Cho em hỏi về phần dòng điện xoay chiều

M

mai_hp_03

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài1: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R, L, C hữu hạn khác không. Với C=C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở R có giá trị không đổi và khác không khi thay đổi giá trị R của biến trở. Với C=C1/2 thì điện áp hiệu dụng giữa A và N bằng ?
Bài 2: Hai đầu đoạn mạch RLC, cuộn dây thuần cảm, được duy trì điện áp
u=Uocoswt(V). Thay đổi R, khi điện trở có giá trị R=24 (ôm) thì công suất đạt giá trị cức đại 300W. Hỏi khi điện trở R bằng 18(ôm) thì mạch tiêu thụ công suất bằng bao nhiêu?
Cho em hỏi bài cho biến trơ R thì có phải là R biến thiên không ạ?
Bài toán hỏi tìm R hoặc L hoặc C thì có phải đại lượng đó biến thiên không
 
H

hocmai.vatli

picture.php
 
H

hocmai.vatli

Trả lời em

Bài 2: Hai đầu đoạn mạch RLC, cuộn dây thuần cảm, được duy trì điện áp
u=Uocoswt(V). Thay đổi R, khi điện trở có giá trị R=24 (ôm) thì công suất đạt giá trị cức đại 300W. Hỏi khi điện trở R bằng 18(ôm) thì mạch tiêu thụ công suất bằng bao nhiêu?
Cho em hỏi bài cho biến trơ R thì có phải là R biến thiên không ạ?
Bài toán hỏi tìm R hoặc L hoặc C thì có phải đại lượng đó biến thiên không

Với bài toán thứ 2 là bài toán cực trị. Em tự giải nhé.

Phân tích bài toán: R = 24 Ω thì Pmax = 300 W (sử dụng điều kiện cộng hưởng tìm ra ZL - ZC = ?)
Tính P khi biết R = 18 Ω và ZL - ZC tỉnh ra ở bên trên.

Bài toán cho biến trở R tức là giá trị điện trở biến thiên.
Bài toán tìm R, hoặc L, hoặc C không có nghĩa đây là các giá trị biến thiên. Em phân biệt kĩ nhé
 
Top Bottom