Sinh Công nghệ sinh học

L

leejun502

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tình hình là thế này ạ. Cô em thì ra một cái đề đối với em thì quá khó.(vì em quá ko rành về máy vi tính @@~).
Đề là như thế này: Sưu tầm đủ 10 Công nghệ tế bào, ghi rõ tác giả,nội dung, ý nghĩa của quá công trình là gì?, hình ảnh...@-)
Mong các anh chị ( nếu có thầy cô nữa thì tốt quá) giúp em 1 tay với:(. Và em tin chắc vấn đề này cũng làm đau đầu vài bạn. Thanks. :)






Chú ý!cách đặt tên tiêu đề-đã sửa
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Bạn đang là sinh viên hay học sinh lớp 12, nếu là sinh viên thì bạn lên thư viện trường bạn kiếm đó, thư viện các trường đại học rất lớn và phong phú đủ mọi loại sách tài liệu. Bạn kiếm cuốn "NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC" của PGS TS Phạm Thành Hổ
 
H

hardyboywwe

bạn có thể nói rõ ràng hơn được không
mình phải thừa nhận là đọc yêu cầu của bạn mình chưa hiểu ý bạn nói gì cả :)
 
L

leejun502

bạn có thể nói rõ ràng hơn được không
mình phải thừa nhận là đọc yêu cầu của bạn mình chưa hiểu ý bạn nói gì cả :)
Hj, chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm. Ý mình là thế này: tìm ra 10 công nghệ tế bào có ý nghĩa, ghi rõ nội dung, tác giả, năm phát minh... Sau đó đem đi in để nộp cho cô. @@~.
 
H

hardyboywwe

bạn xài tạm 4 cái này trước,mai mình bổ sung thêm

1.Cách đây 50 năm, các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Toronto, Canada đã khám phá ra các tế bào gốc.

Tuy nhiên, kể từ khoảng thời gian đó đến nay, đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học đã thành công trong việc cô lập một tế bào gốc tạo máu của con người dưới hình thức tinh khiết nhất của nó, như là một tế bào gốc có khả năng khôi phục toàn bộ hệ thống máu.

Bước đột phá này mở ra cánh cửa để khai thác, sử dụng sức mạnh của các tế bào này trong việc điều trị ung thư và các bệnh suy nhược khác một cách hiệu quả hơn.

Nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Khoa học của Mỹ ngày 29/8 vừa qua."Phát hiện này có nghĩa là chúng ta sẽ có một bản đồ di chuyển chi tiết của hệ thống phát triển máu sau khi tìm tế bào gốc", Giáo sư John Dick đến từ Trung tâm Y học tái sinh McEwen và Viện Ung thư Ontario, Đại học Health Network (UHN) cho biết.

"Chúng tôi đã phân lập được một tế bào đơn lẻ mà đó là chìa khóa để phát huy tối đa sức mạnh tiềm năng của các tế bào gốc trong việc sử dụng những ứng dụng lâm sàng. Tế bào gốc thực sự rất hiếm, trong khi vai trò của nó trong y học lại rất lớn”.
Giáo sư John Dick, người đã đi tiên phong trong lĩnh vực sử dụng tế bào gốc ung thư với những khám phá trước đó trong bệnh bạch cầu và ung thư ruột kết, cũng đã phát triển một cách để nhân rộng toàn bộ quá trình hình thành và phát triển bệnh bệnh bạch cầu bằng cách sử dụng chuột biến đổi gene.

Phát hiện của giáo sư James Till vào năm 1961 và Ernest McCulloch sau đó đã nhanh chóng dẫn đến việc sử dụng tế bào gốc cho việc cấy ghép tủy xương ở bệnh nhân bệnh bạch cầu. Đây là một trong những ứng dụng lâm sàng thành công nhất cho đến nay trong y học tái sinh và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân mỗi năm trên thế giới.

"Kể từ khi khoa học tế bào gốc bắt đầu, các nhà khoa học đã tìm kiếm cho các tế bào gốc tinh khiết có thể được kiểm soát và mở rộng trong quá trình cấy ghép trước khi cấy ghép vào bệnh nhân. Gần đây các nhà khoa học đã bắt đầu khai thác, sử dụng tế bào gốc trong máu dây rốn, vốn được dùng để điều trị cho trẻ em bị ung thư máu, cũng có thể cứu được sinh mạng cho hàng triệu người trưởng thành bị bệnh này song không tìm được người hiến tuỷ xương.

Vấn đề duy nhất đối với máu dây rốn là nó thường không sản xuất đủ tế bào gốc để điều trị cho bệnh nhân có thể hình lớn hoặc trung bình mà chỉ đủ cho một người có khổ người nhỏ. Chính vì vậy, những phát hiện mới này là một bước tiến quan trọng để tạo ra đủ số lượng các tế bào gốc, đem lại những ứng dụng hiệu quả và thiết thực hơn trong cuộc sống", ông Dick cho biết.

"Kỹ thuật cấy ghép tuỷ xương giữa những người không có quan hệ huyết thống đã được áp dụng từ nhiều thập kỷ nay, xong vấn đề là ở chỗ số lượng người cho tuỷ phù hợp với người nhận rất hạn chế. Hàng triệu người trên thế giới bị ung thư máu cần được ghép tuỷ, song nhiều khi chẳng tìm được người hiến tuỷ phù hợp", Tiến sĩ Mary J. Laughlin tại Đại học Y khoa Case Western Reserve (Cleveland, Ohio, Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu một trong hai công trình, cho biết. "Phát hiện này giúp chúng ta mở rộng đối tượng có thể hiến tặng. Tất nhiên là đối với kỹ thuật này chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm vì số lượng tế bào gốc ở máu dây rốn ít hơn nhiều so với tuỷ xương".

Nghiên cứu thứ nhất, do nhóm Laughlin thực hiện, đã tìm hiểu số liệu điều trị của 601 người trưởng thành mắc bệnh máu trắng. Họ được phân loại thành 2 nhóm: một nhóm được cấy tế bào gốc từ máu dây rốn, nhóm kia được cấy tuỷ xương. Nhóm thứ hai lại được chia thành 2 loại: đối tượng có tuỷ xương tương hợp hoàn toàn với người hiến tuỷ và đối tượng chỉ hợp một phần.

Kết quả cho thấy những người được ghép tuỷ hợp với người cho tuỷ có tỷ lệ sống sót sau 2 năm cao nhất, 33%. Hai nhóm kia có tỷ lệ sống sót 22% trong thời gian tương tự.

Nghiên cứu thứ hai, do John Dick thực hiện, đã so sánh 584 người bị ung thư máu cấp tính được ghép tuỷ xương với 98 bệnh nhân được cấy máu dây rốn, trong cả hai trường hợp người cho đều không có quan hệ huyết thống với người nhận. Sau 2 năm, 1/5 số bệnh nhân đã khỏi bệnh, một tỷ lệ xấp xỉ với kết quả của nhóm Laughlin.

Như vậy có thể thấy cơ hội khỏi bệnh khi cấy ghép tuỷ xương không tương hợp và máu dây rốn là như nhau. Qua đó, có thể khẳng định rằng máu dây rốn có thể là nguồn cung cấp tế bào gốc thay thế tuỷ xương đối với những bệnh nhân ung thư máu muốn ghép tuỷ xương nhưng lại không có người hiến tuỷ phù hợp.


2.Các nhà khoa học Tây Ban Nha hôm 19/5 tuyên bố, họ vừa nhân bản vô tính thành công chú bò tót đầu tiên trên thế giới.

Chú bò tót trên có tên gọi Got, trọng lượng khoảng 24kg. Các nhà khoa học đã mất ba năm để tìm ra gen nhân bản.

Do bò tót Got mang gen trội, vì vậy nó không chỉ sống lâu mà còn có thể mang đặc tính mạnh mẽ của một chú bò tót.

Nhà khoa học Vicente Torrent thuộc Viện nghiên cứu gen động vật cho biết, toàn bộ gen của bò tót Got được lấy từ bò tót Vasito rất khỏe và có sừng sắc nhọn.

Trước đó, vào năm 1996, các nhà khoa học thế giới đã nhân bản vô tính thành công động vật đầu tiên trên thế giới, đó chú cừu Dolly./.


3.Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Okayama (Nhật Bản) đã phát triển thành công một loại thịt nhân tạo từ phân người.

Theo tờ Daily Mail, tiến sĩ Mitsuyuki Ikeda và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu phát hiện, phân mà con người thải ra vẫn còn rất nhiều protein chưa được hấp thụ hết và rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Họ đã tiến hành tổng hợp các protein này để tạo ra một loại thịt nhân tạo, có màu sắc đỏ như thịt tự nhiên và được tăng hương vị của đậu nành.


4.Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu dẫn đầu là TS Andras Nagy và TS Lawrence Smith đã tạo ra tế bào gốc đa năng từ ngựa. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng với liệu pháp tế bào gốc vì hệ cơ và hệ gân của ngựa tương tự như của con người

Tiến sĩ Smith cho biết, hiện các nhà khoa học đã tạo ra tế bào iPS từ một số loài, nhưng đây là lần đầu tiên nó được tạo ra từ ngựa.

Những tế bào gốc đa năng (iPS) có thể phát triển thành hầu hết các loại tế bào khác và là niềm hy vọng lớn để tái tạo và phát triển các liệu pháp mới giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Một việc quan trọng của y học tái tạo là quá trình tạo ra cơ quan sống để sửa chữa hoặc thay thế các mô hoặc các cơ quan chức năng bị mất do bị tổn thương hoặc do bệnh tật.

Đây là bước đột phá đối với sức khỏe con người cũng như động vật. Theo TS Nagy, iPS từ ngựa mang lại tiềm năng điều trị mới trong lĩnh vực thú y và mở ra cơ hội ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trước tiên ở ngựa, sau đó tiến hành nghiên cứu lâm sàng ở người. Đồng thời, liệu pháp này là mô hình tái tạo gần gũi với con người hơn so với tế bào gốc từ chuột.
 
Last edited by a moderator:
L

leejun502

Rất chi là cảm ơn bạn!!! hj, mà bạn có thể bổ sung thêm hình giùm mình được không?:) à mà bạn có thể đưa link bài viết về nó, để mình có thể coppy đầy đủ thông tin hơn và là công nghệ tế bào nhé bạn. Và có 1 câu hỏi mình ko biết sao: "nhân bản vô tính là công nghệ gen hay công nghệ tế bào". thanks bạn nhìu. Cố gắng giúp mình nhé >"< còn 3 bữa nữa là nộp bài rồi ~_~
 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

Và có 1 câu hỏi mình ko biết sao: "nhân bản vô tính là công nghệ gen hay công nghệ tế bào". thanks bạn nhìu. Cố gắng giúp mình nhé >"< còn 3 bữa nữa là nộp bài rồi ~_~
Là công nhgệ TB mà bạn :), khái niệm cảu nó đã nói rất rõ điềug đó:Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
 
Top Bottom