Cho mình 1 dàn ý đi các bạn

X

xt390

Mình còn nhớ mang máng hồi lớp 7 học cái này,đại thể là thế này:
1-Mở bài:Dựa vào kho tục ngữ,ca dao VN,(tủ đó:D)
2-Thân bài:
a- Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".
giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
b- Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ,lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi nguời dễ nhớ,dế hiểu
c- Phân tích.bình luận trên các khía cạnh
-Tác dụng của việc học hỏi,cầu thân với những người tốt(vế 2),(đáng lẽ làm vế 1 truớc nhưng mình thấy thế này nó thuận hơn)
-Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu
- Nhớ đưa dẫn chứng vào nha

dẫn chứng theo 2 mặt:những ngưòi nổi tiếng và1 vài tấm gương quen biết,cậu giới thiệu sơ qua về họ,đặc biệt là các người quen biết ý,sẽ làm nguời chấm tin tưởng
d-Cậu nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên,có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thể như:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng,Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng định lại ý kiến bạn đầu ở phận c:tác dụng.
3-Kết bài
Khẳng định lại ý ở đầu bài,tục ngữ nước ta đúng là túi khôn ...:D
Theo mình hết rồi đó,mình văn bình thường chỉ khuyên bạn thế thôi,có gì đùng chê mình dốt nha.
 
G

Godot

Cám ơn xt390 nhiều.

Anh xin bổ sung một chút về bài viết "Bình luận câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Đúng như xt390 đã viết, cấu trúc bài văn sẽ gồm 3 phần cơ bản:
- Giải thích nội dung câu tục ngữ:
+ Giải thích nghĩa đen: đi từ các từ ngữ, hình ảnh cụ thể, gần gũi mà mang tính biểu tượng: "mực, đèn, gần, xa, đen, rạng" (có lưu ý đến hình thức lặp cấu trúc của câu như xt390 đã nói). Nghĩa đen của câu tục ngữ nói lên một hiện tượng thường thấy trong hiện thực: ở gần mực thì dễ bị dính màu đen (ngày xưa các cụ viết mực tàu đen chứ không phải viết bằng các thứ mực màu như bây giờ :D), ở gần đèn thì cũng được chiếu sáng.
+ Giải thích nghĩa bóng: nêu lên ý nghĩa, lời khuyên của tác giả dân gian: phải biết "chọn bạn mà chơi", phải lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có tài năng để học tập (chọn môi trường lành mạnh mới có thể phát triển được nhân cách tốt đẹp), tránh xa môi trường (con người) xấu.

- Bình luận câu tục ngữ
+ Nói lên tính đúng đắn, ý nghĩa, giá trị của câu tục ngữ (phần này xt390 đã viết khá đầy đủ).
+ Lật lại vấn đề để nhìn nhận một cách toàn diện hơn: có phải cứ "gần mực" (sống trong môi trường xấu) "thì đen" (bị lây nhiễm những thói hư tật xấu) không? Và có phải cứ "gần đèn" (ở trong môi trường có nhiều điều kiện tốt) thì đều "rạng" (phát triển tốt) không? Ở đây không chỉ có vai trò của môi trường mà còn phải nói đến bản lĩnh của mỗi người, biết vượt lên trên hoàn cảnh sống, môi trường sống để hoàn thiện nhân cách của mình...

- Tổng kết, đánh giá ý nghĩa và tác dụng của câu tục ngữ trong việc khuyên răn con người: phải biết "chọn bạn mà chơi", biết tạo dựng một môi trường thuận lợi để nhân cách phát triển toàn diện.

Đó là một vài góp ý nhỏ của anh. Mong em có được bài viết ưng ý.

@xt390: Bài viết thứ hai của em lặp lại bài trước (do lỗi kĩ thuật) anh đã xóa rồi. Mong em tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng diễn đàn của chúng ta ngày càng phong phú và bổ ích với những bài viết chất lượng như các bài viết vừa rồi. Thân ái.:)
 
X

xt390

Em cám ơn lời khen của anh,thật ra em chưa học văn bình luân đâu nhưng dựa vào dàn của văn giải thích đó.:D
Em phải cám ơn anh về phần bổ sung của anh đó,của em còn sơ sài quá,mong bạn quangti93 sẽ làm văn tôt
 
L

luuminhthanh

Hai chữ kiên trì,nói thì dễ nhưng làm thì ko dễ chút ào.Ở đời,thg. đế chưa sinh ra cái gì là thừa cả : Ngài đã sinh ra khó khăn trc' khi có thành công là để cho con ng` biết đc. cái giá trị và nắm giữ chặt nó trong tay.Không có gì là khó ca,ko có gì là dễ,tất cả là tùy thuộc sự kiên trì,cần cù và chăm chỉ của bạn thôi.Hãy năm giữ chìa khóa của thành công - "kiên trì" bạn nhé...
 
Top Bottom