Sử 11 CTTG thứ nhất

M

messivippro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài học từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
....................giúp mình với.........................................................................
iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)
 
T

thanhhung2805


Ngày 1 và 2 tháng Chín gắn với hai sự kiện lịch sử quan trọng – mốc khởi đầu và kết thúc Chiến tranh thế giới II, 1939-1945. Tham gia vào cuộc đại thế chiến này có 72 quốc gia (nơi sinh sống của 80% dân số thế giới), liên kết với nhau trong 2 khối. Một khối đấu tranh giành quyền thống trị thế giới gồm Đức, Ý và Nhật Bản, cùng với các nước chư hầu, còn trong khối kia là những quốc gia phải đứng lên tự vệ như Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Hoa Kỳ và hàng loạt nước khác.

Đó là cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Nó song hành với sự hủy diệt hàng chục nghìn thành phố và làng quê. Trực tiếp trong quá trình cuộc chiến diễn ra trên lãnh thổ 40 quốc gia, đã có 27 triệu con người thiệt mạng, còn tổng số nạn nhân lên đến 65 triệu người. Phần lớn trong số đó là các dân thường, tử vong trong những trận bom dội pháo vùi, bị quân chiếm đóng bắn chết, bị tra tấn hay thiêu xác trong các trại tập trung hoặc chết vì đói và bệnh tật.

Các dân tộc của khối liên minh chống Hitler, đặc biệt là nhân dân Liên Xô, đã phải trả giá đắt cho chiến thắng. Nhưng việc đánh tan bọn phát-xít Đức và quân phiệt Nhật Bản không phải là kết quả duy nhất của cuộc chiến này. Thế giới đã thay đổi đến mức không nhận ra, bởi bắt đầu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa. Giáo sư Sử học Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng nêu ý kiến phân tích.

“Nhân dân châu Á tin rằng chính chiến thắng của Liên Xô và các đồng minh đã trở thành điểm khởi đầu thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các dân tộc để giành độc lập. Với Việt Nam, thì chính là sau khi có tin nước Đức Quốc xã bại trận đầu hàng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động khởi nghĩa giành chiến thắng mang lại tự do độc lập cho đất nước Việt Nam. Có thể nói rằng Chiến tranh thế giới II đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Đặc điểm của kỷ nguyên này là sự lớn mạnh của Liên Xô và cuộc đấu tranh vì độc lập của các dân tộc châu Á và châu Phi”.

Những cố gắng của phương Tây nhằm hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô đã dẫn đến thực tế là thế giới chia thành hai phe không thể hòa giải – phe tư bản với chủ soái là Hoa Kỳ và phe cộng sản do Liên Xô dẫn đầu. Sự cạnh tranh đối đầu giữa hai phe không ít lần hầu như khiến loài người mấp mé bờ vực cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, và đã bột phát trong những cuộc xung đột cục bộ.

Giữa hai phe còn đã diễn ra cuộc chiến không khoan nhượng trên bình diện ý thức hệ tư tưởng. Cuộc chiến tranh tư tưởng này không kết thúc, ngay cả khi dường như đã triệt tiêu nguyên cớ chính dành cho nó, cùng với sự biến mất của khối XHCN và Liên bang Xô-viết. Trên không gian Liên Xô cũ xuất hiện một số quốc gia độc lập, bao gồm cả nước Nga đã đoạn tuyệt với hệ tư tưởng cộng sản. Tuy nhiên, khi phấn đấu trên con đường thị trường và dân chủ theo cách riêng của mình, quá trình nỗ lực trong những năm 1990 nhằm khôi phục liên hệ kinh tế với các đối tác trước đây, nước Nga mới đã hứng chịu cáo buộc từ hàng loạt quốc gia phương Tây, rằng Matxcơva dường như đang cố gắng phục sinh đế chế xô-viết. Mặc dù Nga là nạn nhân bị phát-xít Đức Quốc xã xâm lược năm 1941, nhưng người ta thậm chí còn ra sức đổ lỗi cho Nga về sự bùng nổ Chiến tranh thế giới II, vin vào cớ là đã ký kết Hiệp ước không tấn công với Hitler.

Cho đến nay chính giới phương Tây vẫn cố tình tìm mọi cách che giấu làm sai lệch nhận thức của người dân về một thực tế là Liên Xô đã buộc phải tham dự vào cuộc Thế chiến bởi không thể làm gì khác hơn. Bởi vào những năm 1930, phương Tây mà trước hết là Anh, Pháp và Ba Lan đã rất muốn mượn tay Hitler kết liễu các chế độ cộng sản. Trong khi ve vãn Đức Quốc xã, các nước dân chủ Tây phương đã cho phép Hitler chiếm gọn Czech. Trên thực tế, đây chính là bước đi đầu tiên đến Chiến tranh thế giới II. Như vậy, khuyến khích Hitler gây chiến chống Liên Xô, không ngờ Anh, Pháp và Ba Lan đã tự biến mình thành nạn nhân của quân xâm lược phát-xít. Sự thật lịch sử này cho chúng ta bài học đầu tiên từ cuộc Thế chiến, có thể biểu đạt bằng câu thành ngữ Nga rằng: "Đừng đào hố trên đường, để khỏi tự mình sa xuống đó”, hay nói cách khác, muốn tránh không để “gậy ông lại đập lưng ông” thì cần nhớ qui luật “gieo gió, gặt bão”.

Bài học thứ hai thể hiện qua những tài liệu đã công bố: các thế lực xâm lược bao giờ cũng luôn cố gắng biện minh cho hành động của họ bằng những mục đích cao quí. Hồi đầu thế kỷ XIX, chính quyền Napoleon giải thích việc đánh chiếm châu Âu bằng nỗ lực thống nhất cả châu lục dưới quyền cai trị của mình, và như thế sẽ vĩnh viễn chấm dứt chia rẽ và chiến tranh. Trong thế kỷ XX, Hitler biện minh cho chính sách hiếu chiến của y bằng sự cần thiết mở rộng không gian sinh tồn của dân tộc Đức thượng đẳng và đấu tranh chống cộng sản hóa thế giới. Còn quân phiệt Nhật Bản khi đi tới chiến tranh ở Trung Quốc và Thái Bình Dương đã nêu phương châm xây dựng một khu vực cộng đồng đại thịnh vượng và giải thoát các dân tộc châu Á khỏi ách thống trị của thực dân Âu-Mỹ. Bây giờ giới hâm mộ sử dụng tên lửa và xe tăng trong bất kỳ dịp nào lại có mốt hô hào khẩu hiệu bảo vệ quyền tự do và nền dân chủ. Thế là vẫn như trước kia, trên thế giới không được bình yên, - Giáo sư sử học Nguyễn Quốc Hùng nhận xét.

“Sự ổn định của trật tự thế giới đang bị đe dọa bởi các tranh chấp lãnh thổ trong nhiều khu vực, bởi những đụng độ xã hội, sắc tộc và mâu thuẫn tôn giáo, bởi những cuộc xung đột vũ trang mà một số trong đó có nguy cơ phát triển thành chiến tranh thực thụ”.

Trong những điều kiện này, theo quan điểm của sử gia Việt Nam, những bài học của Chiến tranh thế giới II càng nổi lên ý nghĩa thời sự cấp thiết, cho thấy rằng chỉ nhờ đoàn kết lại thì các dân tộc các quốc gia mới có thể đương đầu với cái ác lớn nhất là chủ nghĩa phát-xít. Mọi người cần phải tìm thấy sự nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau để bảo tồn chân giá trị lớn nhất là hòa bình, ổn định, đảm bảo khả năng phát triển tòan diện và yên ổn.

Trên đây là ý kiến của Giáo sư Sử học Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Quốc Hùng.
Nguồn:Tại đây.
 
Top Bottom