Văn 10 Chuẩn bị chủ đề : "Văn hóa Tây Nguyên"

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chuyện là nhóm của bọn em bốc trúng soạn phần "Văn hóa Tây Nguyên" để chuẩn bị cho bài "Chiến thắng Mtao Mxây" tiết tới. Phần của bọn em chuẩn bị là tập trung vào phần văn hóa nghệ thuật (các văn hóa khác không cần quan tâm) được chia theo 2 mảng:
  • Nhấn mạnh phong tục, lễ hội Tây Nguyên
  • Giới thiệu đặc điểm con người và trang phục Tây Nguyên
Em định giới thiệu một vài nét về Tây Nguyên (là một trong những vùng văn hóa lớn của nước ta..) làm phần dẫn cho phần "Phong tục và lễ hội". Nhưng đến phần "Phong tục và lễ hội" em lại chưa biết triển các ý như nào? :Tonton23
Tiện anh/chị/bạn làm luôn dàn ý về cả 2 mảng càng tốt ạ! Em cảm ơn ạ! :Tonton18

@Phạm Đình Tài @Trần Tuyết Khả
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị hướng em cách làm phần "Văn hóa Tây Nguyên" nhé.

1. Tổng quan về Tây Nguyên:
1.1. Vị trí địa lý & đặc điểm tự nhiên:
- Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu:
+ Bắc Tây Nguyên gồm 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai
+ Trung Tây Nguyên gồm 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông
+ Nam Tây Nguyên tức tỉnh Lâm Đồng

- Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn.

Nói chung là giới thiệu về địa lý nơi đây, nếu muốn biết chi tiết hơn thì em có thể hỏi box Địa nha :D

1.2. Dân cư & văn hóa (phần này dùng để dẫn dắt vào phong tục & lễ hội):
- Tây Nguyên là nơi có nhiều dân tộc thiểu số chẳng hạn Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông,... cư trú
- Lễ hội là một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.
+ Là tinh hoa văn hóa vật thể và phi vật thể ẩn chứa trong từng điệu nhảy, từng tiếng trống, từng lời ca, v.v vang vọng núi rừng Tây Nguyên
+ Lễ hội là đại diện cho sức mạnh tinh thần của người dân vùng Tây Nguyên

2. Phong tục và lễ hội:
Ở Tây Nguyên hiện vẫn lưu lại nhiều tập tục cổ xưa và cũng có những nơi đã và đang thay đổi dần để phù hợp với vốn sống của người Tây Nguyên khi hòa nhập với các vùng đất khác.

2.1. Lễ hội:
- Lễ hội cồng chiêng:
+ Tiếng chiêng mang lại những điều thiêng liêng cho cuộc sống của con người vùng đất Tây Nguyên. Đối với họ, mỗi khi nghe tiếng chiêng như cảm nhận thấy được sống trong một không gian thanh cao, tâm linh và huyền ảo.
+ Tiếng cồng chiêng còn đem tới cho đời sống của người Tây Nguyên sự lãng mạn.
+ Bên cạnh đó, chứa đựng bên trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần và thậm chí việc sỡ hữu cồng và chiêng tức là thể hiện giàu có và quyền thế, đồng thời cũng là vật che chắn, bảo vệ cho gia đình cho những con người nơi đây
- Sử thi Tây Nguyên:
+ Sử thi hình thành trên nền tảng văn hóa, văn nghệ dân gian thời sơ sử và cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại.
+ Thần thoại thường gắn liền với phong tục, tập quán, các nghi lễ truyền thống và ca múa nhạc nguyên thủy.
=> Những truyện sử thi phát xuất từ chính phong tục tập quán và tín ngưỡng của con người nơi đây hướng đến trong cuộc sống sinh hoạt của chính họ.

Ngoài ra, em có thể nói đến lễ hội đâm trâu, đua voi, lễ cúng Thần Lúa, v.v nữa nha. Nhưng theo chị, nói rõ 2 lễ hội trên là được rồi.
2.2. Phong tục Tây Nguyên:
- Tục cưới vợ:
+ Mỗi một dân tộc có tục cưới hỏi riêng.
+ Lấy ví dụ về người Ê đê (như Đăm Săn) nha:
~ Trong đám cưới thì chàng rể đến nhà gái, bạn bè của chú rể sẽ chạy trước đón đường và té nước vào người cô dâu và chú rể.
~ Song song với đó, nhà gái phải nộp cho những người té nước một số lễ vật.
~ Người Ê Đê thường có tục gửi dâu, họ hàng nhà gái dẫn cháu gái đến nhà chồng chưa cưới ở như con trong gia đình. Và thời gian gửi dâu càng lâu thì sính lễ nhà gái phải nộp cho nhà trai càng được giảm xuống.
- Tục ăn trộm ngày Tết ở người Lô Lô:
+ Quan niệm của người Lô Lô với tục này là nếu ai đó mang về nhà được một chút gì trong thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới thì gia đình đó sẽ gặp được nhiều điều tốt lành, làm nương được mùa.
+ Đi ăn trộm để lấy may nên không lấy nhiều, không lấy những đồ vật có giá trị, chỉ là củ hành, củ tỏi, là cây rau, thanh củi nhỏ… và tất nhiên là không lấy cái của gia đình mình.
+ Người Lô Lô thường sẽ lấy trộm mỗi thứ 12 cái, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Nếu chưa lấy được đủ con số 12 mà bị phát hiện thì sẽ phải bỏ chạy và năm sau phải kiêng kỵ không được làm những công việc lớn vào tháng ứng với con số ăn trộm bị phát hiện bỏ chạy đó.

Ngoài ra còn có tục bắt chồng, tục đặt tên và lễ thổi tai, v.v nữa ý. Em có thể tìm hiểu thêm nha.

Trên đây, là gợi ý của chị để làm bài về văn hóa Tây Nguyên. Nếu em có thắc mắc thì có thể phản hồi để hỏi lại chị nè. Chúc em học tốt ^^
 
Top Bottom