Sử 12 Có thể bạn chưa biết

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cuộc chiến màu sắc, cuộc chiến âm thanh và chuyện chọi cờ trong chiến tranh Việt Nam

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết về cây cầu Hiền Lương và dòng sông Bến Hải, ranh giới đã chia cắt đất nước suốt 21 năm trời (1954-1975).
Có rất nhiều những câu chuyện thú vị xung quanh cây cầu và hai bên bờ giới tuyến này.
1. Cuộc chiến màu sắc:
Ở giữa cầu Hiền Lương có một vạch màu trắng chia đôi ranh giới. Phía Việt Nam Cộng hòa liên tục chủ động sơn các màu khác nhau để tạo ra sự đối lập giữa hai miền, tuy nhiên phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn sơn cho giống để thống nhất. Ban đầu VNCH sơn màu xanh một nửa cầu, phía VNDCCH liên sơn xanh phần còn lại, cây cầu trở thành màu xanh. Tiếp đó phía VNCH sơn nửa cầu thành màu nâu, phía ta tiếp tục sơn lại thành màu nâu. Hễ phía địch sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập thì ngay lập tức phía ta liền sơn lại cho giống. Cuối cùng vào năm 1975, cây cầu có chung một màu xanh thống nhất.
2. Cuộc chiến âm thanh:
Hai bên bờ không có tiếng súng, nhưng cuộc chiến âm thanh diễn ra rất gay gắt.
Lúc đầu, ta cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh được phân bố thành 5 cụm trong chiều dài 1.500m ở bờ Bắc, mỗi cụm gồm 24 loa có công suất 25W.
Tuy nhiên hệ thống loa này không thể át được các loa do Tây Đức, Úc cung cấp phát với âm thanh lớn hơn của địch. ta bèn tăng thêm 8 loa có công suất 50W và 1 loa có công suất 250W được viện trợ từ Liên Xô. Ngược lại địch được Mĩ viện trợ cho những loại loa tối tân hơn, vang xa hàng chục cây số.
Vào đầu năm 1960, một giàn loa của Mỹ với công suất của mỗi loa lên tới hàng trăm W được chuyển đến và đặt tại bờ Nam sông Bến Hải. Lúc bấy giờ chính quyền địch tuyên bố: "Hệ thống loa "nói vỡ kính" này sẽ vang tận Quảng Bình, dân bờ Bắc sẽ nghe rõ tiếng nói của "chánh nghĩa Quốc gia"! Không chịu thua, lúc bấy giờ ta đã lắp đặt chiếc loa có công suất 500W với đường kính rộng đến 1,7m và bổ sung thêm 20 loa loại 50W, 4 loa loại 250W của Liên Xô tại chiến tuyến Bến Hải. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa hơn 10km.
Mỗi ngày buổi phát thanh kéo dài 14-15 tiếng đồng hồ, có khi phát vào lúc 1 - 2 giờ sáng, mở hết công suất làm người dân cả hai bờ đều nghe thấy.
3. Chọi cờ:
Lúc đầu, ta làm một cột cờ bằng cây phi lao cao 12m để treo một lá cờ có khổ 3,2m x 4,8m. Ở bờ Nam, Pháp cắm cờ trên nóc lô cốt cao 15m. Ta đã tìm bằng được một cây gỗ cao 18m, cao hơn cột cờ của Pháp 3m và treo một lá cờ bằng vải sa tanh rộng 24m.
Ngay sau đó, Ngô Đình Diệm đã cho dựng một trụ cờ bằng xi măng cốt thép cao 30m tại bờ Nam. Trên đỉnh treo một lá cờ Việt Nam Cộng hòa lớn, có hệ thống đèn huỳnh quang nhấp nháy đủ màu.
Tháng 7 – 1957, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đã gia công một cột cờ bằng thép ống cao 34,5m tại Hà Nội rồi vận chuyển vào giới tuyến. Trên đỉnh cột cờ gắn một ngôi sao bằng đồng có đường kính 1,2m, 5 đỉnh ngôi sao gắn một chùm bóng điện loại 500W, lá cờ rộng 108m2.
Địch đã xây tiếp cột cờ của họ lên thành 35m và cất loa: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn chọi cờ nhưng chọi sao nổi với Quốc gia".
Năm 1962, thêm một lần nữa, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam gia công một cột cờ cao 38,6m rồi chuyển vào dựng ở Hiền Lương, kéo lên lá cờ đại 134m2, nặng 15kg, cách đỉnh 10m có một cabin để lính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng treo và thu cờ. Cột cờ này được xem là cột cờ cao nhất giới tuyến.

Nguồn: fanpage Diễn đàn khối C, người viết: Hồ Như Hiển

articles_1434181116_4a8a08f09d37b73795649038408b5f33.jpg

articles_1434181420_080ee1374d2db0303ee1007623368237.jpg

articles_1434181542_c5668157071d490c77c1ac35b5303fd3.jpg
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Bên cạnh việc đấu loa, đấu cờ, còn có những khoảng khắc quân nhân 2 bên giao lưu với nhau, thật gần gũi thân thiện
IMG_7210-83fc6.JPG
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân
Top Bottom