Văn 9 Chị em Thúy Kiều

lò lựu đạn

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng mười 2018
396
152
86
24
Bình Định
thpt số 1 phù mỹ

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Cho đoạn trích :
" Vân xem trang trọng khác vời
..........
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
Viết 1 đoạn văn theo phép lập luận qui nạp khoảng 12 câu phân tích nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật.
Lần sau bạn gõ hết đoạn thơ đề tụi mình hỗ trợ dễ hơn nhé
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
Thật không ngoa khi nói Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, với tác phẩm "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã cho ta thấy tài năng của ông, đặc biệt là trong tám câu thơ sau của đoạn trích "Chị em Thúy Kiều":
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
Mở đầu là hình ảnh Thúy Vân, nàng có vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được. Đó là khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, lông mày sắc nét như con ngài, nụ cười đẹp như hoa, tiếng nói trong như ngọc, mái tóc bồng bềnh như mây, da nàng toát lên vẻ đẹp của tuyết. Nàng sở hữu một vẻ đẹp phúc hậu gợi sự đầy đủ viên mãn. Thiên nhiên không chỉ ban tặng cho Thúy Vân nét đẹp khó ai bì kịp mà còn ưu ái dành tặng nàng đặc ân không bị ai ghen ghét, đố kị: mây sẵn sàng thua, tuyết sẵn sàng nhường. Tất cả đã báo trước cuộc đời Thúy Vân sau này sẽ yên ổn, sống hạnh phúc, sung sướng. Như vậy, vẻ đẹp của nàng không bị bó buộc bởi quan niệm xưa của nhân dân ta "hồng nhan bạc mệnh". Sau khi khắc hoạ chân dung Thúy Vân, tác giả đã hết lời ca ngợi về vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều. Bằng biện pháp đòn bẩy, Nguyễn Du đã khéo léo tôn lên vẻ đẹp của Kiều, Vân đã đẹp, Kiều càng đẹp hơn. Nếu khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả chi tiết cụ thể thì miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, ông lại tập trung vào tả đôi mắt. Đó là đôi mắt sáng long lanh như làn nước mùa thu dưới đôi lông mày thanh tú tràn đầy sức sống như nét núi mùa xuân. Lột tả được vẻ đẹp của đôi mắt là nhà thơ đã lột tả được cái "thần" của khuôn mặt, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ, thật đúng như người ta vẫn thường nói "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Nghệ thuật nhân hóa và cũng là ẩn dụ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cho thấy vẻ đẹp của Kiều rực rỡ tươi tắn, vượt xa cả cái đẹp của thiên nhiên đến độ thiên nhiên phải ghen hờn đố kị vì thua vì kém. Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều nhằm dự báo một tương lai không bình yên, bất hạnh với nàng theo quan niệm "trời xanh quen thôi má hồng đánh ghen". Có thể nói, đoạn trích là tiêu biểu cho tài năng miêu tả ngoại hình nhân vật của Nguyễn Du, không chỉ dùng biện pháp ước lệ tượng trưng, ông còn làm hiện lên một cách rõ nét cả số phận, tương lai của nhân vật ấy.

P/s: mình nhắc lại một chút, đoạn văn qui nạp có câu chủ đề ở cuối đoạn nhe ^^
Chắc bạn cũng biết nhưng mình vẫn nhắc để mọi người cùng biết
 
Top Bottom