Sử 12 Chuyên đề: lịch sử Việt Nam 1925-1930

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1925 – 1930)
I.Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
+ Sự thành lập:
- Nhìn thấy yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam cần có một tổ chức quá độ để tuyên truyền chủ nghĩa Múc-Lênin, thức tỉnh và tổ chức quần chúng đấu tranh, cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã.
- Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã giác ngộ và lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn.
-Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ
chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
+ Thành phần: Công nhân, tri thức và thanh niên yêu nước
+ Hoạt động: Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt động.
- Báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số
đầu tiên ngày 21/6/1925.
- Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện ở Quảng Châu được tập hợp in thành cuốn “Đường kích mệnh". Báo Thanh niên và tác phẩm "Đường kách mệnh" đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của hội để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân trong nước.
- Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hoá" để tuyên truyền vận động
cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
2. Tân Việt cách mạng Đảng
- Thành lập tháng 7/1925, trải qua nhiều lần đổi tên. Đến tháng 7/1928 quyết định đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng.
- Thành phần. Tiểu tư sản, học sinh, sinh viên
- Nhiệm vụ, mục tiêu: Lãnh đạo quần chúng ở trong trước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới, đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái. Hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phát triển mạnh nên bị phân hoá thành hai bộ phận. Một bộ phận gia nhập Hội VNCMTN, bộ phận còn lại chuẩn bị tiến tới thành lập chính quyền
3. Việt Nam Quốc dân Đảng
- Thành lập: 25/12/1927 do Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức
Chính lãnh đạo
- Thành phần:Tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ, học sinh, sinh viên, binh lính...
-Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc, xoá bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
- Hoạt động và kết qủa: Tổ chức vụ ám sát trùm mô phủ Badanh. Trong tinh thể hệ thực dân Pháp tiến hành khủng bố di man. Việt Nam Quốc dâu dáng tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái nhưng nhanh chóng bị thất bại, đánh dấu sự kết thúc vai trò của Việt Nam. Quốc dân đồng và khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản.
2. Phong trào công nhân (1926 - 1929):
* Phong trào đấu tranh
- Năm 1926 - 1927: 27 cuộc đấu tranh của công nhân
- Năm 1928 - 1929: Sau khi có chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền vận động cách mạng nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Do đó, phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, đã có 40 cuộc đấu tranh đánh ra từ Bắc chí Nam, ở các trung tâm kinh tế, chính trị.
+ Đặc điểm:
- Phong trào công nhân nổ ra liên tục, rộng khắp cả nước, bước đầu đã liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương thành phong trào chung.
- Các cuộc đấu tranh đã mang tính chất chính trị, có sự lãnh đạo và phối hợp rất chặt chẽ. Khẩu hiệu đấu tranh ngày càng nâng lên dần từ đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế chuyển sang đấu tranh đòi quyền lợi chính trị. Trình độ chính trị của giai cấp công nhân được nâng lên rõ rệt, phong trào công nhân đã chuyển sang giai đoạn tự giác, giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng tiên phong trong phong trào dân tộc dân chủ
3. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
a. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929

+ Hoàn cảnh:
- Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển, kết thành một làn sống dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng
-Trước tình hình đó, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên không còn đủ sức lĩnh đạo cách mạng. Xuất hiện yêu cầu mới thành lập Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng.
- Tháng 3/1929: các hội viên tiên tiến ở Bắc Kỳ thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên tại Hà Nội để chuẩn bị thành lập đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam Cm thanh niên
* Quá trình thành lập.
Đông Dương Cộng Sản Đảng
–Tháng 5/1929, tại Đại hội của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Hương Cảng Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đề nghị thành lập đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận. Họ rút khỏi đại hội về nước
- Ngày 17/611929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp đại hội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ vắn tắt, làm cơ quan ngôn luận
* An Nam Cộng sản Đảng: Tháng 8/1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Nam Kỳ quyết định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.
* Đông Dương Cộng sản liên đoàn: Tháng 9/1929, những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt cũng quyết định tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929)
* Ý nghĩa
* Thể hiện xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo khuynh hướng vô sản, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam
- Tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Hoàn cảnh:
-Từ năm 1929 đến đầu năm 1930, phong trào dân tộc dân chủ, đặc biệt phong trào công nhân ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, trong đó giai cấp công nhân trở thành lực lương tiền phong. Thực tiễn đó, đòi hỏi cấp thiết sự lãnh đạo của một đảng cộng sản thống nhất
- Trong khi đó, ở Việt Nam đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản, hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. Điều đó, không phù hợp với lợi ích của cách mạng và nguyên tắc tổ chức của đảng cộng sản.
-Trước tình hình đó, với cương vị là phải viên của Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vào ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc).
+ Nội dung
- Hội nghị đã thảo luận và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt ...do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng. Ngày 24 2/1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Tại sao mới Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã tạo nên một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam )
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh gia cấp trong thời đại mới, là sự lựa chọn của lịch sử trong mấy thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Đăng tin phim của vật kết hợp chủ nghĩa Mic – Lênin và phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ XX.
- Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam chấm dứt tiền kỳ khủng hoàng về đường lối cứu nước và đất dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, có đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung tình nguyện suốt đời hi sinh cho lí tưởng của Đảng, cho độc lập dân tộc và tự do của nhân dân
- Ra đời xây dựng lực lượng mới cho cách mạng với nòng cốt là liên minh công - nông. Trên cơ sở đó tập hợp rộng rãi các giai cấp, tầng lớp khác vào mặt trận dân tộc để cô lập và phân hoá kẻ thù, từ đó tiến lên đánh để chúng
- Đảng ra đời đã vạch ra được phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đến. Đó là phương pháp đấu tranh cách mạng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác lênin
- Đảng ra đời đã làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận không khít của cách mạng thế giới. Từ đây, cách mạng Việt Nam luôn nhận được ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng trên thế giới.
- Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
d. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
- Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phân cách mạng, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công - nông, tịch thu ruộng đất của đế quốc và phong kiến chia cho dân cây nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
- Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú, nông, trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
-Vị trí cách mạng: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách h mạng
-Lãnh đạo cách mạng: Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam .. đội tiền phong của gồm cấp công nhân lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là Cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng dẫn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh. Đó là ngọn cờ cách mạng chơi lọi soi đường dẫn lối cho nhân dân ta tiến lên trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
 
Top Bottom