[Chia sẻ] Cách làm tốt bài thi trắc nghiệm môn địa lý.

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

3636_Bi_quyet_1-01.jpg

Tập trung nắm chắc kiến thức cơ bản, ghi nhớ đặc trưng của các vùng miền

Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiến thức được áp dụng tại kỳ thi THPT 2017 chỉ giới hạn trong chương trình lớp 12 nên học sinh cần chú ý ôn tập đầy đủ các kiến thức, kỹ năng của từng chương, từng bài trong chương trình sách giáo khoa. Trước khi tìm đến những kiến thức nâng cao, mỗi thí sinh hãy chắc chắn rằng đã nắm vững kiến thức cơ bản của môn học và có kỹ năng phân tích, nhận xét, khái quát vấn đề.

3637_Bi_quyet_2-01.jpg

Riêng với môn Địa lý, bên cạnh kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa, mỗi thí sinh cần phải thu nhập kiến thức mỗi ngày và ôn luyện thường xuyên. Các thí sinh cần phải ghi nhớ đặc điểm riêng biệt của từng vùng, miền để tránh sự nhầm lẫn khi chọn đáp án trắc nghiệm. Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyên các thí sinh: tuyệt đối tránh việc "học tủ" vì với hình thức thi trắc nghiệm năm nay, việc kiểm tra rộng, phổ biến kiến thức và bao quát hơn so với tự luận.

Biết đọc và phân tích Atlat là một lợi thế

Theo các học sinh THPT nhìn nhận và đánh giá chung, môn Địa lí 12 là một trong những môn nếu hiểu được Atlat là làm được tốt bài. Chính vì thế Atlat có vai trò hết sức quan trọng. Đây cũng là tài liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh mang vào và sử dụng trong phòng thi.

Atlat Địa lý Việt Nam không chỉ phong phú và đa dạng về nội dung các biểu đồ mà còn có các dạng biểu đồ, tranh ảnh... Có nhiều câu hỏi nếu các thí sinh biết vận dụng các trang Atlat sẽ khai thác được một lượng kiến thức tương đối.

3640_Bi_quyet_3-01.jpg

Tuy nhiên, thí sinh cũng không được quá ngộ nhận Atlat là loại tài liệu thay thế cho bất kì nguồn tài liệu địa lý khác. Atlat chỉ có hiệu quả đối với những học sinh có kiến thức và kĩ năng sử dụng nó. Vì thế, các bạn cần nắm chắc kỹ năng phân tích tài liệu đặc biệt này cụ thể là dựa vào Atlat để hiểu các hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp…

Từ đó, mỗi thí sinh mới có thể dễ dàng phân tích đặc điểm của từng vùng miền với những đặc trưng riêng biệt. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, đọc Atlat thường xuyên sẽ giúp các thí sinh khai thác hiệu quả những nội dung do Atlat truyền tải một cách triệt để.

Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vẽ biểu đồ

Với môn thi Địa lý, câu hỏi về biểu đồ vô cùng quan trọng. Nếu thí sinh thờ ơ với câu hỏi về biểu đồ, làm sai lệch thì hiển nhiên khả năng đậu trong kỳ thi tuyển sinh sẽ rất thấp. Trong đề thi Địa lý năm nay sẽ có phần trắc nghiệm kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ nên thí sinh cần nghiêm túc chú trọng vấn đề này.

3643_Bi_quyet_4-01.jpg

Đối với các dạng biểu đồ, chúng ta cần nắm các cụm từ khóa, lời dẫn của từng dạng để khi đọc câu hỏi lên có cụm từ nào thì ta có thể nhận biết ngay dạng biểu đồ đó. Mà để có được kỹ năng đó, mỗi thí sinh cần rèn luyện nhiều về kỹ năng phân tích câu hỏi, nhận biết và vẽ biểu đồ thông qua các cụm từ khóa, lời dẫn nhận biết để xác định loại hình biểu đồ một cách chính xác.

Bên cạnh những lưu ý trên, để hoàn thành tốt kỳ thi THPT 2017, dù ở bất cứ môn nào thì các thí sinh cũng cần lên cho mình một kế hoạch học tập hợp lý. Mỗi thí sinh nên dành thời gian đọc đi đọc lại các nội dung tài liệu, đánh dấu các nội dung cơ bản. Các bạn thí sinh tránh trường hợp "nước đến chân mới nhảy". Bởi nếu có học theo phương pháp nào chăng nữa thì thí sinh cũng sẽ không "theo kịp" kì thi sắp tới.
Nguồn Internet
 
  • Like
Reactions: Snowball fan ken
Top Bottom