Sử 11 Chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô (1941 - 1945) qua Hồi ký của cựu Tổng thống Gorbachev

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau nạn đói năm 1933, Liên Xô trở lại yên bình. Chúng tôi có truyền thống ra ngoài thảo nguyên hay đi picnic vào ngày nghỉ. Người dân cùng gia đình đi trên xe ngựa hoặc xe bò, thậm chí là đi bộ nếu không quá xa. Trẻ em chơi lapta (một trò chơi như bòng chày) hoặc chizhik, trò đá bóng bằng những quả bóng tự làm. Các bà mẹ nói chuyện, các ông bố trao đổi công việc (có uống và hát). Quá say thì đàn ông đánh nhau, phụ nữ can ngăn bằng cách cùng nhau ngã đè lên người họ (...). Người dân mua được giày dép, vải bông, muối, cá trích, cá khamsa, diêm, cá con muối, nến và xà phòng.
Chủ nhật ngày 22/6/1941, trong một lần đi chơi như thế, một người đàn ông phi ngựa nước đại tới quát lớn: "Chiến tranh" và kêu gọi mọi người tập trung tại quảng trường trung tâm Privolnoye lúc 12 giờ để nghe Molotov phát biểu. Do tại quảng trường không có loa nên người dân thủ sẵn radio để nghe ngóng. Tổng động viên bắt đầu, và từ mùa thu các gia đình bắt đầu nhân giấy báo tử.
Các chiến sĩ biên phòng là những người đầu tiên đối mặt với quân phát xít. Hầu hết bọn họ đều không trở về từ mặt trận; chỉ 5% đàn ông sinh ra trong khoảng thời gian này là sống sót. Nỗi buồn của những người mẹ, người vợ, con và người yêu là vô hạn (....) Tới mùa đông 1941, quân Đức đã tới gần ngoại ô Moskwa và tiến nhanh đến Tagarog, cách Privolnoye chừng 200 km. Ở các làng, người đàn ông chờ đón đọc các tờ báo; cho đến các buổi tối mùa thu và mùa đông, nhưng người phụ nữ tụ tập tại nhà Gorbachev và cậu bé (Mikhail) đọc các bài phóng sự cho họ nghe. Họ bói bài ở lò sưởi và bàn luận về những người chồng của mình.
Mùa đông 1941 thật khắc nghiệt. Ở miền nam chúng tôi, tuyết bắt đầu rơi ngày 8/10. Tuyết và gió kéo dài vài ngày. Tất cả những ngôi nhà đều chìm trong bão tuyết. Khi tuyết tan, người dân trèo ra khỏi nhà và giúp nhau dọn tuyết. Vài tuần liên chúng tôi không có tin tức gì bên ngoài. Sau đó tôi đọc báo biết tin Moskwa vẫn đứng vững, đọc câu chuyện về thiếu niên anh hùng Zoya chống quân Đức trong tập truyện Tanya cho các bà mẹ nghe. Họ chấn động bởi sự tàn bạo của quân Đức.
Mùa đông quá khắc nghiệt khiến cuộc sống người dân quá khó khăn. Nhiều nhà dân dự trữ đủ lương thực, nhưng thức ăn cho gia súc luôn thiếu thốn vì rơm rạ bị tuyết bao phủ gần hết. Nhiều người phụ nữ đi thu hoạch rơm rạ và một số người bị lính của chính quyền Zagotskot bắt giữ - về sau được thả ra.
Mùa hè năm 1942, tôi (Mikhail) theo gia đình di tản sang vùng khác. Một số gia đình đem theo gia súc theo, mang balo với túi; các thùng dầu thì đổ hết xuống dòng sông cạn Yegorlyk, ngũ cốc bị thiêu hủy để không lọt vào tay kẻ thù. Tháng 6/1942, quân Liên Xô rút lui trong hỗn loạn khi tiếng súng, tiếng bom nổ ngày càng gần hơn. Cùng với người hàng xóm, chúng tôi đào hào trên con dốc xuống sông và lần đầu tiên tôi thấy dàn tên lửa Katyusha khai hỏa: những mũi tên bốc lửa bay qua bầu trời với tiếng rít khủng khiếp.
Sau đó là im lặng tới 2 ngày. Gần trưa 3/8, quân Đức tiến nhanh và tập trung đủ tại Privolnoye. Để tránh bị ném bom, chúng chặt hạ những khu vườn để ngụy trang. Quân đội Đức tiến nhanh từ Rostov đến Nalchik không vấp phải kháng cự nào; nhưng khi đang tiến đến mỏ dầu Baku, chúng liên bị quân Liên Xô tổ chức đánh chặn quyết liệt ở Ordzhonikidze (giờ là Vladikavkaz) theo Mệnh lệnh số 227 "Không lùi một bước" của Stalin.
Sau đó quân Đức rút lui, để lại một lực lượng ở Privolnoye và chiếm đóng vùng này. Những kẻ đào ngũ bắt đầu làm tay sai cho người Đức, bắt bớ những người mà chúng nghi là cộng sản, xét xử. Tin đồn về các cuộc hành quyết tập thể ở các thành phố lân cận với hàng nghìn người Do Thái bị bắn ở gần thành phố Mineralnye Vody.
Quân đội ta giải phóng Privolnoye ngày 21/1/1943. Quân Đức rút lui vội vã ra khỏi Bắc Kavkaz; tôi không thể miêu tả được niềm vui khi chúng tôi chào đón các đơn vị Hồng quân.
Nhưng mọi thứ đều tan nát: không máy móc, không gia súc, không hạt giống. Các hộ gia đình dùng bò kéo cày. Vụ mất mùa năm 1943 kéo theo nạn đói đông 1943 và xuân 1944 gây thiệt hại nặng nề. Ở gia đình Gorbachev, hầu như mọi tài sản đều bị đem bán (đôi ủng, bộ vét) để mua ngô. Người mẹ (bà Maria) kể lại, bà đã đổi đồ của cha lấy 3 pút (khoảng 50kg) ngô. Trước đó, bà có thỏa thuận với chồng sẽ chia mỗi thành viên gia đình là 1 pút ngô - thành ra họ mua được 2 pút ngô (32 kg) cho mẹ và con trai. Dân làng thương tình nên mới cho bà xe ngựa để chở ngô. Số ngô bà mua về đã cứu sống chúng tôi. Các gia đình khác suy dinh dưỡng và bị phù nề vì đói; nhiều bạn bè và trẻ hàng xóm đến nhà tôi và người mẹ cho chúng thứ gì đó để ăn.
Không có hàng hóa gì chở về làng: quần áo, giày dép, xà phòng, muối, nến, diêm.... nên chúng tôi học cách sửa quần áo và giày. Khi quần áo không còn vá được nữa, chúng tôi trồng cây gai dầu. Đến mùa thì thu hoạch lại, buộc thành búi, ngâm xuống sông rồi sau đó phơi khô và đập để lấy sợi, dệt trên khung cửi "kiểu ông bà"
Chúng tôi giặt và trải lông dê, kéo thành sợi và dệt thành quân áo ngoài. Da dê được ngâm nước, làm sạch lông, phơi khô, đập rồi ngâm dầu mazut để rồi đóng thành giày dép; lấy muối từ hồ nước mặn; học cách làm xà phòng. Không có diêm nên chúng tôi dùng đá lửa, ngâm bông trong tro rồi châm lửa, lấy thuốc nổ TNT từ lựu đạn chống tăng để làm diêm. Để chiếu sáng, chúng tôi dùng đèn thờ và đèn dầu từ vỏ đạn pháo. Dân ta thực sự tháo vát và nhẫn nại .....
Với tư liệu về cha mình (ông Sergei): lữ đoàn của Trung tá Kolesnikov tấn công quân Đức ở Krasnodar vào đầu tháng 12/1941 trong 2 tháng. Thiệt hại của lữ đoàn rất cao: 440 người chết, 120 bị thương và 651 người mất tích (cha tôi sống sót). Lữ đoàn sau đó tiến tới Michurinsk để nhập vào Sư đoàn bộ binh 161 của tướng Vatutin. Sư đoàn Vatutin tiến nhanh và phá tan vòng cung Kursk, Ostrogozhsk-Rossoshaskaya và Kharkov, vượt sông Dniepr để bảo vệ cây cầu Bukrinsky phía trước. Theo lời kể của cha, sư đoàn vượt sông Dniepr bằng thuyền của ngư dân, trên bè tự đóng và cả phà, bất cứ cái gì kiếm được trên đường tiến quân với nhiệm vụ đưa súng cối sang bên kia sông. Họ lái phà giữa làn bom đạn về phía ánh sáng lập lòe ở bờ bên kia. Dù khi đó là ban đêm, ông có cảm giác nước sông Dniepr đỏ máu (....) Đến đầu năm 1944, sư đoàn đánh thắng quân Đức nhiều trận ở các chiến dịch Kiev (11 - 12/1943), chiến dịch Prokurovo-Chernovitsy (tháng 4/1944), chiến dịch Lvov-Sandomirsk (7 - 8/1944) giải phóng thành phố Stanislav. Ở trận Karpat, sư đoàn mất 461 chiến sĩ và 1.500 người bị thương.
Tháng 8/1944, quân đội Liên Xô được lệnh đặt sở chỉ huy trên núi Magura vào ban đêm. Núi có rừng che phủ, nhưng đỉnh núi lại trọc nên sở chỉ huy được đặt tại đây. Trinh sát đi tiếp trong khi cha tôi (Thượng sĩ Sergei Gorbachev) làm việc, bỏ gần hết đồ đạc trên chiến hào. Bỗng một tiếng động lớn và tiếng súng phát ra, những người lính tản ra và không ai bị hi sinh. Bóng tối đã cứu họ (...) Sau cuộc đột kích của quân thù, quân Liên Xô dọn mìn và phá hủy đường dây liên lạc của kẻ thù và rút lui khỏi chiến trường để nghỉ ngơi (khoảng 1 tuần). Trong khi đang nghỉ phép, một chiếc máy bay của Đức bay qua đầu họ và dội vài quả bom xuống, làm Thượng sĩ Sergei trúng 2 quả bom - trong đó 1 quả lớn cắt phải chân ông (may là ông không bị sao).
Cha tôi (Thượng sĩ Sergei) kể lại về giai đoạn đầu tuyệt vọng của cuộc chiến khi những người lính Xô viết không có đủ vũ khí và thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Ở Tagarog, vài nghìn lính thủy của Hạm đội Biển Đen ra tăng viện. Những chàng trai trẻ vừa vỡ giọng, họ nói: "Lính đánh bộ các anh, chúng tôi sẽ cho các anh thấy phải chiến đấu ra sao". Một ngày, họ phần khích bởi rượu vodka rồi lắp lưỡi lê xung phong. Lính Đức đáp trả bằng súng cối và đại bác. Cuộc chiến ác liệt: bạn đâm, đấm và bắn như một con thú. Không phải ai cũng dũng cảm làm điều đó. Những người dũng cảm phải mất vài giờ để trở lại bình thường. Mikhail Gorbachev nhớ tiếp: "Cuối tháng 2 - đầu tháng 3/1943, chúng tôi rủ nhau đi tìm chiến lợi phẩm trong rừng rậm; phát hiện thi hài của những người lính Hồng quân hy sinh ở khoảng rừng thuộc Privolnoye và ngôi làng Belaya Glina: những thi thể bị thối rữa, xương sọ trong những mũ sắt rỉ sét, những khúc xương bạc phếch thò ra từ những bộ quần áo mục nát. Gần đó là khẩu súng máy, lựu đạn và hòm đàn pháo". Những người lính vô danh được chôn trong nấm mồ chung, dựng cột tháp tưởng niệm.

(bài này được Thái Minh Quân trích dẫn từ Hồi ký Gorbachev, viết xong vào một ngày cuối tháng 12/2018)
 
Top Bottom