V
viethoang1999
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ
I. Định nghĩa:
Là bất phương trình (BPT) có ẩn dưới dấu căn thức.
II. Các phương pháp giải:
Nhìn chung, các phương pháp giải BPT vô tỉ cũng tương tự như PT vô tỉ. Tuy nhiên nó cũng có điểm khác biệt (về phần điều kiện...). BPT vô tỉ không có cách giải tổng quát, chúng ta phải tùy cơ ứng biến. Việc phân chia ra các phương pháp giải BPT vô tỉ cũng chỉ mang tính chất tương đối, tùy quan điểm từng người (Ở đây chỉ nêu ra vài phương pháp cơ bản đại diện của lớp 10). Mỗi bài BPT có thể có nhiều cách giải, chúng ta nên cân nhắc dùng phương pháp nào cho hiệu quả, ngắn gọn nhất. Tuy nhiên cũng có BPT không giải được bằng phương pháp nào, khi đó người làm toán cần linh hoạt tìm ra phương pháp giải...
1) Phương pháp biến đổi tương đương:
a) Phương pháp:
Với $n$ chẵn.
Dạng 1: $\sqrt[n]{f(x)}\le g(x)$\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}g(x)\ge 0 & & \\ f(x)\ge 0 & & \\ f(x)\le \left [g(x) \right ]^n \end{matrix}\right.$
Dạng 2: $\sqrt[n]{f(x)}\ge g(x)$\Leftrightarrow $\begin{bmatrix}\left\{\begin{matrix}g(x <0 & & \\ f(x)\ge 0 & & \end{matrix}\right. & & \\ ~~~~~~~\left\{\begin{matrix}g(x)\ge 0 & & \\ f(x)\ge \left [g(x) \right ]^n & & \end{matrix}\right. & & \end{bmatrix}$
Dạng 3: $\sqrt{f(x)}+\sqrt{g(x)}\ge \sqrt{h(x)}$\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}f(x)\ge 0
& & \\ g(x)\ge 0
& & \\ h(x)\ge 0
& & \\ f(x)+g(x)+2\sqrt{f(x).g(x)}\ge h(x)
\end{matrix}\right.$
Nếu $\sqrt{f(x)}+\sqrt{g(x)}\le \sqrt{h(x)}$ thì không cần điều kiện $h(x)\ge 0$ nữa.
Chú ý: $A^2B\ge 0$\Leftrightarrow $\begin{bmatrix}A=0 & & \\ \left\{\begin{matrix}A\ne 0 & & \\ B\ge 0 & & \end{matrix}\right. & & \end{bmatrix}$
Tương tự với $A^2B\le 0$
Một số bạn thường quên đi trường hợp $A=0$, vì khi $A=0$ thì $B$ âm cũng được hết ...
b) Bài tập:
1) $\sqrt{x^2+6x+8}\le 2x+3$
2) $\sqrt{x^2-3x-10}+2<x$
3) $x-3\sqrt{x+1}+3>0$
4) $\sqrt{x^2-4x+5}+2x\ge 3$
5) $\dfrac{\sqrt{2-x}+4x-3}{x}\ge 2$
6) $\dfrac{\sqrt{51-2x-x^2}}{1-x}\le 1$
7) $\dfrac{1-\sqrt{1-4x^2}}{x}\ge 2$
Bài tập đã giải sẽ được tô màu đỏ. Khi làm bài các bạn trích dẫn đề bài ra cho mọi người tiện xem.
Last edited by a moderator: