"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Cuộc đời phù phiếm, chật hẹp của cá nhân nhờ văn chương trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần"
Suy nghĩ về ý kiến trên? Chọn và phân tích một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 10. Trình bày những tình cảm mà văn chương mang lại cho anh/chị.
Dàn ý
*MB:
- Dẵn dắt vào vấn đề nghị luận
- Trích dẵn nguyên văn, ý kiến, quan điểm.
- Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm được chọn. Đoạn trích Trao Duyên trong tác phầm Truyện Kiều của Nguyễn Du
* Thân bài:
- Giải thích nhận định:
+"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có." Văn chương thật kì diệu biết bao, nó giúp con người ta hình thành những tình cảm, những rung động, khao khát và những mơ ước chưa từng có trong đời.
+"Cuộc đời phù phiếm, chật hẹp của cá nhân nhờ văn chương trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần" . Những tình cảm giản đơn, gần gủi như tình yêu gia đình , yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống đều được nuôi nấng và bồi dấp bởi văn chương. Văn chương giúp chúng ta biết yêu thương, biết cảm thông, biết cho đi nhiều hơn nữa.
=> Câu nói đã khẳng định tầm quan trọng của văn chương đối với cuộc sống con người.
- Phân tích, bàn luận, chứng minh thông qua đoạn trích truyện Khiều
+ Tác giả, tác phẩm:Nguyến Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam , ông được xem là thiên tài văn học với nhiều tác phẩm có giá trị cao về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Trong đó Truyện Kiều được xem là kiệt tác số một của Nguyện Du, là niềm tự hào của của cả nền văn học nước nhà. Đoạn trích trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu, mang lại nhiều cảm xúc, tình cảm cho người đọc
Cậy em , em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
+Hai cầu mở đầu đoạn trích chính là lời lẽ trao duyên của Thúy Kiều dành cho Thúy Vân.
• Các từ ngữ được sử dụng như lạy, thưa , chịu, thể hiện sự cầu khẩn tha thiết, khiến cho người đối diện không thể chối từ.
=> Qua cách nói thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều
=> Sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du
- Lí lẽ trao duyên mà Kiều đưa ra:
Giữa đường đứt ghánh tương tư
Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề.
+Bằng việc sử dụng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã góp phàn vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim Trọng Thúy Kiều. Nó gợi lên cho người đọc những cảm xúc rung động, bồi hồi pha lẵn sự tiếc nuối cho một mối tính sâu sắt, thủy chung
=> Câu thơ đã khắc họa vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa, chung thủy và son sắt một lòng dù cho có dở giang đứt đoạn
-Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em.
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Gậm cười chín suối hãy còn thơm lây
+ Chuyện tình yêu đang êm đềm, hạnh phúc thì sóng gió ập tới với gia đình làm Thúy Kiều phải lỡ dở tình duyên.
+ Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình để giữ tròn chử hiếu.
• Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
=> Nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ "hiếu".Hiếu thảo với cha mẹ là điều quan trọng, là sự ưu tiên hàng đầu của mỗi người
•Kiều mong em mình sẽ nghĩ tình cảm chị em ruột thịt mà chấp nhận mối duyên này. Máu mủ ruột rà phải yêu thương, giúp đỡ nhau, cùng nhau gánh vác trọng trách.
=> Tình cảm gia đình mà cụ thể là tình cảm chị em được khắc họa vô cùng sâu sắt và cảm động.
+ Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”:
• nói về cái chết đầy mãn nguyện và cảm kích của Thúy Kiều nếu thật sự được Thúy Vân đồng ý.
=> Nói lên phần sự quan trọng của tình yêu và gia đình đối với Thúy Kiều, nó quan trọng hơn bất cứ thứ gì của cô và thẩm chí là tính mạng.
=> Lòng biết ơn, thái độ cảm kích khi nhận được sự giúp đỡ của người khác.
=>Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
-.cảnh Kiều trao kỉ vật
- Kỉ vật; Chiếc vành, bức tờ mây
• Những vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc giữa hai người .
•Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.
=> Đoạn trích đã không những luyện cho ta những tình cảm sẵn có , để chúng ngày càng sâu sắt, và ý nghĩa. Mà ní còn khơi lên trong lòng người đọc thứ tình cảm mới lạ. Đó chính là sự cảm thông, chân yêu sâu sắc đến những người phụ nữa tài sắc vẹn toàn nhưng lại chịu đủ bất hạnh đắng cay, chịu đủ sự dày dò của ách phong kiến thối nát đương thời, để rồi thân liễu yếu đào tơ kia phải ghánh vác mọi ghành nặng, mọi tủi nhục và phải từ bỏ đi hạnh phúc vốn có của mình. Và Nguyễn Du đã thành công trong việc khơi gợi tình cảm đó cho người đọc.
-Lời dặn dò của Kiều: Kiều dự cảm về cái chết
+Hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh gợi về cái chết: hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan
•Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận. Hồn không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng
• Ta thấy được sự đau đớn, đầy tuyệt vọng của Kiều, đồng thời thể hiện tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim ; trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.
=> Cuộc đời của Kiều không là ngoại lệ , bởi chúng ta không thể nào biết, có bao nhiêu người phụ nữa đã bị đọa đày, áp bức bởi sự bất công của xã hội đương thời. Thế nhưng tại sao chỉ có Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du mới làm ta ý thức được điều đó. Bởi cuộc sống thật sự rất hạn hẹp, và vô vị chỉ khi nó xuất hiện trong văn chương thì những hình ảnh đó mới trở nên thật gần gủi thiết thực và to lớn. Nó giúp ta thấu hiểu được những thứ chưa thể thấu hiểu, nhìn thấy được những điều mình đã bỏ qua.
=> Những ý nghĩa mà tác phẩm đem lại là quá lớn, người đọc vừa có thể bồi đấp những thứ tình cảm chân phương, gần gủi vừa hình thành tinh thần nhân đạo, khả năng cảm thụ cuộc sống và số phận con người.
-Khẳng định lại tầm quan trọng và đúng đắn của ý kiến.
*KB
- Suy nghĩ về nhận định , về những giá trị tình cảm mà đoạn trích trao duyên đem lại cho người đọc.