Cách làm bài văn nghị luận xã hội

P

phalaibuon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài viết của THẦY NGUYỄN VĂN ƯNG (LÊ HỒNG PHONG - BIÊN HÒA)
MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP:

- Đề 1: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về phương châm “Học đi đôi với hành”.
- Đề 2: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh/chị về vai trò của tự học đối với học sinh hiện nay.
- Đề 3: Có người cho rằng: “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất của thanh niên hiện nay”. Hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về quan niệm trên trong một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ).
- Đề 4: Hàng năm, cứ đến kì thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng, trên cả nước ta lại có phong trào “Tiếp sức mùa thi”. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về phong trào đó. -
- Đề 5: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn ở nước ta hiện nay.

CÁCH LÀM

Bước 1:
Tìm hiểu đề
1. Xác định dạng đề:
- Cần xác định rõ một trong hai dạng đề:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (đề 1, đề 2, đề 3) hay nghị luận về một hiện tượng đời sống (đề 4, đề 5). Nếu là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì cần xác định rõ: có câu trích (đề 1, đề 3) hay không có câu trích (đề 2). -

Để phân biệt dạng đề cần chú ý:
+ Đề bài yêu cầu bàn về một một tư tưởng, quan niệm thì đó là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Tư tưởng, quan niệm ấy có khi thể hiện qua một câu trích (đề 1, đề 3), có khi người viết phải bày tỏ (đề 2: Tự học đối với học sinh hiện nay là rất quan trọng).
+ Nếu đề bài yêu cầu bàn về một hiện tượng, sự việc mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm; hoặc bàn về hành vi, thái độ tốt, xấu của con người thì đó là nghị luận về một hiện tượng đời sống (đề 4, đề 5). - Đề thi không cho ta biết là dạng đề gì. Nếu không xác định đúng dạng đề, sẽ bị lạc về phương pháp, dẫn tới lạc về nội dung, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến kết quả bài thi.
2. Xác định các yêu cầu của đề: Đề bài thường có ba yêu cầu: Yêu cầu về nội dung, yêu cầu về thao tác nghị luận, yêu cầu về phạm vi tư liệu. Trong đó, yêu cầu về nội dung là quan trọng nhất. Thực tế khi làm bài chỉ cần xác định yêu cầu này. Tìm hiểu yêu cầu nội dung là cần xác định rõ: Đề bài yêu cầu bàn luận về vấn đề gì ? Bàn luận về điều đó như thế nào ? Để tìm hiểu đúng yêu cầu nội dung của đề cần chú ý: Ở dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí, cần hiểu rõ tư tưởng đó là như thế nào? Tư tưởng đó đúng hay không đúng? Bài văn cần có những ý nào? Ở dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống, cần hiểu rõ hiện tượng đó là như thế nào? Hiện tượng đó là tốt hay xấu? Bài văn cần có những ý gì? Bước 2: Lập dàn ý Để lập được dàn ý, dựa vào bài viết trong SGK và phương pháp làm bài văn nghị luận nói chung, giáo viên phải “sáng tạo” ra cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Yêu cầu học sinh hiểu và học thuộc cấu trúc bài văn như một công thức chung. Khi có đề bài, sau khi tìm hiểu đề, dựa vào “công thức” ấy để lập ra dàn ý phù hợp cho đề bài đã cho.

Dưới đây là cấu trúc bài văn của hai dạng đề nói trên:

Cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

I/. Mở bài: - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí. - Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích (cả xuất xứ nếu có) và nhận định đúng hay không đúng (đề 1). Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nêu nhận định phù hợp với đề bài. Ví dụ đề 2: Sau khi giới thiệu ý có liên quan sẽ đưa ra nhận định: Tự học đối với học sinh hiện nay là vô cùng quan trọng.

II/. Thân bài:
327596-untitled.bmp



Cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
I/. Mở bài: - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng.
- Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt, cần học tập, phát huy hay xấu, nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ ngữ phù hợp với đề bài). I
I/. Thân bài:
327597-2.bmp

III/. KẾT BÀI: Kết luận chung về hiện tượng. Cảm nghĩ cá nhân.
 
Top Bottom