Văn 9 Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du

YHNY1103

Học sinh
Thành viên
24 Tháng hai 2019
218
32
41
Hà Nội
thcs phu thuong
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 Viết đoạn văn dài từ 15 đến 18 câu nêu cảm nhận của em sau khi đọc bốn câu thơ sau ( trích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du )
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
2 Viết đoạn văn dài một trang giấy thi nêu cảm nhận của em sau khi đọc các câu thơ sau ( trích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du ) với ngữ liệu chia 2 /2 / 2 ( Phân tích 2 câu cùng nhau)
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Mong mọi người giúp !!!!
 
Last edited:

dotnatbet

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng sáu 2018
352
301
66
Đà Nẵng
huynh ba chanh
Bạn tham khảo :
Câu 1 :
https://diendan.hocmai.vn/threads/van-9-cam-nhan-4-cau-dau-bai-canh-ngay-xuan.270021/
Câu 2 :
Dàn ý :
Mở bài :
Giới thiệu sơ lược về bài thơ cảnh ngày xuân . Vị trí của đoạn trích và tác giả
Thân bài :
- Phân tích tổng quát : ý chính của đoạn trích là gì , ....
- Phân tích chi tiết : phân tích lần lượt 2 khổ
Đoạn này bạn phân tích nội dung , nghệ thuật cái hay cái đẹp và nói lên quan điểm của mik .
Mik gợi ý một số cái :
+ Trong tiết thanh minh , có hai hoạt động diễn ra cùng lúc là tảo mộ và đạp thanh
_ Tảo mộ là gì ?
_ Đạp thanh là gì ?
_ Điệp ngữ ' lễ là ' 'hội là ' gợi lên những cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra từ bao đời nay
+ Các danh từ " yến anh , chị em , bộ hành , tài tử , ngựa xe , áo quần gợi tả sự đông vui của biết bao người kéo về trẩy hội .
+ Các động từ sắm sửa , dập dìu , thể hiện sự chuẩn bị chờ mong và không khí rộn ràng của ngày hội
+ Các tính từ gần xa , nô nức càng làm rõ hơn tâm trạng người đi hội khắp các nẻo đường từ xa đến gần
+ Cách nói ẩn dụ nô nức yến anh gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én , chim oanh bay ríu rít
- Tổng hợp lại phần nội dung , nghệ thuật ( thường phần này ở trong sgk :v )
Kết bài : Cảm nghĩ ........
 
  • Like
Reactions: YHNY1103

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Khổ 1 chị thấy các bạn đã gửi e rồi nên c viết phần 2 nha! chúc e học tốt.
Mùa xuân là mùa gắn liền với những lễ hội lớn trong năm của dân tộc ta. Nguyễn Du đã khóe léo lồng ghép vào trong bức tranh cảnh sắc của mình khung cảnh đoàn người nối nhau đi trẩy hội:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”.
Với nghệ thuật tách từ “lễ” và “hội” tác giả đã giúp chúng ta có những hình dung rõ nét về hai hoạt động nổi bật của mùa xuân là lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Câu thơ là lời nhắc nhở về nét văn hóa đẹp đẽ trong sinh hoạt cộng đồng của dân tộc ta. Đây cũng là hoạt động mà những người con đất Việt tưởng nhớ công ơn của những người đi trước, những người đã từng sống và cống hiến cho đất nước mình. Lối sống ân tình, trân trọng và biết ơn ông cha, tổ tiên được thể hiện qua câu:
“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vào vó rắc, tro tiền giấy bay”.
Mùa xuân không chỉ là mùa của lễ hội, của sự tri ân của người Việt mà đây còn là dịp để những nam thanh nữ tú gặp gỡ nhau, cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân hiện lên thông qua không khí lễ hội vô cùng náo nức, tươi vui. Điều này được thể hiện qua việc tác giả liên tiếp các từ hai âm tiết: gần xa, yến anh, chị em,… cùng với các từ láy : nô nức, dập dìu,.. đã cho thấy tâm trạng náo nức, vui vẻ của lòng người trong lễ hội mùa xuân. Để tăng thêm không khí nhộn nhịp đó, Nguyễn Du còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh”, một mặt gợi hình ảnh đoàn người nhộn nhịp đi du xuân, mặt khác gợi lên những tiếng xôn xao, những cuộc trò chuyện, gặp gỡ, làm quen của những đôi uyên ương trong lần đầu gặp gỡ. Không chỉ rộn ràng mà không gian còn vô cùng đông đúc: “Ngựa xe như nước, áo quân như nêm”. Thật tài tình làm sao khi tám câu thơ là bức tranh khung cảnh mùa xuân với đủ màu sắc, đường nét, âm thanh. Phải chăng chỉ có ngòi bút tài hoa như Nguyễn Du chúng ta mới có thể bắt gặp những dòng thơ cảnh sắc hữu tình, một cuộc sống đời thường nhưng sống động
 
  • Like
Reactions: dotnatbet
Top Bottom