Văn 9 Câu đơn hay câu ghép

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

66598984_2380933842188137_3301695184688906240_n.jpg


Cho mình hỏi câu 1 ý e là câu đơn hay ghép vậy ạ?? giải thích giúp em
Nói về lòng biết ơn, không biêt lúc đó nghĩ gì mà em lại trích 2 câu thơ của Tố Hữu
'' Lẽ vay mà không có trả/ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.'' có được không ạ
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
66598984_2380933842188137_3301695184688906240_n.jpg


Cho mình hỏi câu 1 ý e là câu đơn hay ghép vậy ạ?? giải thích giúp em
Nói về lòng biết ơn, không biêt lúc đó nghĩ gì mà em lại trích 2 câu thơ của Tố Hữu
'' Lẽ vay mà không có trả/ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.'' có được không ạ
em nghĩ là câu đơn, vì nó có 'nhưng' đối nghĩa với vế trước
 
Last edited:

dotnatbet

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng sáu 2018
352
301
66
Đà Nẵng
huynh ba chanh
Câu (2) là câu ghép
Người con trai ấy đánh yêu thật , nhưng làm cho ông nhọc quá
S1 : người con trai ấy
V1 : đáng yêu thật
S2 : làm cho ông
V2 : nhọc quá
Từ nối : nhưng
Cái câu trên của Tố Hữu đâu có liên quan gì đến lòng bik ơn đâu nhỉ . Ý nghĩ của nó là ca ngợi tấm lòng cho đi - nhận lại mà ?!
 

Haru Bảo Trâm

Á quân The English S1
Thành viên
27 Tháng tám 2017
581
1,169
219
TP Hồ Chí Minh
THCS Thị trấn 2
66598984_2380933842188137_3301695184688906240_n.jpg


Cho mình hỏi câu 1 ý e là câu đơn hay ghép vậy ạ?? giải thích giúp em
Nói về lòng biết ơn, không biêt lúc đó nghĩ gì mà em lại trích 2 câu thơ của Tố Hữu
'' Lẽ vay mà không có trả/ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.'' có được không ạ
2 câu thơ này của Tố Hữu có nghiêng về đạo lý "cho và nhận" hơn. Tuy nhiên theo em nghĩ dùng cho lòng biết ơn vẫn hợp lý. Vì cho đi cũng là một cách để đáp trả những gì mình nhận được mà? ^^
p/s: Chúc mừng chị đỗ trường mình mong muốn nhé
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
66598984_2380933842188137_3301695184688906240_n.jpg


Cho mình hỏi câu 1 ý e là câu đơn hay ghép vậy ạ?? giải thích giúp em
Nói về lòng biết ơn, không biêt lúc đó nghĩ gì mà em lại trích 2 câu thơ của Tố Hữu
'' Lẽ vay mà không có trả/ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.'' có được không ạ
Câu 2 là câu đơn nhé!
Sau dấu phẩy, không có chủ ngữ sao gọi là một vế được nhỉ?
 
  • Like
Reactions: dotnatbet

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Tớ cũng nghĩ là câu đơn vì có sau từ nhưng không có chủ ngữ mà câu ghép thì lại phải có từ 2 cụm CV trở lên
 
  • Like
Reactions: Haru Bảo Trâm

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
ừm, câu này hơi khó và đã có tranh cãi. Kết quả đúng lại là câu đơn bởi chỉ có
Chủ ngữ: "Người con trai ấy".
Vị ngữ: ''đáng yêu thật'' ''nhưng làm cho ông nhọc quá".
''nhưng'': qht ngăn cách và dấu phẩy '',''

thiếu 1 cn nên không thỏa mãn đk câu ghép
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Theo chị thì chị thấy đây là câu ghép khuyết chủ ngữ ở vế 2. Vì khi mà mình tìm CN (anh ấy) thay thế vào vị trí đó câu trên vẫn giữ nguyên nét nghĩa.
Từ "nhưng " là quan hệ từ liên kết câu.
 

dotnatbet

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng sáu 2018
352
301
66
Đà Nẵng
huynh ba chanh
66598984_2380933842188137_3301695184688906240_n.jpg


Cho mình hỏi câu 1 ý e là câu đơn hay ghép vậy ạ?? giải thích giúp em
Nói về lòng biết ơn, không biêt lúc đó nghĩ gì mà em lại trích 2 câu thơ của Tố Hữu
'' Lẽ vay mà không có trả/ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.'' có được không ạ
Bạn ơi !
Bạn chắc đã có đáp án rồi . Vậy nó là câu đơn hay câu ghép vậy bạn ? :Rabbit92:Rabbit92:Rabbit92
 

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
em nghĩ là câu đơn, vì nó có 'nhưng' đối nghĩa với vế trước
Câu (2) là câu ghép
Người con trai ấy đánh yêu thật , nhưng làm cho ông nhọc quá
S1 : người con trai ấy
V1 : đáng yêu thật
S2 : làm cho ông
V2 : nhọc quá
Từ nối : nhưng
Cái câu trên của Tố Hữu đâu có liên quan gì đến lòng bik ơn đâu nhỉ . Ý nghĩ của nó là ca ngợi tấm lòng cho đi - nhận lại mà ?!
2 câu thơ này của Tố Hữu có nghiêng về đạo lý "cho và nhận" hơn. Tuy nhiên theo em nghĩ dùng cho lòng biết ơn vẫn hợp lý. Vì cho đi cũng là một cách để đáp trả những gì mình nhận được mà? ^^
p/s: Chúc mừng chị đỗ trường mình mong muốn nhé
Câu 2 là câu đơn nhé!
Sau dấu phẩy, không có chủ ngữ sao gọi là một vế được nhỉ?
Tớ cũng nghĩ là câu đơn vì có sau từ nhưng không có chủ ngữ mà câu ghép thì lại phải có từ 2 cụm CV trở lên
ừm, câu này hơi khó và đã có tranh cãi. Kết quả đúng lại là câu đơn bởi chỉ có
Chủ ngữ: "Người con trai ấy".
Vị ngữ: ''đáng yêu thật'' ''nhưng làm cho ông nhọc quá".
''nhưng'': qht ngăn cách và dấu phẩy '',''

thiếu 1 cn nên không thỏa mãn đk câu ghép
Theo chị thì chị thấy đây là câu ghép khuyết chủ ngữ ở vế 2. Vì khi mà mình tìm CN (anh ấy) thay thế vào vị trí đó câu trên vẫn giữ nguyên nét nghĩa.
Từ "nhưng " là quan hệ từ liên kết câu.
Bạn ơi !
Bạn chắc đã có đáp án rồi . Vậy nó là câu đơn hay câu ghép vậy bạn ? :Rabbit92:Rabbit92:Rabbit92



Bình Thuận nhiều giáo viên, phụ huynh bức xúc vì đề và đáp án môn Văn vào lớp 10 !
16/07/2019 06:42

(GDVN) - Trong khi chưa xác định chắc chắn câu hỏi đó thuộc dạng câu gì thì việc chấm thi môn Văn cần phải được xem xét lại để tránh làm những học sinh bị trượt oan.

Gần như các địa phương trong cả nước đã tổ chức kỳ thi vào 10 từ tháng 6 thì giữa tháng 7, học sinh tỉnh Bình Thuận mới bắt đầu thi.
Theo một số giáo viên đi chấm thi cho biết, hôm qua, ngày 14/7 trong phòng chấm thi môn Ngữ văn đã xảy ra cuộc tranh cãi quyết liệt giữa 2 phía: người ra đề, làm đáp án với một số giám khảo chấm thi về một câu hỏi.

Đề thi văn vào 10 năm học 2019-2020 đang gây tranh cãi tại Bình Thuận

Sau khi các bên đều đưa ra quan điểm của mình nhưng cuối cùng vẫn không thể đi đến một kết quả thuyết phục nhất. Đáp án vẫn được giữ nguyên, nhiều giám khảo không đồng tình thì vẫn buộc phải chấm theo đáp án họ cho rằng sai. Và đương nhiên, thầy cô cũng chẳng mất gì, chỉ có học sinh là có thể bị thiệt thòi.

Câu hỏi tranh cãi trong đề Ngữ văn thi vào 10 tại tỉnh Bình Thuận. Trong câu 1 của đề thi, ở phần trích 2 có yêu cầu:

“Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên {1}. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. {2}
( Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018).
d. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ liên kết đó. (0.75 điểm).
e. Câu {2} Trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra các thành phần câu (0.75 điểm).


Đáp án như sau: * (0.25đ) Đây là câu đơn :
* Các thành phần của câu
- (0.25đ) Chủ ngữ: "Người con trai ấy".
- (0.25đ) Vị ngữ: "đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá".

Sau đây, chúng tôi chỉ dẫn đại diện 2 ý kiến của 2 giáo viên dạy Văn làm dẫn chứng.
Thầy Phan Dương Thy cựu giáo viên dạy Văn Trường Trung học phổ thông Đức Linh tỉnh Bình Thuận cho biết, đây chính là câu ghép. —— Theo lý giải của thầy, vế "Người con trai ấy đáng yêu thật" là 1 cụm chủ vị, vế "nhưng làm cho ông ấy nhọc quá" cũng có cấu trúc là một cụm chủ vị (nhưng chủ ngữ đã bị ẩn đi).

Ai làm cho ông ấy nhọc? Anh ấy. Vậy thì quan hệ từ "nhưng" nối 2 cụm C-V là 2 vế của câu ghép. Cụm C-V sau ẩn chủ ngữ (anh ấy) nêu ý tương phản với ý trước.


Cấu trúc câu trên như sau: (C1-V1, nhưng (ẩn chủ ngữ- V2). Có thể viết đầy đủ: "Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng (cậu ta, anh ấy, nó...) làm cho ông nhọc quá". Thế nên thầy Thy khẳng định: “Đây là cấu trúc của câu ghép!”

Không đồng tình với cách giải thích của thầy Thy, một giáo viên dạy Văn tại thị xã La Gi lại khẳng định: “Đây chính là câu đơn!”.
Bởi vì, vế đầu: “Người con trai ấy đáng yêu thật” có một cụm chủ vị. Vế hai “nhưng làm cho ông ấy nhọc quá” chỉ là vị ngữ thứ hai vẫn thiếu mộ bộ phận chủ ngữ.

Sau từ “nhưng” thiếu thành phần chủ ngữ như (anh ấy). Từ “nhưng’ trong câu ghép sử dụng với tư cách là một quan hệ từ để nối hai vế có 2 cụm chủ vị với nhau. Trong điều kiện đó, vế hai phải có cấu trúc tương đương với vế một. Câu trên, vế hai không có chủ ngữ nên không thể là câu ghép.
Thế nên, xét về cấu trúc, thành phần nó là câu đơn.

Giám khảo, giáo viên còn lúng túng khi xác định thành phần câu, sao bắt những đứa trẻ 15 tuổi phải làm?
Những người tranh cãi toàn là thầy cô có trình độ đại học, thạc sĩ Văn học còn chưa thể thuyết phục nhau đó là dạng câu gì? Thế mà lại bắt những đứa trẻ chưa tới tuổi thành niên phải làm. Hóa chẳng phải chơi trò đánh đố, làm khó các em hay sao?
Hay, năng lực người ra đề, ra đáp án có vấn đề? Khi chính họ cũng không thể phân biệt rạch ròi câu đơn và câu ghép? Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận cần lên tiếng để tránh nhiều học sinh bị thiệt thòi

Dù cuộc tranh luận giữa hai phía giáo viên chưa đến hồi kết. Thế nhưng đáp án câu trên là câu đơn vẫn được sử dụng để chấm.
Thầy Phan Dương Thy cho biết, khá nhiều giáo viên bức xúc với đáp án này nên có trao đổi với thầy.

Và, không chỉ xảy ra tranh luận trong giáo viên, nhiều phụ huynh cũng đã lên tiếng khi chính họ cho rằng con mình làm đúng (câu ghép) nhưng bị chấm là sai. Tự nhiên làm đúng lại bị điểm 0 câu này quả là vô lý. Vì quyền lợi chính đáng của học sinh, thầy Thy đã trao đổi với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận.

Thế nhưng, tại thời điểm này, mọi chuyện vẫn như cũ. Cuộc tranh luận giữa các giáo viên dạy Văn còn chưa có hồi kết thì tuyệt đối không thể lấy một đáp án nào để làm chuẩn.

Sở Giáo dục và Đào tạo cần mời một chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ lên tiếng. Về phía Sở, cũng cần xem xét lại năng lực ra đề, làm đáp án của một số giáo viên được xem là cốt cán là nòng cốt bộ môn của tỉnh hiện nay.

Bởi, chuyện ra đề sai, ra đề thiếu sót, bất hợp lý không xảy ra lần này mà đã xảy ra nhiều lần trước đó. Nếu người ra đề có năng lực chuyên môn vững vàng, ai dại gì lại ra đề kiểu hiểu thế nào cũng đúng và gây tranh cãi kịch liệt nhưng cuối cùng cũng chẳng thể khẳng định là ai đúng ai sai?

Nguồn Facebook
==================================================================

Sau khi các bên đều đưa ra quan điểm của mình nhưng cuối cùng vẫn không thể đi đến một kết quả thuyết phục nhất.
Đáp án vẫn được giữ nguyên, nhiều giám khảo không đồng tình thì vẫn buộc phải chấm theo đáp án họ cho rằng sai.
Và đương nhiên, thầy cô cũng chẳng mất gì, chỉ có học sinh là có thể bị thiệt thòi.


=================================================================

66771382_933475916991959_4286728389085102080_n.jpg
 

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
em nghĩ là câu đơn, vì nó có 'nhưng' đối nghĩa với vế trước
Câu (2) là câu ghép
Người con trai ấy đánh yêu thật , nhưng làm cho ông nhọc quá
S1 : người con trai ấy
V1 : đáng yêu thật
S2 : làm cho ông
V2 : nhọc quá
Từ nối : nhưng
Cái câu trên của Tố Hữu đâu có liên quan gì đến lòng bik ơn đâu nhỉ . Ý nghĩ của nó là ca ngợi tấm lòng cho đi - nhận lại mà ?!
2 câu thơ này của Tố Hữu có nghiêng về đạo lý "cho và nhận" hơn. Tuy nhiên theo em nghĩ dùng cho lòng biết ơn vẫn hợp lý. Vì cho đi cũng là một cách để đáp trả những gì mình nhận được mà? ^^
p/s: Chúc mừng chị đỗ trường mình mong muốn nhé
Câu 2 là câu đơn nhé!
Sau dấu phẩy, không có chủ ngữ sao gọi là một vế được nhỉ?
Tớ cũng nghĩ là câu đơn vì có sau từ nhưng không có chủ ngữ mà câu ghép thì lại phải có từ 2 cụm CV trở lên
ừm, câu này hơi khó và đã có tranh cãi. Kết quả đúng lại là câu đơn bởi chỉ có
Chủ ngữ: "Người con trai ấy".
Vị ngữ: ''đáng yêu thật'' ''nhưng làm cho ông nhọc quá".
''nhưng'': qht ngăn cách và dấu phẩy '',''

thiếu 1 cn nên không thỏa mãn đk câu ghép
Theo chị thì chị thấy đây là câu ghép khuyết chủ ngữ ở vế 2. Vì khi mà mình tìm CN (anh ấy) thay thế vào vị trí đó câu trên vẫn giữ nguyên nét nghĩa.
Từ "nhưng " là quan hệ từ liên kết câu.
Bạn ơi !
Bạn chắc đã có đáp án rồi . Vậy nó là câu đơn hay câu ghép vậy bạn ? :Rabbit92:Rabbit92:Rabbit92

ĐỀ THI NGỮ VĂN TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH BÌNH THUẬN: CHO ĐIỂM TUYỆT ĐỐI CẢ CÂU ĐƠN VÀ GHÉP
Sáng nay 17.7, Sở GD-ĐT Bình Thuận đã yêu cầu Hội đồng chấm thi tuyển sinh lớp 10 sửa đáp án môn ngữ văn, theo hướng cho điểm tuyệt đối câu văn còn tranh cãi là câu đơn hay ghép.
Theo đó, các bài thi trả lời câu ghép (theo thông tin từ Sở rất ít thí sinh làm theo hướng này) đều được chấm lại theo hướng cho điểm tối đa (0,75 điểm).
Từ sáng nay, hội đồng tiếp tục chấm môn ngữ văn, cả thí sinh làm bài với phương án câu đơn, hay câu ghép đều được điểm tối đa (0,75 điểm). Đó là chỉ đạo của lãnh đạo Sở GD-ĐT Bình Thuận với hội đồng chấm thi.
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên về câu chuyện này, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, khẳng định: “Trước hết là nghĩ đến quyền lợi thí sinh. Trong khi các chuyên gia còn tranh cãi câu văn này là câu đơn hay câu ghép chưa ngã ngũ, chúng tôi quyết định cho điểm tối đa các em”.
Còn về việc ra đề thi “làm khó” cho thí sinh lớp 9 thi vào lớp 10, ông Thái cho biết sau khi chấm thi sẽ nhóm họp các tổ ra đề thi ở cả các cấp để rút kinh nghiệm. “Theo đó, Sở sẽ đề nghị các tổ chuyên môn rút kinh nghiệm, không nên ra đề mà có phần nội dung kiến thức còn chưa rõ ràng, bất cứ môn gì, vì như vậy sẽ gây khó khăn cho các em khi làm bài”, ông Thái nói.
Như Thanh Niên đã phản ánh, trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Sở GD-ĐT Bình Thuận, đã trích một câu văn trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (của tác giả Nguyễn Thành Long, ngữ văn lớp 9, tập một, Nhà xuất bản giáo dục, 2018) có câu: “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá”. Đề yêu cầu thí sinh chỉ ra câu này là câu đơn hay câu ghép, chỉ ra thành phần của câu (0,75 điểm). Đáp án của Sở cho rằng câu này là câu đơn, với thành phần của câu là: “Người con trai ấy (chủ ngữ) - đáng yêu thật (vị ngữ) - nhưng làm cho ông nhọc quá (vị ngữ).
Tuy nhiên, ngay trong hội đồng chấm thi, giữa giáo viên dạy ngữ văn THPT và THCS đã nảy ra tranh cãi. Giáo viên THPT thì cho rằng đây là câu ghép, có hai cụm chủ vị. Còn giáo viên THCS thì khẳng định đáp án của Sở là hoàn toàn chính xác. Đặc biệt, đề thi này cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia ngôn ngữ.
Quế Hà/Báo Thanh Niên.

66710106_2385787665036088_8964083229107683328_n.jpg
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Bình Thuận nhiều giáo viên, phụ huynh bức xúc vì đề và đáp án môn Văn vào lớp 10 !
16/07/2019 06:42

(GDVN) - Trong khi chưa xác định chắc chắn câu hỏi đó thuộc dạng câu gì thì việc chấm thi môn Văn cần phải được xem xét lại để tránh làm những học sinh bị trượt oan.

Gần như các địa phương trong cả nước đã tổ chức kỳ thi vào 10 từ tháng 6 thì giữa tháng 7, học sinh tỉnh Bình Thuận mới bắt đầu thi.
Theo một số giáo viên đi chấm thi cho biết, hôm qua, ngày 14/7 trong phòng chấm thi môn Ngữ văn đã xảy ra cuộc tranh cãi quyết liệt giữa 2 phía: người ra đề, làm đáp án với một số giám khảo chấm thi về một câu hỏi.

Đề thi văn vào 10 năm học 2019-2020 đang gây tranh cãi tại Bình Thuận

Sau khi các bên đều đưa ra quan điểm của mình nhưng cuối cùng vẫn không thể đi đến một kết quả thuyết phục nhất. Đáp án vẫn được giữ nguyên, nhiều giám khảo không đồng tình thì vẫn buộc phải chấm theo đáp án họ cho rằng sai. Và đương nhiên, thầy cô cũng chẳng mất gì, chỉ có học sinh là có thể bị thiệt thòi.

Câu hỏi tranh cãi trong đề Ngữ văn thi vào 10 tại tỉnh Bình Thuận. Trong câu 1 của đề thi, ở phần trích 2 có yêu cầu:

“Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên {1}. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. {2}
( Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018).
d. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ liên kết đó. (0.75 điểm).
e. Câu {2} Trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra các thành phần câu (0.75 điểm).


Đáp án như sau: * (0.25đ) Đây là câu đơn :
* Các thành phần của câu
- (0.25đ) Chủ ngữ: "Người con trai ấy".
- (0.25đ) Vị ngữ: "đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá".

Sau đây, chúng tôi chỉ dẫn đại diện 2 ý kiến của 2 giáo viên dạy Văn làm dẫn chứng.
Thầy Phan Dương Thy cựu giáo viên dạy Văn Trường Trung học phổ thông Đức Linh tỉnh Bình Thuận cho biết, đây chính là câu ghép. —— Theo lý giải của thầy, vế "Người con trai ấy đáng yêu thật" là 1 cụm chủ vị, vế "nhưng làm cho ông ấy nhọc quá" cũng có cấu trúc là một cụm chủ vị (nhưng chủ ngữ đã bị ẩn đi).

Ai làm cho ông ấy nhọc? Anh ấy. Vậy thì quan hệ từ "nhưng" nối 2 cụm C-V là 2 vế của câu ghép. Cụm C-V sau ẩn chủ ngữ (anh ấy) nêu ý tương phản với ý trước.


Cấu trúc câu trên như sau: (C1-V1, nhưng (ẩn chủ ngữ- V2). Có thể viết đầy đủ: "Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng (cậu ta, anh ấy, nó...) làm cho ông nhọc quá". Thế nên thầy Thy khẳng định: “Đây là cấu trúc của câu ghép!”

Không đồng tình với cách giải thích của thầy Thy, một giáo viên dạy Văn tại thị xã La Gi lại khẳng định: “Đây chính là câu đơn!”.
Bởi vì, vế đầu: “Người con trai ấy đáng yêu thật” có một cụm chủ vị. Vế hai “nhưng làm cho ông ấy nhọc quá” chỉ là vị ngữ thứ hai vẫn thiếu mộ bộ phận chủ ngữ.

Sau từ “nhưng” thiếu thành phần chủ ngữ như (anh ấy). Từ “nhưng’ trong câu ghép sử dụng với tư cách là một quan hệ từ để nối hai vế có 2 cụm chủ vị với nhau. Trong điều kiện đó, vế hai phải có cấu trúc tương đương với vế một. Câu trên, vế hai không có chủ ngữ nên không thể là câu ghép.
Thế nên, xét về cấu trúc, thành phần nó là câu đơn.

Giám khảo, giáo viên còn lúng túng khi xác định thành phần câu, sao bắt những đứa trẻ 15 tuổi phải làm?
Những người tranh cãi toàn là thầy cô có trình độ đại học, thạc sĩ Văn học còn chưa thể thuyết phục nhau đó là dạng câu gì? Thế mà lại bắt những đứa trẻ chưa tới tuổi thành niên phải làm. Hóa chẳng phải chơi trò đánh đố, làm khó các em hay sao?
Hay, năng lực người ra đề, ra đáp án có vấn đề? Khi chính họ cũng không thể phân biệt rạch ròi câu đơn và câu ghép? Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận cần lên tiếng để tránh nhiều học sinh bị thiệt thòi

Dù cuộc tranh luận giữa hai phía giáo viên chưa đến hồi kết. Thế nhưng đáp án câu trên là câu đơn vẫn được sử dụng để chấm.
Thầy Phan Dương Thy cho biết, khá nhiều giáo viên bức xúc với đáp án này nên có trao đổi với thầy.

Và, không chỉ xảy ra tranh luận trong giáo viên, nhiều phụ huynh cũng đã lên tiếng khi chính họ cho rằng con mình làm đúng (câu ghép) nhưng bị chấm là sai. Tự nhiên làm đúng lại bị điểm 0 câu này quả là vô lý. Vì quyền lợi chính đáng của học sinh, thầy Thy đã trao đổi với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận.

Thế nhưng, tại thời điểm này, mọi chuyện vẫn như cũ. Cuộc tranh luận giữa các giáo viên dạy Văn còn chưa có hồi kết thì tuyệt đối không thể lấy một đáp án nào để làm chuẩn.

Sở Giáo dục và Đào tạo cần mời một chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ lên tiếng. Về phía Sở, cũng cần xem xét lại năng lực ra đề, làm đáp án của một số giáo viên được xem là cốt cán là nòng cốt bộ môn của tỉnh hiện nay.

Bởi, chuyện ra đề sai, ra đề thiếu sót, bất hợp lý không xảy ra lần này mà đã xảy ra nhiều lần trước đó. Nếu người ra đề có năng lực chuyên môn vững vàng, ai dại gì lại ra đề kiểu hiểu thế nào cũng đúng và gây tranh cãi kịch liệt nhưng cuối cùng cũng chẳng thể khẳng định là ai đúng ai sai?

Nguồn Facebook
==================================================================

Sau khi các bên đều đưa ra quan điểm của mình nhưng cuối cùng vẫn không thể đi đến một kết quả thuyết phục nhất.
Đáp án vẫn được giữ nguyên, nhiều giám khảo không đồng tình thì vẫn buộc phải chấm theo đáp án họ cho rằng sai.
Và đương nhiên, thầy cô cũng chẳng mất gì, chỉ có học sinh là có thể bị thiệt thòi.


=================================================================

66771382_933475916991959_4286728389085102080_n.jpg
Đúng là quá thiệt thòi cho HS, tớ cũng đã mắc một lần như thế, đề sai nên học sinh không thể làm, một số làm bừa theo theo dang đề mà họ vẫn hay làm (đề đúng là cái dạng đấy) , các bạn ấy lại được điểm, thầy phu trách thì nhận đề sai nhưng vẫn Trừ điểm chúng tớ. Tớ mong là các thầy cô ra đề nên cẩn thận một chút để tránh thiệt thòi cho học sinh:)
 
Top Bottom