Văn 9 Cách làm bài văn nghị luận?

Hạt Đậu nhỏ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng bảy 2017
959
1,849
214
21
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh
Cách làm bài văn nghị luận tư tưởng đạo lí và nghị luận về ca dao tục ngữ
Cách làm bài văn nghị luận từ tưởng đạo lí
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có thể đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội như: đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,... Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống); Về tâm hồn, tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ , cần cù,...); Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội (tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào,...); Về lối sống, quan niệm sống,...
Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng: Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào, có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện,...Vì vậy học sinh cần nắm chắc kĩ
năng làm bài.
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là: Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa nghĩa tường minh, hàm ẩn (nếu có); sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề; sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Dẫn chứng lấy từ thực tế, có thể lấy trong thơ văn nhưng không cần nhiều (tránh lạc sang nghị luận văn học); sử dụng thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hướng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng,...
CÁC BƯỚC CƠ BẢN
Bước 1: Giải thích tư tư tưởng, đạo lí.
Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn
ngữ,...). Thường trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
Bước 2: Bàn luận
- Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
- Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.
Bước 3: Mở rộng
- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai. Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc.
Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
http://megabook.vn/tai-lieu/van-hoc/cach-lam-bai-nghi-luan-xa-hoi-ve-tu-tuong--dao-ly-p545
 
  • Like
Reactions: mỳ gói

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Cách làm bài văn nghị luận tư tưởng đạo lí
– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.
– Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng:
+Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận , có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào.
+ Có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn , một câu ngạn ngữ , một câu chuyện…
– Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận là phải làm sáng tỏ các vấn đề , tư tưởng, đạo lý bằng cách: Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích … để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
– Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần:
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
2. Thân bài:
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
3. Kết bài
Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
Trong bài văn nghị luận cần có luận điểm đúng đắn sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.
Ghi nhớ: Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú vận dụng các phếp lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp
Các bước làm dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí
Bước 1 : giải thích tư tư tưởng , đạo lí.
Giải thích như thế nào ?
Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói
Bước 2 : Bàn luận
– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa
Bước 3: Mở rộng.
-Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
-Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
-Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề.Phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng.Bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ dịnh cái sai.
Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc.
Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
22
Hà Nội
Trường Đời
Cách làm bài văn nghị luận tư tưởng đạo lí và nghị luận về ca dao tục ngữ
Làm như cấu trúc này nhé cậu!
I - MB : Gợi - Đưa - Báo
  • Gợi : Gợi vấn đề cần làm
  • Đưa: Đưa ra vấn đề nghị luận
  • Báo: Thể hiện việc làm gì
II- TB
a) Giải thích :Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
  • Gì : cái gì, là gì
  • Nào: Như thế nào?
  • Sao: Tại sao?
  • Do : Do đâu?
  • Nguyên : Nguyên nhân?
  • Hậu: Hậu quả
b) Chứng minh : Mặt - Không - Giai -Thời - Lứa
  • Mặt : Các mặt của vấn đề
  • Không : Không gian( thành thị , nông thôn ,…)
  • Giai : Giai đoạn
  • Thời : Thời gian ( hẹp hơn giai đoạn)
  • Lứa : lứa tuổi
III - KB : Tóm - Rút - Phấn
  • Tóm: tóm gọn lại vấn đề
  • Rút : rút ra kết luận
  • Phấn: phấn đấu, đánh giá, suy nghĩ của mình ( liên hệ bản thân)
P/s : ko hiểu có thể hỏi lại mình
 
  • Like
Reactions: realjacker07

Nguyễn Phú Thu Dung

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng sáu 2017
422
74
61
Đà Nẵng
THPT Hòa Vang
Làm như cấu trúc này nhé cậu!
I - MB : Gợi - Đưa - Báo
  • Gợi : Gợi vấn đề cần làm
  • Đưa: Đưa ra vấn đề nghị luận
  • Báo: Thể hiện việc làm gì
II- TB
a) Giải thích :Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
  • Gì : cái gì, là gì
  • Nào: Như thế nào?
  • Sao: Tại sao?
  • Do : Do đâu?
  • Nguyên : Nguyên nhân?
  • Hậu: Hậu quả
b) Chứng minh : Mặt - Không - Giai -Thời - Lứa
  • Mặt : Các mặt của vấn đề
  • Không : Không gian( thành thị , nông thôn ,…)
  • Giai : Giai đoạn
  • Thời : Thời gian ( hẹp hơn giai đoạn)
  • Lứa : lứa tuổi
III - KB : Tóm - Rút - Phấn
  • Tóm: tóm gọn lại vấn đề
  • Rút : rút ra kết luận
  • Phấn: phấn đấu, đánh giá, suy nghĩ của mình ( liên hệ bản thân)
P/s : ko hiểu có thể hỏi lại mình
Vậy ca dao làm phần nào, nghị luận xã hội lm phần nào bạn
 
  • Like
Reactions: Nguyenngocthuyduong

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
22
Hà Nội
Trường Đời
Vậy ca dao làm phần nào, nghị luận xã hội lm phần nào bạn
cả hai đều áp dụng với dàn ý như trên nhé!
  • Đối với câu ca dao, tục ngữ : Phần 1 ở thân bài bạn giải thích câu ca dao tục ngữ. câu ca dao tục ngữ chắc chắn có nói về một tư tưởng đạo lý nên làm bình thườngR
  • Đối với tư tưởng đạo lí : Phần 1 ở thân bài bạn giải thích ra ( vd : đoàn kết là gì ? Nghị lực là gì ?,.... ) . Rồi làm bình thường nhá
  • Còn trường hợp xuất phát từ văn bản thì bạn nêu biểu hiện của cái tư tưởng đạo lí trong văn bản ra nhé!
  • nhớ dẫn chứng cụ thể , càng thuyết phục càng tốt
 

Uyên_1509

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng ba 2018
588
191
86
19
Nam Định
THCS Hải Phương
a. Tìm hiểu đề và tìm ý

  • Tìm hiểu nội dung tư tưởng, đạo lí (nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ).
  • Liên hệ với thực tế (Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống ân nghĩa như một nguyên tắc sống của người Việt Nam; Ngày nay, đạo lí Uống nước nhớ nguồn vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục được khẳng định ở những khía cạnh mới…)
b. Lập dàn bài

  • Mở bài
    • Giới thiệu tư tưởng, đạo lí sẽ nghị luận
    • Nêu khái quát về nội dung và ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí (Của câu tục ngữ và ý nghĩa răn dạy của nó).
  • Thân bài
    • Giải thích nội dung tư tưởng, đạo lí (Giải thích nội dung câu tục ngữ, ca dao và đạo lí )
      • Cắt nghĩa tư tưởng, đạo lí (nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ).
      • Phân tích những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí (những điều hàm chứa trong câu tục ngữ).
    • Đánh giá tư tưởng, đạo lí (Sự đúng đắn và sâu sắc của đạo lí )
      • Đưa dẫn chứng để chứng minh sự đúng đắn của tư tưởng, đạo lí (Truyền thống ân nghĩa của người Việt Nam).
      • Khẳng định sự sâu sắc, đúng đắn của tư tưởng, đạo lí trong đời sống xã hội hiện tại và tương lai.
    • Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
    • Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân sử thế.
    • Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc.
  • Kết bài
    • Khẳng định ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí (Khẳng định truyền thống đạo lí của dân tộc).
    • Tự rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề vừa nghị luận.
c. Viết bài

  • Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh
 

hoangtuan9123

Học sinh gương mẫu
Thành viên
26 Tháng một 2018
1,159
2,223
319
Hà Nội
THPT Xuân Đỉnh
Vậy ca dao làm phần nào, nghị luận xã hội lm phần nào bạn
ca dao tục ngữ
-đầu tiên bạn giải thích nghĩa đen ,nghĩa bóng
-biểu hiện ngoài đời sống
-ý nghĩa của nó trong cuộc sống
-bàn luân ,phê phán
-liên hệ
ví dụ như ''uống nc nhớ nguồn'' có thể làm theo dàn bài trên
nghị luận tư tương đạo lí
-giải nghĩa
-biểu hiện
-ý nghĩa
-phê phán
-liên hệ

nghị luân xã hội
-thực trang
-hậu quả
-nguyên nhân
-giải pháp
-liên hệ
 
Top Bottom