cần các bạn chỉ giáo mấy đề văn

K

kunkon94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: mở đầu Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du viết:
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Qua các đợn trích trong Truyện Kiều đã học và đọc thêm (Ngữ văn 9), hãy làm sáng tỏ những điều trông thấy trước cuộc bể dâu và nỗi đau đớn lòng của nhà thơ.
Đề 2:
"Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên"
(Đọc Kiều_ Chế Lan Viên)
Chứng minh: Kiều rất tài sắc mà lắm truân chuyên, từ đó bình luận về 2 câu thơ trên.
Đề 3: trình bày nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả và phác hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
Đề 4: Truyện Kiều là tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người như khát vọng quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu hạnh phúc (đây mà đề mở nên không có yêu cầu)
 
K

keodungkd_271

Ui , ngại làm quá , mấy câu này mik đều làm mấy lần rùi , nhất là câu 1...Muốn júp lắm nhưng ngại chép lắm...hu hu
 
C

chip_coi244

Mọi người ui vào giúp mình đề 1 cái nào, post bài cho mình nhanh lên mai nộp rùi. Rủ lòng thương đi:khi (46)::khi (67):
 
C

chip_coi244

Trời ơi sao ko ai vô giúp hết vậy nè các mem giỏi văn đâu hết rùi giúp mình đề 1 cái đi nào:-SS
 
T

trinhluan

anh thấy bài này một bạn làm ổn
em thử xem sao
Trải qua một cuộc bề dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
(Kiều – Nguyễn Du)
Đấy là tuyên ngôn về phương pháp sáng tác của Nguyễn Du. “Những điều trông thấy” là tất cả sức mạnh của thi phẩm Nguyễn Du. Vì con mắt nhìn thấu cả sáu cõi của thi nhân cũng là tấm lòng yêu thương mênh mông của thi nhân đối với con người, với nhân loại. Trong chuyến đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã nhìn thấy nhiều điều đau lòng, nhà thơ đã ghi lại trong bài “Sở kiến hành” (bài hành những điều trông thấy), không hoa mĩ mà kinh động lòng người.
Bài “Sở kiến hành” được viết bằng chữ Hán, thể thơ ngữ ngôn hợp với nhịp điệu tự sự. Nhà thơ kể lại những điều trông thấy ở xứ người mà cứ như là ở làng quê Việt Nam thời bấy giờ. Thơ đến một cách tự nhiên, không tiểu xảo, không mĩ từ, thơ xúc động dữ dội người đọc bằng chính những điều trông thấy.
“Một mẹ cùng ba con
Lê la bên đường nọ
Đứa bé ôm trong lòng
Đứa lớn tay mang giỏ
Trong giỏ đựng những gì?
Mớ rau lẫn tấm cám.
Nửa ngày bụng vẫn không.
Quần áo vẻ co dúm…”
Nhà thơ nén xúc động, chỉ có nhịp điệu tự sự, và hình ảnh có vẻ như lạnh lùng của câu chuyện. Một người mẹ với ba đứa con, đứa con “ôm trong lòng”, đứa “lê la bên đường”, trong giỏ của đứa bé chỉ có “mớ rau lẫn tấm cám”. Phải có trái tim lớn mới biết trông thấy những cái nhỏ nhặt như vậy. Những chi tiết nhỏ nhặt như “tấm cám” lại gắn liền với sinh mệnh mẹ con, bốn sinh linh.
Nhà thơ đã phát hiện và miêu tả nghịch cảnh đáng thương: mẹ thì khóc lóc vì khổ sở, vì đói, vì nhìn thấy những đứa con sắp chết đói mà những đứa con vẫn “cười đùa”:
“Gặp người chẳng dám nhìn
Lệ sa vạt áo ướt
Mấy con vẫn cười đùa
Biết đâu lòng mẹ xót”.
Nghịch cảnh ấy khiến chúng ra đau lòng.
Nhà thơ còn cho biết đây không phải là một người đàn bà có nghề ăn mày mà là một người lao động lang thanh đi kiếm việc làm thuê, “miễn sống qua thì đói”. Nhưng một người mẹ làm thuê “nuôi bốn miệng sao nổi”!
“Lần phố xin miếng ăn
Cách ấy đâu được mãi
Chết lăn rãnh đến nơi
Thịt da béo cầy sói
Mẹ chết có tiếc gì
Thương đàn con vô tội
Nỗi đau như xé lòng
Trời cao có thấu nổi?”
Nhà thơ hiểu được tình cảm bi đát của người mẹ, hiểu được nỗi lòng của người mẹ. Làm thuê không xong, ăn xin không bền, mẹ con làm sao tránh khỏi chết đói! Giọng thơ đầy bi phẫn “Chết lăn rãnh đến nơi, thịt da béo cầy sói”. Âm điệu bi phẫn trong câu thơ nguyên tắc rõ hơn với những thanh trắc:
“Nhãn hạ ủy câu hác
Huyết nhục tự sài lang”
Nỗi lòng của người mẹ thật là cảm động. “Mẹ chết có tiếc gì”, người mẹ chỉ thương đàn con. Câu thơ “Thương đàn con vô tội” là dịch thoát, câu thơ nguyên văn là “Phủ nhi tăng đoạn trường” (Vỗ về con mà càng đứt ruột). Có người mẹ nào nhìn thấy con đang chết đói mà không đứt từng khúc ruột!
“Nỗi đau như xé lòng
Trời cao có thấu nổi?”
Hai câu thơ này trong nguyên tắc là:
“Kì thống tại tâm đấu
Thiên nhật giai vị hoàng.
(Lòng đau xót vô cùng
(Trông lên) trời, mặt trời vàng úa).
“Thiên nhật giai vị hoàng” là một câu thơ thiên tài. Nhà thơ nhìn bằng cái nhìn của người mẹ đói vàng mắt mà thành “mặt trời vàng úa”. Mặt trời (đấng tối cao) không sáng nữa làm sao còn trông thấy những sinh linh bé nhỏ bi thảm này?
Nhà thơ còn trông thấy một nghịch cảnh đau lòng nữa. Ngoài đường gió rít, bốn mẹ con sắp chết đói, trong cửa quan thì tiệc tùng linh đình, thừa mứa:
“Gió lạnh bỗng đâu về.
Khác đi đường rầu rĩ.
Đêm qua trạm Tây Hà
Mâm cỗ sang vô kể.
Vây cá hầm gân hươu
Lợn dê mâm đầy ngút
Quan lớn không gắp qua
Các thầy chỉ nếm chút”.
Đây không phải là hình thức khoa trương về cuộc sống xa hoa, phè phỡn của quan lại đương thời mà nhà thơ kể lại một sự thật nóng hổi về cuộc đón tiếp sứ bộ ở trạm Tây Hà.
“Đêm qua trạm Tây Hà
Mâm cỗ sang vô kể”.
“Mâm cỗ sang” với những món cao lương mĩ vị, hiếm, quý, đắt giá như “vây cá hầm gân hươu”, lại thừa mứa ê hề, “Lợn dê mâm đầy ngút”. Quan lại thì chán chê “Quan lớn không gắp qua, Các thầy chỉ nếm chút”.
Nhà thơ trông thấy nghịch cảnh thật là đau lòng:
“Thức ăn thừa đổ đi
Quanh xóm no đàn chó
Biết đâu bên đường quan
Có mẹ con đói khổ!”
Chó hàng xóm chẳng những no mà còn chán cả cao lương (Lân cẩu yếm cao lương), trong khi đó mẹ con bên đường đói.
Có lần bình luận tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, nhà văn Nguyễn Tuân có nói Ngô Tất Tố đưa chó vào tác phẩm để lộ bản chất chó của vợ chồng Nghị Quế. Vậy thì, phải chăng hơn hai trăm năm trước, Nguyễn Du đưa chó vào thơ để lộ bản chất chó của bọn quan lại đương thời?
Tác giả kết bài thơ một cách bất ngờ, chỉ bằng hai câu:
“Ai vẽ bức tranh này
Dâng lên nhà vua rõ”
Đúng là một bức tranh xã hội đầy những nghịch cảnh đau lòng: mẹ khóc vì con đói, con vẫn cười đùa; người đói “chết lăn rãnh đến nơi”, “thịt da béo cầy sói”; mẹ con sắp chết đói, trong cửa quan “mâm cỗ sang vô kể”; đàn chó no thức ăn thừa, bên đường bốn mẹ con đói lả. Bức tranh đen tối đó có tên là “Những điều trông thấy”.
Nguyễn Du thương dân, ghét bọn quan lại, nhưng lại ảo tưởng về một vị minh quân.
Tác phẩm “Sở kiến hành” chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du. Tác phẩm đã biểu hiện một cách sâu sắc tinh thần nhân đạo cao quý của đại thi hào. Tấm lòng của nhờ thơ đã hướng về những người nghèo khổ bất hạnh, bất kể đó là người Việt Nam hay người Trung Quốc. Tình cảm thương yêu của ông đã vươn đến tầm nhân loại. Sức mạnh của phương pháp sáng tác của Nguyễn Du là ở những điều trông thấy. Trong “Sở kiến hành” có tiểu xảo gì đâu, cũng không hoa mĩ vậy mà bài hành đã làm kinh động lòng người. Thế mới biết, trong đời sống, cũng như trong nghệ thuật, tấm lòng mới tạo ra điều kì diệu. Đúng như thi hào Nguyễn Du đã nói: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Truyện Kiều).
 
K

kunkon94

còn mem nào có ý kiến cho mấy đề kia hông zậy? keodungkd_271 ui, bạn làm ơn giúp mình đi mà, năn nỉ bạn đó, siêng đi, siêng đi, siêng đi..........^^
 
H

hoamai02

Có bài này tham khảo nha

Đề 4: Truyện Kiều là tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người như khát vọng quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu hạnh phúc (đây mà đề mở nên không có yêu cầu)


''TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU


Kiệt tác truyền Kiều của đại thi hào Ng.Du có 2 giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo (nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX - cuối Lê đầu Nguyễn), là tiếng nói của thương cảm trước số phận (thời đại) bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lý, khát vọng tình yêu hạnh phúc...
Tiếng nói nhân đạo ấy toát lên từ hình tượng nhân vật Thuý Kiều trong truyện Thuý Kiều. Thuý Kiều là hiện thân của nổi đau và bất hạnh. Nàng là một người con gái tài sắc, giàu tình cảm nhưng bị xã hội phong kiến vùi dập, đoạ đày.
Nhân vật Thuý Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây. Đời Kiều là một tấm gương oan khổ. Số phận Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ. Tuy nhiên hai bi kịch lớn nhất ở Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp nhân phẩm.
Tình yêu Kim Trọng- Thuý Kiều là một tình yêu lí tưởng với “Người quốc sắc,kẻ thiên tài”, nhưng cuối cùng “giữa đường đứt gánh tương tư”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn được-tuy “màn đoàn viên” có hậu về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”.Hạnh phúc nàng toan được nắm trong tay thì cuộc đời cướp mất.
Kiều là người luôn có ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng lại bị chà đạp về nhân phẩm. Nàng trở thành “món hàng” để kẻ buôn người họ Mã “cò kè bớt một thêm hai”. Rồi nàng phải thất thân với những kẻ như Mã Giám Sinh, phải “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”- Nổi đau nhất của cuộc đời Kiều chính là: “Thân lươn bao quản lần đầu- chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Có nổi đau nào lớn hơn khi con người trọng nhân phẩm, luôn có ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải tuyên bố từ bỏ nhân phẩm?
Đời Kiều không phải chỉ là một tấm bi kịch, mà là những chuổi dài những bi kịch nối tiếp nhau, mỗi lần nàng cố cất đầu ra khỏi bùn nhơ là một lần bị dúi xuống, bị đạp xuống sâu thêm một tầng nữa.
Thuý Kiều là hiện thân của một vẻ đẹp nhan sắc, tài hoa. Sắc và tài của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Thể hiện vẻ đẹp, tài năng của Kiều Ng.Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn học cổ có phần lí tưởng hoá để trân trọng một vẽ đẹp. “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành-sắc đành đồi một tài đành hoạ hai”.
Tâm hồn đẹp đẽ của người con gái họ Vương thể hiện ở tấm lòng vị tha, nhân hậu. Nàng hi sinh tình yêu để cứu gia đình, cha mẹ. Khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới cha mẹ với những tình cảm chân thực. Nàng tưởng tượng bóng dáng tội nghiệp “Tựa cửa hôm mai” của người sinh dưỡng Nàng. Kiều day dứt không nguôi vì một nổi là không được chăm sóc cha mẹ già: “Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ”. Thuý Kiều là người chí tình chí nghĩa “Ơn ai một chút chẳng quên”. Khi có điều kiện, nàng đã trả ơn, hậu tạ những người cưu mang mình, nhưng nàng vẫn thấy công ơn đó không gì có thể đền đáp nổi “Nghìn vàng gọi chút lễ thường-mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân”.
Thuý Kiều là hiện thân của nổi khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống.
Khát vọng tình yêu tự do đậm màu sắc lãng mạn được thể hiện qua mối quan hệ Thuý Kiều- Kim Trọng. Mới gặp chàng Kim lần đầu, hai bên chưa tiện nói với nhau một lời, mà mối tình không lời ấy đã như một chén rượu nồng, khiến người ta choáng váng đê mê:
“Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê...”
Yêu nhau nàng chủ động xây dựng tương lai với người yêu. Gót chân nàng thoăn thoắt đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” Thật là nhiệt thành cho một mối tình đầu trong trắng. Ng.Du đã dành tất cả tài năng và tâm huyết để viết lên một bản tình ca say đắm



:p
 
Top Bottom