Văn 11 Cảm nhận hình ảnh nhân vật

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời
  • Like
Reactions: Harry Nanmes

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Cảm nhận hình ảnh đêm nào nhân vật Liên và An cũng thức để đợi tàu đêm
@Trần Tuyết Khả giúp em với
Xin lũi em nhiều, lúc đó không biết là có nhận được thông báo không nữa :'<
Giờ chị đưa dàn ý bài văn nha
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Liên và An, cảnh đợi tàu
Thân bài:
1. Khái quát về tác giả tác phẩm
  • Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, là một trong những thành viên của Tự lực văn đoàn.
  • Tuổi thơ nơi phố huyện nghèo đã để lại những dấu ấn đậm nét trong sáng tác của ông
  • Tác phẩm "Hai đứa trẻ" in trong tập truyện ngắn "Nắng trong vườn" (1938), là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam
2. Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên
  • Đêm nào Liên và An cũng cố thức chờ đoàn tàu từ Hà Nội đi qua ga xép nhỏ của phố huyện. Dù mẹ có dặn phải cố thức đợi những người khách cuối cùng của đêm khuya nhưng trong thực tế, của hàng tạp hoá nhỏ xíu của Liên và Am ngay trong ngày chợ phiên cũng chẳng bán được gì nhiều, cho nên đêm tối càng không có hi vọng bán được hàng, Liên không mong chờ ai mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng. -> Như vậy, việc ngồi chờ tàu đêm của hai chị em không phải xuất phát từ nhu cầu lợi ích vật chất để nuôi sống bản thân mà là nhu cầu của đời sống tinh thần
  • Hàng ngày, hai đứa trẻ phải sống trong cảnh buồn tẻ, tăm tối và cuộc sống nghèo khổ nơi phố huyện. Chính cuộc sống quẩn quanh, tàn tạ bao bọc xung quanh hai đứa trẻ cũng như sự đơn điệu trong cảnh nghèo nàn đã khiến chúng khao khát, ước ao về một khoảnh khắc vụt sáng của đoàn tàu đi qua
  • Đoàn tàu có thể coi là hình ảnh nổi bật nhất, có chiều sâu nhất trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Đoàn tàu xuất hiện không phải buổi sáng sớm tinh mơ hay lúc xế chiều hoàng hôn mà nó xuất hiện lúc đêm khuya, đó là hoạt động sống cuối cùng của phố huyện. Tàu đến, cả không gian như bừng tỉnh, thoát khỏi cái âm u, ảm đạm của cả ngày dài nhưng tàu cũng chỉ khuấy động bầu không khí hoang vắng của phố huyện lên một chút mà thôi. Sau khi đoàn tàu đi khỏi, cả phố huyện sẽ lại thu mình trong bóng tối.
  • Chúng cố đợi là để được hoà vào nhịp sống sôi động hiếm hoi đó. Nghĩa là từ sâu trong hồn hai đứa trẻ có một sự chối bỏ, không chịu thoả hiệp với cuộc sống tẻ ngắt ở chốn này. Nghĩa là chúng thèm sống biết bao! Nếu còn một đoàn tàu khác, hẳn chúng cũng sẽ cố đợi chờ thôi.
  • Đoàn tàu như mang tới một thế giới khác. Nó hoàn toàn tương phản với phố huyện. Ánh sáng con tàu tượng trưng cho cả đoàn tàu hay chính là tượng trưng cho cả một thế giới khác "vui vẻ và huyên náo" hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua". Nơi phố huyện nghèo, mỗi tối chỉ có một vài ánh sáng nhỏ nhoi soi sáng, vì vậy, ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu trở nên thật nổi bật. Ánh sáng đoàn tàu còn là niềm hi vọng, ước mơ, khát khao của những con người nơi đây về tương lai tốt đẹp hơn, không còn tẻ nhạt, u buồn nữa. Tuy nhiên, thứ ánh sáng ấy lại ở xa, vụt đến lại vụt đi
  • Cho dù là thế, niềm khao khát, đón chờ đoàn tàu vẫn trông thật thiêng liêng, thiêng liêng đến nỗi nếu bỏ lỡ khoảnh khắc ấy thì một ngày của hai đứa trẻ trôi qua sẽ vô nghĩa
  • Hai đứa trẻ ấy dù cho buồn ngủ đến "ríu cả mắt" nhưng vẫn cố đợi cho bằng được. Bé An trước khi ngủ còn dặn chị khi nào tàu đến thì gọi dậy
  • Ngay khi tàu chưa đến, chúng đã nhận ra từ xa. Trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, nghe tiếng còi xe lửa vọng lại. Thế rồi hai chị em choáng ngợp trước hình ảnh đoàn tàu đi tới, say mê ngắm nhìn đến khi nó đi xa
3. Bàn luận, đánh giá
  • Trong cảnh đợi tàu, Thạch Lam đã miêu tả tâm trạng đợi tàu của chị em Liên thật chi tiết và gợi nhiều xúc cảm. Qua đó, Thạch Lam muốn khẳng định sự bền bỉ của ước mơ, khát vọng. Cuộc sống dù nghèo khổ, tù túng và bế tắc đến đâu vẫn không thể dập tắt niềm hi vọng sống của con người
  • Chỉ qua một đoạn ngắn hình ảnh đợi tàu, Thạch Lam đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập
  • Một chi tiết đáng chú ý nữa là lối kể chuyện đặc sắc, đầy tâm tình của Thạch Lam. Tuy không có cốt truyện nhưng vẫn đặc biệt hấp dẫn bởi nó đã khai thác, tái hiện được nội tâm nhân vật, khơi dậy được lòng đồng cảm, sẻ chia ở người đọc
Kết bài: Tổng kết nội dung, nghệ thuật, cảm nghĩ bản thân
 
  • Like
Reactions: The Joker
Top Bottom