Vật lí Câu hỏi chương II vật lý 10

N

nhokkon048@yahoo.com.vn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Một vật có khối lượng 20kg đang đứng yên thì chịu tác dụng của 2 lực vuông góc nhau và có độ lớn lần lượt là 30N và 40N tác dụng:
a,XĐ độ lớn của hợp lực
b,Sau bao lâu vận tốc của vật đạt đến giá trị 30m/s
2.Một lực 10N tác dụng lên một vật đứng yên có khối lượng 20kg trong thời gian 5s.Tính vận tốc của vật và quãng đường vật đi đc sau 5s đó
3.Một ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang với tốc độ 10m/s thì tài xế hãm phanh ,ô tô chuyển động thêm 10m thì dừng,khối lượng xe 1000kg,tính lực hãm
4.Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều khi đi được 1m thì có vận tốc 0,5m/s.Tính lực tác dụng vào vật
5.Một ô tô có khối lượng 3000kg đang chạy với vận tốc 20m/s thì hãm phanh.Biết rằng từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại mất thời gian 10s.
a.Tính quãng đường xe còn đi được đến khi xe dừng hẳn
b,Tính lực hãm phanh
6.Tính lực hấp dẫn giữa 2 tàu thủy mỗi tàu có khối lượng 150000 tấn khi chúng cách nhau 1km.Lực đó có làm cho chúng tiến lại gần nhau không?
7.Hai lò xo chịu tác dụng của một lực như nhau.Lò xo 1 có độ cứng 100N/m dãn 5cm, lò xo 2 dãn 2cm.Tính độ cứng của lò xo 2.
8.Một ô tô có khối lượng 5000kg đang đứng yên và bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực động cơ Fk.Sau khi đi được quãng đường 250m vận tốc ô tô đạt 72km/h.Trong quá trình cđ hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,05.Lấy g=10m/s^2
9.Một vật có khối lượng 500g đặt trên mặt bàn nằm ngang.Hệ số ma sát trượt giữa vặt với mặt bàn là 0,25.Vật bắt đầu kéo đi bằng một lực 2N theo phương ngang:
a.Tính quãng đường vật đi được trong 2s
b.Sau đó lực F ngừng tác dụng .Tính quãng đường vật đi tiếp cho đến khi xe dừng lại.Lấy g=10m/s^2.
 
T

thienluan14211

1.Một vật có khối lượng 20kg đang đứng yên thì chịu tác dụng của 2 lực vuông góc nhau và có độ lớn lần lượt là 30N và 40N tác dụng:
a,XĐ độ lớn của hợp lực
b,Sau bao lâu vận tốc của vật đạt đến giá trị 30m/s

a) Độ lớn của hợp lực: $F_{hl}= \sqrt{F_1^2+F_2^2}= \sqrt{ 900+ 1600}=50 N$
b) Do không cho hệ số ma sát nên bỏ qua ma sát
Tính gia tốc $a=\dfrac{F}{m}=dfrac{50}{20}=2,5 m/s^2$
Có gia tốc sử dụng công thức tính vận tốc \Rightarrow Pt\Rightarrowt
 
  • Like
Reactions: yellow grass
T

thienluan14211

2.Một lực 10N tác dụng lên một vật đứng yên có khối lượng 20kg trong thời gian 5s.Tính vận tốc của vật và quãng đường vật đi đc sau 5s đó

Gia tốc $a=\dfrac{10}{20}=0,5 m/s^2$
Vận tốc: $v=v_0+at=0+0,5.5=2,5 m/s$
Quãng đường đi được: $s=v_0t+\dfrac{1}{2}at^2=\dfrac{1}{2}0,5.5^2$
 
T

thienluan14211

3.Một ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang với tốc độ 10m/s thì tài xế hãm phanh ,ô tô chuyển động thêm 10m thì dừng,khối lượng xe 1000kg,tính lực hãm

Chọn chiều dương là chiều xe chuyển động
Lực tác dụng lên xe là lực hãm \Rightarrow Xe chạy chậm dần đều \Rightarrow gia tốc <0
Lực hãm: $F=ma=1000.\dfrac{v^2-v_0^2}{2s}$
Mà v=0 (Xe dừng lại hẳn)
\Rightarrow$F=ma=1000.\dfrac{-10^2}{2.10}=-5000N$
Vậy lực hãm có độ lớn 5000 N
 
T

thienluan14211

4.Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều khi đi được 1m thì có vận tốc 0,5m/s.Tính lực tác dụng vào vật

Chọn chiều dương là chiều xe chuyển động
Bỏ qua lực ma sát (đề bài không cho hệ số ma sát)
Ta có độ lớn lực tác dụng:
$F=ma=m.\dfrac{v-v_0}{2s}=50.\dfrac{0,5-0}{2.1}=12,5 N$
Vậy lực tác dụng vào vật có độ lớn 12,5 N
 
T

thienluan14211

5.Một ô tô có khối lượng 3000kg đang chạy với vận tốc 20m/s thì hãm phanh.Biết rằng từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại mất thời gian 10s.
a.Tính quãng đường xe còn đi được đến khi xe dừng hẳn
b,Tính lực hãm phanh


Chọn chiều dương là chiều xe chuyển động
a) Gia tốc của xe: $a=\dfrac{v-v_0}{t}=\dfrac{0-20}{10}=-2 m/s^2$
Quãng đường xe chạy thêm được: $s=\dfrac{v^2-v_0^2}{2a}=\dfrac{0-20^2}{-2.2}=100m$
b) Lực hãm phanh: $F=m.a=3000.(-2)=-6000 N$
Vậy lực hãm phanh có độ lớn 6000 N
 
T

thienluan14211

6.Tính lực hấp dẫn giữa 2 tàu thủy mỗi tàu có khối lượng 150000 tấn khi chúng cách nhau 1km.Lực đó có làm cho chúng tiến lại gần nhau không?

$F=G.\dfrac{m_1m_2}{r^2}=6,67.10^{-11}.\dfrac{150000.150000}{1000^2}=1.5.10^{-6}$
Lực này quá nhỏ không đủ làm chúng tiến gần nhau được
 
T

thienluan14211

7.Hai lò xo chịu tác dụng của một lực như nhau.Lò xo 1 có độ cứng 100N/m dãn 5cm, lò xo 2 dãn 2cm.Tính độ cứng của lò xo 2.

Áp dụng định luật III Newton (Không nhớ III hay I nữa) ta có lực tác dụng lên lõ xo bằng lực đàn hồi của lò xo tác dụng ngược lại
Lò xo 1: Lực tác dụng lên lò xo:
$F=F_{dh}=k_1.\Delta l_1=100.0,05=5N$
Lực tác dụng lên 2 lò xo như nhau
\Rightarrow Ở lò xo 2:
$F=F_{dh}=k_2.\Delta l_2$
\Rightarrow $k_2= \dfrac{F}{\Delta l_2}=\dfrac{5}{0.02}=250 N/m$
Vậy lò xo 2 có độ cứng 250 N/m
 
T

thienluan14211

8.Một ô tô có khối lượng 5000kg đang đứng yên và bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực động cơ Fk.Sau khi đi được quãng đường 250m vận tốc ô tô đạt 72km/h.Trong quá trình cđ hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,05.Lấy g=10m/s^2


Bài này chắc yêu cầu tìm $F_k$ đúng không?

Chọn chiều dương là chiều xe chuyển động
Độ lớn lực ma sát $F_{ms}= N\mu=50000.0,05=2500N$
72km/h=20 m/s
Gia tốc của xe là: $a=\dfrac{v^2-v_0^2}{2s}=\dfrac{20^2-0}{2.250}=0,8 m/s^2$
Độ lớn hợp lực làm xe chuyển động:
$$F=am=0,8.5000=4000N$$
Mà xe chuyển động bị tác động bởi lực kéo và lực ma sát
\Rightarrow $F=F_k-F_{ms}$
\Rightarrow $F_{k}=F+F_{ms}=4000+2500=6500N$
Vậy độ lớn lực kéo của động cơ là 6500 N
 
T

thienluan14211

9.Một vật có khối lượng 500g đặt trên mặt bàn nằm ngang.Hệ số ma sát trượt giữa vặt với mặt bàn là 0,25.Vật bắt đầu kéo đi bằng một lực 2N theo phương ngang:
a.Tính quãng đường vật đi được trong 2s
b.Sau đó lực F ngừng tác dụng .Tính quãng đường vật đi tiếp cho đến khi xe dừng lại.Lấy g=10m/s^2.



500g=5N

Chọn chiều dương là chiều vật chuyển động
Độ lớn lực ma sát: $F_{ms}= N\mu=5.0,25=1,25N$
Độ lớn của hợp lực là vật chuyển động:
$F=F_k-F_{ms}=2-1,25=0,75N$
Gia tốc chuyển động : $a=\dfrac{F}{m}=\dfrac{0,75}{0,5}=1,5 m/s^2$

a) Quãng đường vật đi được trong 2s
$s=v_0t+\dfrac{1}{2}at^2=0+\dfrac{1}{2}.1,5.2^2=3m$
Vận tốc của vật lúc này : $v=v_0+at=0+1,5.2=3m/s$


b) Không tác dụng lực F \Rightarrow Lực ma sát làm vật ngừng chuyển động
Gia tốc chuyển động lúc này: $a=\dfrac{F}{m}=\dfrac{-1,25}{0,5}=-2,5$ Dấu âm do ngược chiều dương
Quãng đường vật đi tiếp được
$s=\dfrac{v^2-v_0^2}{2a}=\dfrac{0-3^2}{-2,5.2}=1,8m$
 
T

tommy.pvt_254

hình như...

1.Một vật có khối lượng 20kg đang đứng yên thì chịu tác dụng của 2 lực vuông góc nhau và có độ lớn lần lượt là 30N và 40N tác dụng:
a,XĐ độ lớn của hợp lực
b,Sau bao lâu vận tốc của vật đạt đến giá trị 30m/s

a) Độ lớn của hợp lực: $F_{hl}= \sqrt{F_1^2+F_2^2}= \sqrt{ 900+ 1600}=50 N$
b) Do không cho hệ số ma sát nên bỏ qua ma sát
Tính gia tốc $a=\dfrac{F}{m}=dfrac{50}{20}=2,5 m/s^2$
Có gia tốc sử dụng công thức tính vận tốc \Rightarrow Pt\Rightarrowt


chưa biết phương của hợp lực làm sao biết đc gia tốc của vật : ?
 
Top Bottom