Văn Câu hỏi văn lớp 9

roates

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng ba 2017
93
63
96
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Vận dụng phép tu từ để phân tích đoạn thơ sau:
Cứ nghĩ hồn thơ đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặng hóa thành bình minh
Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng
Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình
( Tố Hữu)
Câu2: Xác định phép tu từ có trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng
a, Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù
b, cũng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
c, Bàn tay ta làm nên tất cả,
có sức người đá cũng thành cơm
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
Gợi ý: – Xác định được các phép tu từ có trong đoạn thơ:

hoán dụ: Hồn thơm; ẩn dụ: Ngôi sao, bình minh

Từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ các hiện tượng tự nhiên: Ngôi sao, lặn, bình minh, cơn mưa, tạnh, nắng.

– Phân tích cách diễn đạt bằng hình ảnh để thấy cái hay cái đẹp của đoạn thơ: thể hiện sự vĩnh hằng, bất tử của Bác: hoá thân vào thiên nhiên, trường tồn cùng thiên nhiên đất nước, giảm nhẹ nỗi đau xót sự ra đi của Người. Hình ảnh thơ vừa giàu sắc thái biểu cảm vừa thể hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng của tác giả đối với Bác Hồ.
 
  • Like
Reactions: roates

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Câu 1: Vận dụng phép tu từ để phân tích đoạn thơ sau:
Cứ nghĩ hồn thơ đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặng hóa thành bình minh
Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng
Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình
( Tố Hữu)
Câu2: Xác định phép tu từ có trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng
a, Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù
b, cũng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
c, Bàn tay ta làm nên tất cả,
có sức người đá cũng thành cơm
Sao e ko đưa link cho chị để chị giúp sớm hơn @@
Câu 2a/
Biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:
“Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
- Nhân hóa: tre thành con người “tre ... cần cù”;
- So sánh: rễ tre với đức tính siêng năng, cần mẫn.
Câu 2b/
+ Phép đối:Cùng trông lại/Cùng chẳng thấy.
+ Điệp từ, điệp ngữ:Cùng, thấy, ngàn dâu.
+ Phép ẩn dụ:Ngàn dâu xanh ngắt.
+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
- Tác dụng của các biện pháp tu từ
+ Phép đối: Thể hiện sự ngóng trông, nhớ thương của người chinh phụ.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp: Thấy, ngàn dâu làm cho câu thơ liền mạch, làm nổi bật nỗi
sầu, nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên không nguôi diễn ra trong tâm hồn người
chinh phụ.
+ Câu hỏi tu từ: Cực tả nỗi buồn của nàng chinh phục trong sự trông ngóng nhớ
thương.
Câu 2c/
Bàn tay- con người lao động - lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con người, đây là hoán dụ

sỏi đá- đất xấu, bạc màu, đất đồi núi.- thiên nhiên khắc nghiệt.

cơm- lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo kì diệu của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây là ẩn dụ
 

roates

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng ba 2017
93
63
96
22
Sao e ko đưa link cho chị để chị giúp sớm hơn @@
Câu 2a/
Biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:
“Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
- Nhân hóa: tre thành con người “tre ... cần cù”;
- So sánh: rễ tre với đức tính siêng năng, cần mẫn.
Câu 2b/
+ Phép đối:Cùng trông lại/Cùng chẳng thấy.
+ Điệp từ, điệp ngữ:Cùng, thấy, ngàn dâu.
+ Phép ẩn dụ:Ngàn dâu xanh ngắt.
+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
- Tác dụng của các biện pháp tu từ
+ Phép đối: Thể hiện sự ngóng trông, nhớ thương của người chinh phụ.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp: Thấy, ngàn dâu làm cho câu thơ liền mạch, làm nổi bật nỗi
sầu, nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên không nguôi diễn ra trong tâm hồn người
chinh phụ.
+ Câu hỏi tu từ: Cực tả nỗi buồn của nàng chinh phục trong sự trông ngóng nhớ
thương.
Câu 2c/
Bàn tay- con người lao động - lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con người, đây là hoán dụ

sỏi đá- đất xấu, bạc màu, đất đồi núi.- thiên nhiên khắc nghiệt.

cơm- lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo kì diệu của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây là ẩn dụ
e cảm ơn ạ, e k biết chị onl hay không, thấy chị ít đăng bài nữa (e thấ vậy) nên e nghĩ chị không onl. :D
hihi. cảm ơn chị ạ ^^
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
e cảm ơn ạ, e k biết chị onl hay không, thấy chị ít đăng bài nữa (e thấ vậy) nên e nghĩ chị không onl. :D
hihi. cảm ơn chị ạ ^^
Hì, chị phải tập trung ôn thi mà ^^
Một ngày đăng hỗ trợ có 20 bài thôi :D :p e thông cảm ^^
 
  • Like
Reactions: roates
Top Bottom