cho em hỏi mấy bài đề đại học các năm trước

M

mai_hp_03

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600(cm^2), quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120(vòng/phút) trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc vơi các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là?

Bài 2: Một tụ điện có điện dung 10^-5 (F) được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Sau đó nối hai bản tụ điện vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1 H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy pi^2=10. Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu( kể từ lúc nối) điện tích trên tụ điện có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu?

Bài 3: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u(A)= 2cos40pit và
u(B)= (40pit +pi) (uA và uB tính bằng mm, t tính bàng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cức đại trên đoạn BM là ?
 
H

hocmai.vatli

Trả lời em

Bài 1: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600(cm^2), quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120(vòng/phút) trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc vơi các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là?

Ta có: e = NBSωcos(ωt+ φ) = 100.0,2.0,06.4π cos(ωt+ φ) = 4,8πcos(ωt+ φ) (V)
Do chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ nên ta có pha φ = π => e = 4,8πcos(ωt+ π) (V)
 
D

dunggttn

Bài 2: Một tụ điện có điện dung 10^-5 (F) được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Sau đó nối hai bản tụ điện vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1 H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy pi^2=10. Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu( kể từ lúc nối) điện tích trên tụ điện có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu?

Ta có: T= 0,02s. theo đầu bài thì t=T/6


Bài 3: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u(A)= 2cos40pit và
u(B)= (40pit +pi) (uA và uB tính bằng mm, t tính bàng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cức đại trên đoạn BM là ?[/Q

Bạn phải chú ý đây là 2 nguồn ngược fa nha
Ban đầu tìm số CĐ trên AB thì dễ dàng bạn tìm được là 26 điểm CĐ
Sau đó tìm số CĐ trên MN bằng cách: AM - AN =(k + 1/2)*lamda => 20căn2 - 20 =(k + 1/2)* 1.5 => k =5,023 => số điểm CĐ trên MN là 5*2 = 10
Tiếp theo tìm số CĐ tren NA hoặc MB: (26 -10 )/2 =8
 
H

hocmai.vatli

Trả lời em

Bài 3: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u(A)= 2cos40pit và
u(B)= (40pit +pi) (uA và uB tính bằng mm, t tính bàng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cức đại trên đoạn BM là ?


Bài giải:
picture.php
 
M

mai_hp_03

bạn ơi bài 2 lam` kiểu ji` thế bạn có thế nói rõ cho mình hiểu không
mình không hiểu bài đó
 
H

hocmai.vatli

Trả lời em

Bài 2: Một tụ điện có điện dung 10^-5 (F) được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Sau đó nối hai bản tụ điện vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1 H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy pi^2=10. Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu( kể từ lúc nối) điện tích trên tụ điện có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu?


Gợi ý bài 2:
Em có thể tính được chu kì T và tần số góc w.
Do tụ bắt đầu phóng điện nên em có thể viết được phương trình điện tích của tụ: q= Q0cos(wt) cm.
Tại t = 0 thì vật ở vị trí biên dương q = Q0.
Sau thời gian t thì điện tích q = Q0/2
Đây là bài toán tương tự như trong dao động điều hòa. Em có thể tự giải được bài toán này rồi đó.
Chúc em thành công trong học tập.
 
Top Bottom