Văn 9 Câu hỏi nhỏ về bài thơ "Bài thơ về tiêu đội xe không kính"

15porrcupine

Học sinh
Thành viên
15 Tháng bảy 2018
25
3
21
19
Hà Nội
Thcs Tân Mai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" tác giả Phạm Tiến Duật có viết "Bép Hoàng Cầm ta dựng giữa trời/Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy/Võng mắc chông chênh đường xe chạy/Lại đi lại đi trời xanh thêm"
1) Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ
2) Chỉ ra những biện pháp tu từ trong câu "Lại đi lại đi trời xanh thêm" và nêu tác dụng
3) Dựa vào khổ thơ trên viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ tình đồng chí đồng đội và tinh thần lạc quan của người lính lái xe. Chỉ ra 1 lời dẫn trực tiếp và 1 thành phần tình thái
4) Trong một bài thơ đã học cấp THCS cũng có giọng điệu ( hóm hỉnh ) như bài thơ trên. Ghi lại tên bài thơ và tác giả
 

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
Câu 1: câu này không gây khó khăn cho em nhỉ?! :D
Câu 2:
- Điệp ngữ " lại đi" diễn tả điệp khúc lên đường của đoàn xe phơi phới niềm lạc quan, yêu đời của những người lính trẻ Trường Sơn, thể hiện niềm tin yêu, hi vọng về tương lai phía trước.
- Ẩn dụ " trời xanh": một bầu trời mới, tương lai mới đang chờ đón phía trước.
Câu 3:
- Cách định nghĩa về gia đình rất lính, tếu táo mà tình cảm chân thành, sâu sắc. Chữ "chung" rất hay gợi tả gia tài, tấm lòng người lính. Các anh gắn bó với nhau trong chiến đấu, trong đời thường, trong bữa ăn, giấc ngủ tạm bợ trên đường.
- Điệp ngữ " lại đi" diễn tả điệp khúc lên đường của đoàn xe phơi phới niềm lạc quan, yêu đời của những người lính trẻ Trường Sơn, thể hiện niềm tin yêu, hi vọng về tương lai phía trước.
Câu 4:
Bài thơ có giọng điệu ( hóm hỉnh ) như bài thơ trên: "Lượm" của Tố Hữu.

Chúc em học tốt! :D
 

Vi Thị Khánh Hà

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2017
358
446
96
19
xã Cam Thành Bắc huyện Cam Lâm
Câu 1:
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Chùm thơ đã khẳng định giọng thơ riêng của của ông. Sau này bài thơ được đưa vào tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa” (1970) của tác giả.
-Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Ở đó, không lực Hoa Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hi sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết tha…

Câu 2:
- Điệp ngữ " lại đi" diễn tả điệp khúc lên đường của đoàn xe phơi phới niềm lạc quan, yêu đời của những người lính trẻ Trường Sơn, thể hiện niềm tin yêu, hi vọng về tương lai phía trước.
- Ẩn dụ " trời xanh": một bầu trời mới, tương lai mới đang chờ đón phía trước.
Câu 3:
- Cách định nghĩa về gia đình rất lính, tếu táo mà tình cảm chân thành, sâu sắc. Chữ "chung" rất hay gợi tả gia tài, tấm lòng người lính. Các anh gắn bó với nhau trong chiến đấu, trong đời thường, trong bữa ăn, giấc ngủ tạm bợ trên đường.
- Điệp ngữ " lại đi" diễn tả điệp khúc lên đường của đoàn xe phơi phới niềm lạc quan, yêu đời của những người lính trẻ Trường Sơn, thể hiện niềm tin yêu, hi vọng về tương lai phía trước.
Câu 4:
Bài thơ có giọng điệu ( hóm hỉnh ) như bài thơ trên: "Lượm" của Tố Hữu.
 
Top Bottom