Văn 9 Chiếc lược ngà

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

a. trong đoạn trích người kể đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
b, xác định biện pháp tu từ và nêu ý nghĩa của bptt đó
c, nêu nội dung đoạn trích
d, từ bài thơ bếp lửa và chiếc lược ngà em có suy nghĩ gì về con người VN trong chiến tranh?
@baochau1112 @Phạm Đình Tài
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

a. trong đoạn trích người kể đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
b, xác định biện pháp tu từ và nêu ý nghĩa của bptt đó
c, nêu nội dung đoạn trích
d, từ bài thơ bếp lửa và chiếc lược ngà em có suy nghĩ gì về con người VN trong chiến tranh?
@baochau1112 @Phạm Đình Tài
b. So sánh "Tiếng kêu của nó như tiếng xé,..." -> Tô đậm nét bi thương của chiến tranh phia nghĩa, nỗi đau của sự chia ly, bé Thu phải xa cách bố, miêu tả nội tâm trẻ thơ một cách chân thực, rõ nét.
c. Cảnh chia ly giữa ông Sáu và bé Thu
d.
Bếp lửa - Bằng Việt
- Khắc hoạ những khó khăn, thiếu thốn trong xã hội cũ. Tác giả lấy hình ảnh nạn đói năm 1945 để thể hiện niềm xót xa của mình đối với quê hương.
- Người bà vẫn tần tảo, hy sinh, yêu thương, dạy dỗ con cháu "bà bảo cháu nghe, bà chăm cháu học", ươm mầm cho thế hệ tương lai, thấm đượm bài học về tình bà cháu quấn quýt, san sẻ cho nhau như những vầng sáng diệu kì nơi bếp lửa tình người.
- Không chỉ dành tình yêu cho con cháu, bà còn là người hết sức yêu quê hương, đất nước
+ Tuy chỉ là một người phụ nữ nông thôn thuần phác, thật thà nhưng ẩn đằng sau đó là sự kiên cường, bản lĩnh vững vàng, là sức sống mãnh liệt, dẻo dai. Bà đã giúp mọi người trong gia đình vượt qua nạn đói 1945 để đến bây giờ mỗi khi nghĩ lại cháu vẫn thấy “sống mũi còn cay”.
+ Trong gian khổ khó khăn, bà vẫn không gục ngã. Bà vẫn "vững lòng" dặn cháu:
"Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên"
-> Qua lời bà dặn cháu ta thấy được tâm hồn thật đẹp. Bà là người lo lắng, yêu thương con cháu, nhân hậu và giàu đức hi sinh. Bà muốn con được yên tâm công tác nên đã một mình vượt qua tất cả những khó khăn nơi quê nhà.
- Trong chiến tranh, khát khao về lí tưởng hoà bình đã được các chiến sĩ giác ngộ, đứng lên vì quê hương, cứu lấy dân tộc.

Chiếc Lược Ngà
- Lên án chiến tranh phi nghĩa đè nén lên tình cảm con người.
- Ông Sáu là một người cha cách xa con tám năm nay được trở về quê nhà thì bị con cái hắt hủi, lạnh nhạt. Đó là nỗi đau tận cùng của một người cha khi trở về khao khát được con mình gọi một tiếng "ba". Sự hi vọng cùng niềm khao khát cháy bỏng đã bị thiêu rụi bởi thái độ của bé Thu (nó chạy vào nói má, mặt mày lo sợ,...)
+ Ba ngày là thời gian nhiều nhất có thể ông được ở bên con. Vì thế ông muốn thoả lấp tất cả sự thiếu vắng mà trước giờ con đã phải mang vác cũng như muốn được con yêu quý hay chí ít là nhớ đến mình là một người cha.
+ Vết sẹo trên mặt ông là hậu quả của chiến tranh để lại và nó là nguyên nhân gián tiếp gây nên sự xa cách giữa Thu và cha.
+ Ngày chia tay (liên hệ đoạn văn trên) => Thu yêu thương cha mãnh liệt
+ Khi sắp hi sinh, ông gửi ông Ba trao chiếc lược ngà đến tay con gái -> Làm nảy nở mối quan hệ tốt đẹp khác giữa ông Ba và bé Thu sau này.
  • Cả hai tác phẩm đều khắc hoạ về con người trong thời kì chiến tranh. Ở "Bếp lửa" ta cảm thấy trân trọng những tình cảm đáng quý mà người bà dành cho cháu, cho quê hương và cho cách mạng, đồng thời thể hiện nỗi lòng thương nhớ quê hương da diết của tác giả, những tình cảm thiêng liêng ấy đã soi sáng con người ta vượt khỏi lối sống thờ ơ, lạnh nhạt, nêu cao tư tưởng sống cao đẹp "Uống nước nhớ nguồn". Ở "Chiếc lược ngà" đã cho thấy một tình phụ tử cao đẹp vượt lên những bất công của chiến tranh phi nghĩa, hiện thực éo le, để lại trong lòng người đọc bao ngậm ngùi, xao xuyến => Ở bất cứ nơi đâu, tình cảm gia đình và tình yêu cách mạng vẫn luôn dạt dào tuôn chảy trong tâm hồn con người Việt Nam.
 
  • Like
Reactions: minhthu2k5

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
b. So sánh "Tiếng kêu của nó như tiếng xé,..." -> Tô đậm nét bi thương của chiến tranh phia nghĩa, nỗi đau của sự chia ly, bé Thu phải xa cách bố, miêu tả nội tâm trẻ thơ một cách chân thực, rõ nét.
c. Cảnh chia ly giữa ông Sáu và bé Thu
d.
Bếp lửa - Bằng Việt
- Khắc hoạ những khó khăn, thiếu thốn trong xã hội cũ. Tác giả lấy hình ảnh nạn đói năm 1945 để thể hiện niềm xót xa của mình đối với quê hương.
- Người bà vẫn tần tảo, hy sinh, yêu thương, dạy dỗ con cháu "bà bảo cháu nghe, bà chăm cháu học", ươm mầm cho thế hệ tương lai, thấm đượm bài học về tình bà cháu quấn quýt, san sẻ cho nhau như những vầng sáng diệu kì nơi bếp lửa tình người.
- Không chỉ dành tình yêu cho con cháu, bà còn là người hết sức yêu quê hương, đất nước
+ Tuy chỉ là một người phụ nữ nông thôn thuần phác, thật thà nhưng ẩn đằng sau đó là sự kiên cường, bản lĩnh vững vàng, là sức sống mãnh liệt, dẻo dai. Bà đã giúp mọi người trong gia đình vượt qua nạn đói 1945 để đến bây giờ mỗi khi nghĩ lại cháu vẫn thấy “sống mũi còn cay”.
+ Trong gian khổ khó khăn, bà vẫn không gục ngã. Bà vẫn "vững lòng" dặn cháu:
"Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên"
-> Qua lời bà dặn cháu ta thấy được tâm hồn thật đẹp. Bà là người lo lắng, yêu thương con cháu, nhân hậu và giàu đức hi sinh. Bà muốn con được yên tâm công tác nên đã một mình vượt qua tất cả những khó khăn nơi quê nhà.
- Trong chiến tranh, khát khao về lí tưởng hoà bình đã được các chiến sĩ giác ngộ, đứng lên vì quê hương, cứu lấy dân tộc.

Chiếc Lược Ngà
- Lên án chiến tranh phi nghĩa đè nén lên tình cảm con người.
- Ông Sáu là một người cha cách xa con tám năm nay được trở về quê nhà thì bị con cái hắt hủi, lạnh nhạt. Đó là nỗi đau tận cùng của một người cha khi trở về khao khát được con mình gọi một tiếng "ba". Sự hi vọng cùng niềm khao khát cháy bỏng đã bị thiêu rụi bởi thái độ của bé Thu (nó chạy vào nói má, mặt mày lo sợ,...)
+ Ba ngày là thời gian nhiều nhất có thể ông được ở bên con. Vì thế ông muốn thoả lấp tất cả sự thiếu vắng mà trước giờ con đã phải mang vác cũng như muốn được con yêu quý hay chí ít là nhớ đến mình là một người cha.
+ Vết sẹo trên mặt ông là hậu quả của chiến tranh để lại và nó là nguyên nhân gián tiếp gây nên sự xa cách giữa Thu và cha.
+ Ngày chia tay (liên hệ đoạn văn trên) => Thu yêu thương cha mãnh liệt
+ Khi sắp hi sinh, ông gửi ông Ba trao chiếc lược ngà đến tay con gái -> Làm nảy nở mối quan hệ tốt đẹp khác giữa ông Ba và bé Thu sau này.
  • Cả hai tác phẩm đều khắc hoạ về con người trong thời kì chiến tranh. Ở "Bếp lửa" ta cảm thấy trân trọng những tình cảm đáng quý mà người bà dành cho cháu, cho quê hương và cho cách mạng, đồng thời thể hiện nỗi lòng thương nhớ quê hương da diết của tác giả, những tình cảm thiêng liêng ấy đã soi sáng con người ta vượt khỏi lối sống thờ ơ, lạnh nhạt, nêu cao tư tưởng sống cao đẹp "Uống nước nhớ nguồn". Ở "Chiếc lược ngà" đã cho thấy một tình phụ tử cao đẹp vượt lên những bất công của chiến tranh phi nghĩa, hiện thực éo le, để lại trong lòng người đọc bao ngậm ngùi, xao xuyến => Ở bất cứ nơi đâu, tình cảm gia đình và tình yêu cách mạng vẫn luôn dạt dào tuôn chảy trong tâm hồn con người Việt Nam.
còn câu a thì sao ạ?
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
Câu a mình không hiểu lắm, thường thì phải là "Vi phạm phương châm ..." Chứ nhỉ?
câu Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó có khi nào là phuong châm về chất không nhỉ? dùng từ chắc ấy ạ
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
câu Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó có khi nào là phuong châm về chất không nhỉ? dùng từ chắc ấy ạ
Nếu đúng như vậy thì đề phải là "Vi phạm phương châm nào?" Á cậu. Vi phạm phương châm về chất là đúng rồi.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
mình tưởng dùng từ chắc vào thì là tuân thủ chứ nhỉ?
Phương châm về chất là nói những điều không xác đáng, nói dối, nói sai sự thật, hoặc không tin những gì mình nói. Vì vậy từ "chắc" mang nghĩa không chắc chắn nên là vi phạm nhé giống như phương châm về lượng nói dư thừa hay như vi phạm về phương châm quan hệ vì lạc đề,...
 
Top Bottom