Văn 9 Cảm nhận hai câu thơ trong đoạn trích "Cảnh ngày Xuân"

quachbaoanh1234@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng chín 2020
1
0
1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết một đoạn văn tổng – phân – hợp trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
( “Truyện Kiều” – Nguyễn Du )
* Chú ý: Trong đoạn có sử dụng câu văn đánh giá , so sánh câu thơ của Nguyễn Du với câu thơ cổ Trung Quốc có nội dung tương tự
- giúp mình với :33 Cảm ơn
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Viết một đoạn văn tổng – phân – hợp trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
( “Truyện Kiều” – Nguyễn Du )
* Chú ý: Trong đoạn có sử dụng câu văn đánh giá , so sánh câu thơ của Nguyễn Du với câu thơ cổ Trung Quốc có nội dung tương tự
- giúp mình với :33 Cảm ơn
Bạn tham khảo nhé
Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào dân tộc với tác phẩm tiêu biểu "Truyện Kiều", đọc tác phẩm lên, chắc hẳn người đọc sẽ ấn tượng mãi với hai câu thơ miêu tả khung cảnh ngày xuân trong trẻo ở đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Bức tranh mùa xuân hiện lên đầu tiên với gam màu xanh tươi mát của thảm cỏ trải rộng đến chân trời. Toàn bộ không gian như nhuốm cả sự sống căng tràn, mãnh liệt ấy. Trên nền xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Tất cả tạo nên một bức trang diễm lệ với màu sắc hài hoà, thanh nhã đẹp đến tuyệt diệu. Nguyễn Du thật tài tình khi đã vẽ nên một mùa xuân với vẻ đẹp riêng. Đảo ngữ "trắng điểm" kết hợp với từ "điểm" như càng nhấn mạnh hơn sắc trắng trong trẻo của hoa lê. Điều đặc biệt là sự xuất hiện của hoa lê của loáng thoáng, không nở rộ, lộ liễu, cảnh vật dường như có hồn hơn, như một người con gái đẹp e ấp, ngại ngùng. Màu xanh và trắng đều là gam màu sáng, khi phối nào tưởng chừng như sẽ vẽ nên một bức tranh nhạt nhoà, nhưng không, qua tay của Nguyễn Du, nó đã gợi ra một bức tranh xuân nhẹ nhàng, thanh khiết. Ta đã từng bắt gặp trong thơ cổ hai câu thơ cũng viết về mùa xuân "Phương thảo liên thiên bích/
Lê chi sổ điểm hoa". Điểm chung giữa hai bài đó là đều gợi tả nét đẹp của mùa xuân, tập trung vào hình ảnh cỏ, hoa lê và trời xanh. Tuy vậy, ta vẫn thấy được sự khác biệt rõ ràng. Trong thơ cổ, ta thấy được hương vị của cỏ, màu xanh của cỏ và trời, cuối cùng là đường nét của cành lê thanh nhẹ điểm vài bông. Bức tranh xuân tuy đẹp nhưng lại ở trạng thái tĩnh tại. Đến với câu thơ của Nguyễn Du, bức tranh xuân không còn đứng im nữa mà đã trở nên sống động, có hồn. Tất cả gợi nên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống. Tóm lại, với bút pháp chấm phá tài tình cùng việc kết hợp giữa gợi và tả, thiên tài Nguyễn Du đã thành công phác hoạ bức tranh ngày xuân khoáng đạt, tràn đầy sức sống.
 
Top Bottom