước và trao đổi khoáng luôn gắn liền và thúc đẩy lẫn nhau.
3. Nhà sinh lí thực vật học người Nga Macximôp cho rằng: “thoát hơi nước là tai họa cần thíết của cây”. Em hảy giải thích tại sao?
Trả lời:
- Nước được cây hút từ đất, chỉ có một phần nhỏ tham gia tổng hợp các chất, còn phần lớn (99%) phải thoát ra ngoài không khí qua lá.
- Thoát hơi nước lại cần thiết cho cây vì:
+ Thoát hơi nước là động cơ trên của quá trình vận chuyển nước. Nhờ lực hút lớn này, trong cây hình thành một dòng nước liên tục từ rễ lên lá, cùng với các chất khoáng và các chất do rễ cây tạo ra cũng được vận chuyển trong cây một cách dễ dàng.
+ Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, thuận lợi cho quá trình quang hợp và các quá trình sinh lí khác đồng thời tránh đốt cháy lá do náng nóng.
+ Thoát hơi nước qua khí khổng đồng thời giúp hấp thụ CO2 từ không khíđảm bảo quang hợp xảy ra bình thường.
+ Thoát hơi nước làm cô đặc dung dịch khoáng từ rễ lên, giúp chất hữu cơ dễ được tổng hợp tại lá.
4. Hiện tượng ứ giọt là gì? Hiện tượng này xảy ra ở đâu? Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao?
Trả lời:
- Là ht rễ cây đó đẩy nước lên lá trong điều kiện không khí đã bão hòa hơi nước –> nước không thoát ra ở dạng hơi mà đọng lại thành giọt. Hiện tượng này chứng minh có ột áp suất rễ nhất định.
- Xảy ra ở mép lá, tại thủy khổng.
- Thường xảy ra ở những cây bụi thấp mà không xảy ra ở những cây gỗ cao. Vì, những cây mọc thấp ở điều kiện mặt đất, không khí dễ bão hòa ( trong điều kiện ẩm ướt), áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.
5. Vẽ cấu tạo khí khổng lúc đóng và mở? Cơ chế đóng mở của khí khổng?
HS tự trả lời
6. Em hãy chứng minh mạch gỗ thuận lợi cho sự di chuyển của nước từ rễ lên lá?
- Các tế bào mạch gỗ khi trưởng thành là các tế bào chết do bị lignin hóa mạnh tạo nên ống rỗng có lực cản thấp -> vận chuyển nước dễ dàng
- Vách tế bào mạch gỗ được lignin hóa bền chắc -> chịu được áp suất lớn
- Trên vách tế bào đều có lỗ bên là các vi miền, nơi không có vách thứ cấp, vách sơ cấp thì mỏng và thủng lỗ -> tạo điều kiện cho sự vận chuyển ngang.
7. Trong điều kiện khô nóng, cây xanh đã thích nghi với việc trao đổi nước như thế nào?
- Rễ lan rộng, đâm sâu, thân mọng nước, lá biến thành gai nhọn, tầng cutin dày, thân có sáp.. chu kì sống ngắn.
- Khí khổng mở vào ban đêm, qua trình đồng hóa CO2 xảy ra vào ban đêm.
8. Vì sao chỉ những cây chịu mặn mới sống được ở vùng đất mặn, các cây khác thì không?
- Một đặc điểm thích nghi của các cây chịu mặn là sự tích lũy trong dịch bào một lượng muối lớn, tạo nên áp suất thẩm thấu trong dịch bào rất cao. Nhờ đó, nước có thể thấm qua màng vào bên trong tế bào.
9. Những bằng chứng về việc hút và vận chuyển nước chủ động ở rễ?
- Trong tế bào lông hút chứa nhiều chất tan làm tăng nồng độ dịch bào kéo theo sự tăng áp suất thẩm thấu, do đó tăng sự hút nước.
- Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt ngang thân cây nhỏ sát mặt đất thì sau một thời gian thấy chổ cắt tiết ra giọt dịch lỏng, chứng tỏ khi không còn động lực trên(do quá trình thoát hơi nước), rễ vẫn hút nước và đẩy nước chủ động.
- Hiện tượng ứ giọt: Dùng cuông úp các cây non trong điều kiện bão hòa hơi nước thì đầu mép lá có các giọt nước đọng lại. Như vậy không có sự thoát hơi nước nhưng vẫn có sự đẩy nước từ rễ lên lá.
10. So sánh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng và qua bề mặt lá qua cutin?
- Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ thoát hơi nước qua bề mặt lá – qua cutin.
- Giải thích: vì tốc độ thoát hơi nước không chỉ phụ thuôcj vào diện tích thoát hơi nước mà còn phụ thuộc vào chu vi của các diện tích đó. Trên 1mm2 lá có hàng trăm khí khổng nên tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi của lá.




có j` thank mình phát. rất vui đc làm wen vs mọi người.
 
Top Bottom