Sinh 9 [Chia sẻ] Một số đề thi học kì I môn Sinh 9

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Yociexpress08Chào các bạn
Để giúp các bạn ôn thi học kỳ môn Sinh đạt kết quả tốt . Hôm nay mình sẽ cung cấp cho các bạn một số đề thi học kì I môn Sinh do mình sưu tầm và biên soạn , kèm theo đáp án và lời giải của từng đề. Các bạn cùng mình tham khảo nhé
;);););)

Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77Yociexp77
:MIM1:MIM1:MIM1:MIM1:MIM1:MIM1:MIM1:MIM1:MIM1:MIM1
:MIM43Trên đây là một số đề thi mà mình sưu tầm được . Các bạn cùng làm đề và so sánh đáp án nhé.
Chúc các bạn học tốt :)
 
Last edited by a moderator:

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Đề số 1

A. Trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Các qui luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở:
A. Cây đậu Hà lan
B. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác
C. Ruồi giấm
D. Trên nhiều loài côn trùng
Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:
A. Vào kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau
Câu 3: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:
A. A, U, G, X
B. A, T, G, X
C. A, D, R, T
D. U, R, D, X
Câu 4: Các nuclêotit trên phân tử ADN liên kết theo NTBS là trường hợp nào sau đây là đúng
A. A – T, G – X
B. A – G, T – X
C. A – X, G – T
D. X – A, T – G
Câu 5: Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy mấy loại cấu trúc khác nhau?
A. 3 Cấu trúc
B. 4 Cấu trúc
C. 5 Cấu trúc
D. 6 Cấu trúc
Câu 6: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là:
A. Đột biến gen
B. Đột biến NST
C. Biến dị tổ hợp
D. Thường biến

B. Tự luận:
Câu 1:
Thường biến là gì? Ý nghĩa của thường biến? Phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 2: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
Mạch 1: - A - T - G - X - T - A - G - T - X - A - G -
Hãy viết đoạn mạch 2 bổ sung với nó?
Câu 3: Trình bày khái niệm đột biến gen và nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
Câu 4: Hai giống thỏ thuần chủng lông trắng và lông đen giao phối với nhau được F1 toàn thỏ màu lông trắng. Khi cho các con F1 giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào?

I. TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi123456
Đáp ánACBABD
[TBODY] [/TBODY]
II. TỰ LUẬN:
Câu 1:

· Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Thường biếnĐột biến
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình
- Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng tương ứng với điều kiện môi trường
- Không di truyền cho thế hệ sau
- Thường có lợi
- Đột biến là những biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền
- Đột biến xuất hiện với tần số thấp, một cách ngẫu nhiên
- Di truyền
- Thường có hại
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2:
Mạch 1: - A - T - G - X - T - A - G - T - X - A - G -
Mạch bổ sung Mạch 2: - T - A - X - G - A - T - X - A - G - T - X -
Câu 3:
* Khái niệm:
· Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
· Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.
* Nguyên nhân: Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN (sao chép nhầm), xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
Câu 4:
Vì F1 toàn thỏ màu lông trắng nên tính trạng màu lông trắng là tính trạng trội có tính trạng màu lông đen là tính trạng lặn.
Qui ước gen: A gen qui định màu lông trắng.
a gen qui định màu lông đen.
Sơ đồ lai: P: Màu lông trắng x Màu lông đen
P: AA x aa
GP: A a
F1: Aa (100% màu lông trắng)
F1 giao phối: Aa (đực) x Aa (cái)
GF1: 1A : 1a 1A : 1a
F2: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 Thỏ lông trắng : 1 Thỏ lông đen
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM:
chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng
1/ Nói "bệnh mù màu, bệnh máu khó đông" là bệnh chỉ mắc ở nam giới có đúng không?
A. Không đúng vì nữ cũng biểu hiện bệnh
B. Đúng vì gen gây bệnh nằm trên X
C. Đúng vì nữ không bao giờ mắc bệnh
D. Đúng vì gen gây bệnh chỉ truyền cho con trai
2/ Từ 20 tinh nguyên bào ở người qua giảm phân sinh ra:
A. 20 tinh trùng B. 40 tinh trùng
C. 60 tinh trùng D. 80 tinh trùng
3/ Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
A. tARN B. mARN C. rARN D. Cả 3 loại nói trên.
4/ Một tế bào của người (2n = 46 NST) đang ở kì sau của nguyên phân,số lượng trong NST đó bằng:
A. 46 B. 23 C. 92 D. 184
5/ Ở những loài giao phối, giới tính thường được xác định trong quá trình nào?
A. Nguyên phân B. Giảm phân
C. Thụ tinh. C. Trao đổi chất.
6/ Cặp NST thứ 21 ở người có 3 NST gây ra bệnh:
A. Ung thư B. Máu khó đông C. Tơcnơ D. Đao
7/ ARN được cấu tạo từ các nguyên tố:
A. C, H, O, N và P B. C, H, O, N.
C. C, H, O và P D. C, H, O.
8/ Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi lượng vật chất di truyền?
A. Lặp đoạn NST B. Thêm đoạn NST
C. Đảo đoạn NST D. Mất đoạn NST
9/ Trẻ đồng sinh cùng trứng là những trẻ:
A. Có kiểu gen giống nhau, kiểu hình khác nhau.
B. Có kiểu gen khác nhau, kiểu hình giống nhau.
C. Có kiểu gen và kiểu hình giống nhau.
D. Có kiểu gen và kiểu hình khác nhau.
10/ Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
A. AA x Aa B. Aa x aa
C. Aa x AA D. AA x AA
11/ Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin:
A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2
C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4
12/ Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở chu kỳ nào của tế bào?
A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa
C. Kỳ sau D. Kỳ trung gian

II/ TỰ LUẬN:
1/
Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của AND và ARN, chức năng.
2/ Một gen có trình tự các nuclêôtit của mạch 1 là: ...ATGXTAGGXXGATGX...
a/ Viết đoạn mạch bổ sung của gen (AND là mạch 2).
b/ Dựa vào mạch 2 bổ sung mạch mARN.
c/ Số lượng axit amin của chuỗi poolipeptit được tổng hợp từ đoạn gen nói trên là bao nhiêu?
3/ Vẽ sơ đồ cơ chế phát sinh thể dị bội? Hãy trình bày nguyên nhân phát sinh và hậu quả như thế nào với con người?
4/ Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Vì sao phải dùng phương pháp này để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?

A /TRẮC NGHIỆM:
1. A 2. D 3. B 4. C 5. C 6. D
7. A 8. C 9. C 10. B 11. A 12. D
B/ TỰ LUẬN
1/

Đại phân tửCấu trúcChức năng
ADNChuỗi xoắn kép (2 mạch)
4 loại nuclêôtít: A, T, G, X
Lưu giữ thông tin di truyền.
Truyền đạt thông tin di truyền
ARNChuỗi xoắn đơn (1 mạch).
4 loại nuclêôtít: A, U, G, X
Truyền đạt thông tin di truyền.
Vận chuyển axit amin.
Tham gia cấu trúc ribôxôm
[TBODY] [/TBODY]
2/
a/ Mạch 2: ...TAXGATXX GGXTAXG...
b/ Mạch mARN: ...AUGXUAGGXXGAUGX...
c/ Số lượng axit amin là: 5 axit amin (vì cứ 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin)
3/ - Vẽ sơ đồ cơ chế
- Nguyên nhân, hậu quả
4/*Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
*Vì:
  • Người sinh sản chậm, đẻ con ít.
  • Về mặt xã hội: Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ngay trên cơ thể người.
  • Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng do hiệu quả cao.
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Đề Số 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1.
Phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1?
A. Aa x Aa B. AA x aa C. Aa x aa D. AA x AA
Câu 2. Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
A. Hợp tử
B. Giao tử
C. Tế bào sinh dục sơ khai
D. Tế bào sinh dưỡng
Câu 3. Trong nguyên phân, các NST đóng xoắn cực đại ở kì nào sau đây?
A . Kì đầu
B . Kì sau
C . Kì giữa
D . Kì cuối
Câu 4. Ruồi giấm có 2n = 8, số nhóm gen liên kết của loài bằng
A. 2
B. 4
C. 8
D.16
Câu 5. Prôtêin không có chức năng nào sau đây?
A. Xúc tác quá trình trao đổi chất
B. Cấu trúc
C. Điều hòa quá trình trao đổi chất
D. Truyền đạt thông tin di truyền
Câu 6. Loại biến dị nào sau đây không di truyền qua sinh sản hữu tính?
A. Thường biến
B. Đột biến gen
C. Đột biến nhiễm sắc thể
D. Biến dị tổ hợp

II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 7:

a. Trình bày nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập.
b. Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng.
Câu 8:
a. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
b. Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit:
– U – U – A – X – U – A – A – U – X – G – A – U –
Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch mARN trên.
Câu 9:
a. Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
b. Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp?
Nêu tên những phương pháp nghiên cứu di truyền người.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1. A 2.
B 3. C
4. B
5. D
6. A
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 7:

  • Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
  • Qui luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Vai trò của NST
  • NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng trong sự di truyền.
  • Nhờ sự tự sao của ADN dẫn đến sự nhân đôi của NST → Các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 8:
Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
  • Mỗi vòng xoắn cao 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 A0
  • Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung.
  • ADN tự nhân đôi theo NTBS và nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn)
Mạch mARN: – U – U – A – X – U – A – A – U – X – G – A – U –
Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen:
Mạch gốc: – A – A – T – G – A – T – T – A – G – X – T – A –
Mạch bổ sung: – T – T – A – X – T – A – A – T – X – G – A – T –
Câu 9:
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.
Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong tự nhiên gây rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
Những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người:
  • Người sinh sản muộn, đẻ ít con.
  • Vì lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.
Các phương pháp nghiên cứu di truyền người:
  • Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
  • Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Đề số 4
A. TRẮC NGHIỆM:
Chọn đáp án đúng
Câu 1: Muốn biết kiểu gen của cơ thể F1 là đồng hợp hay dị hợp, người ta thường dùng phương pháp:
A. lai phân tích C. tự thụ phấn.
B. giao phấn D. lai với một cơ thể đồng hợp trội.
Câu 2: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
A. tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng. C. toàn quả vàng.
B. tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng. D. toàn quả đỏ.
Câu 3: Ở bò sát, cặp NST giới tính của:
A. con cái là XY, con đực là XX.
B. con cái là XX, con đực là XY.
C. con cái là XO, con đực là XX.
D. con cái là XX, con đực là XO.
Câu 4: Từ 10 noãn bào bậc I, qua giảm phân sẽ cho:
A. 10 thể định hướng và 10 trứng.
B. 20 thể định hướng và 20 trứng.
C. 30 thể định hướng và 10 trứng.
D. 30 thể định hướng và 30 trứng.
Câu 5: Các gen phân li độc lập, kiểu gen AaBb có thể tạo ra được những loại giao tử nào?
A. AB, aB, ab C. Ab, aB, ab
B. AB, Ab, aB, ab. D. AB, Ab, aB
Câu 6: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là
A. Aabb C. AABb
B. aaBb D. AaBb
Câu 7: Trong chu kì tế bào, sự tự nhân đôi NST diễn ra ở:
A. kì trung gian. C. kì giữa.
B. kì đầu. D. kì sau và kì cuối.
Câu 8: Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng:
A. trội. C. đồng tính
B. lặn. D. trội không hoàn toàn.
Câu 9: Trong giảm phân, hiện tượng NST kép xoắn cực đại và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra ở kì nào?
A. Kì đầu I. C. Kì giữa I.
B. Kì đầu II. D. Kì giữa II.
Câu 10: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, trong tế bào đó có:
A. 8 NST đơn. C. 16 NST đơn.
B. 8 NST kép. D. 16 NST kép.
Câu 11: Người có 2n = 46. Về lí thuyết số gen liên kết ở người là:
A. 48 C. 24
B. 46 D. 23
Câu 12: Khi cho cây đậu thân cao (A) lai với cây đậu thân thấp (a), F1 thu được tỉ lệ 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp. Kiểu gen của phép lai là:
A. P: AA x aa C. P: Aa x aa
B. P: AA x AA D. P: Aa x Aa
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó và nêu chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng
Câu 2 Thế nào là di truyền liên kết?
Câu 3 Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.
Câu 4 Cho lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau được F1 toàn cà chua quả đỏ. Khi cho các cây F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
Vẽ sơ đồ lai từ P → F2.

I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: B Câu 6: D
Câu 7: A Câu 8: A Câu 9: C Câu 10: A Câu 11: D Câu 12: C
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1 :

- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.
- Nô tả cấu trúc của NST:
+ Ở kì giữa, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em( crômatit), gắn nhau ở tâm động(eo thứ nhất). Tâm động là nơi đính NST vào sợi tơ thoi vô sắc trong thoi phân bào. Một số NST còn có eo thứ hai.
+ Mỗi crômatit gồm chủ yếu một phân tử ADN và prôtêin loại histôn
- Chức năng của NST:
+ NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN.
+ Nhờ sự tự sao của ADN → sự tự nhân đôi NST
+ Nhờ đó các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 2
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân li trong quá trình phân bào.
Câu 3
NST giới tínhNST thường
Chỉ có một cặpCó số cặp lớn hơn 1
Tồn tại thành từng cặp tương đồng(XX), khác nhau giữa cá thể đực và cáiLuôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới tính.
Mang gen quy định tính đực cái và các tính trạng liên quan hoặc không liên quan với giới tính.Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể.
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4

- Theo đề bài P thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, F1 toàn cà chua quả đỏ → Quả đỏ là tính trạng trội, quả vàng là tính trạng lặn.
- Quy ước: Gọi A là gen quy định tính trạng quả đỏ.
Gọi a là gen quy định tính trạng quả vàng.
-Sơ đồ lai:
P: AA x aa
GP A a
F1 Aa
F1 x F1 Aa x Aa
GF1 A , a A, a
- Kết quả: KG F2 1 AA : 2Aa : 1 aa
KH F2 3 quả đỏ : 1 quả vàng
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Đề số 5
I.Trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
1: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì:
A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
B.F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
C.F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
D.F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
2: Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào sau đây là đúng?
A. A + G = T + X B. A + T + G = A + T + X
C. A = T ; G = X D. Cả a, b,c đều đúng
3 : Nếu đời P là AA x aa thì ở F2 sẽ có tỉ lệ các kiểu gen là:
A. AA : 1aa
B.1 AA : 2 Aa : 1 aa
C.AA : 1aa
D.2 Aa : 1 aa
4: Loại ARN nào dưới đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
A. mARN
B.rARN
C.tARN
D.Cả 3 loại trên
5: Vật chất di truyền của cơ thể là:
A. ADN và NST
B.mARN, tARN, rARN
C.Protein
D.Riboxom
6: Ở đậu hà Lan (2n = 14). Hãy cho biết số NST ở kì sau của nguyên phân là:
A. 7
B.14
C.28
D.56
B. Tự luận:
1:
Nêu cơ chế xác định giới tính ở người?
2: So sánh cấu trúc của ADN và ARN?
3: Ở chuột lông xám trội hoàn toàn so với chuột lông trắng. Cho chuột lông xám thuần chủng lai với chuột lông trắng thuần chủng thu được F1. Cho F1 lai với nhau thu được F2 Hãy lập sơ đồ lai từ P đến F2 ?
I.Trắc nghiệm :
Câu123456
Đáp ánCDBAAC
[TBODY] [/TBODY]
II. Tự luận :
1:

Cơ chế :
– Do sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp NST giới tính trong thụ tinh:
+ Trong quá trình phát sinh giao tử: Mẹ mang cặp NST giới tính XX tạo ra trứng duy nhất mang NST giới tính X, bố mang cặp NST giới tính XY tạo ra 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau
1X :1Y
+ Trong thụ tinh: trứng X kết hợp với tinh trùng Y tạo hợp tử XY phát triển thành con trai, trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo hợp tử XX phát triển thành con gái.
2: So sánh cấu trúc của AND và ARN
* Giống nhau:
– Đều được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, N, O, P.
– Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
– Các đơn phân liên kết với nhau thành mạch đơn.
– Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: bazơnitơ, đường C5, H3PO4.
– Các đơn phân tạo thành mạch thẳng với trình tự xác định và đặc trưng.
* Khác nhau:
Cấu trúc ADNCấu trúc ARN
– Gồm 2 mạch xoắn kép. Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X và ngược lại.
– Có chiều dài và khối lượng lớn
– Các đơn phân là : A,T, X,G
– Các Nu là đường C5H10O4
– Liên kết trên mạch đơn khá bền vững.
– Gồm 1 mạch đơn. Được tổng hợp trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen theo nguyên tắc bổ sung: A-U, T-A, G-X, X-G.
– Có chiều dài và khối lượng nhỏ
– Các đơn phân là : A,U,X,G
– Các Nu là đường C5H10O5
– Liên kết trên mạch đơn kém bền vững.
[TBODY] [/TBODY]
3:
* Quy ước:
Gọi gen A là gen qui định tính trạng lông xám →KG lông xám thuần chủng là: AA
Gọi gen a là gen qui định tính trạng lông trắng →KG lông trắng thuần chủng là: aa
* Sơ đồ lai :
P: Lông xám x Lông trắng
AA aa
GP: A a
F1: KG : 100% Aa
KH : 100% Lông xám
F1 x F1: Aa (Lông xám) x Aa (Lông xám)
GF1: A, a A, a
F2: KG: 1AA: 2Aa: 1aa
KH : 3 Lông xám : 1 Lông trắng.
 
Top Bottom