Sử Các vương triều của vương quốc Champa

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vương triều 1:
  1. Ngay khi lập quốc, vua Khu Liên gây chiến tranh mở rộng lãnh thổ đến tận Kauthara (Nha Trang, nơi có bia Võ Cạnh). Năm 248, quân Champa cướp phá tan tành Giao Chỉ và Cửu Chân (theo Thủy kinh chú, quyển XXXVI, tờ 23b; Tam quốc chí (phần Ngô thư), quyển XVI, tờ 53b) khiến vua Ngô phải cử Lục Dận (hay Dẫn; theo Tam quốc chí, quyển XVI, tờ 53b) ra điều đình buộc Champa rút lui, nhưng Champa lấy được vùng Thừa Thiên Huế.
  2. Con trai kế vị của Khu Liên không rõ tên.
  3. Cháu ngoại của Khu Liên là Phạm Hùng lên ngôi, đã liên kết với vua Phù Nam là Phạm Tầm (theo Pelliot trong "Phù Nam", BFEO thì Phạm Tầm cai trị từ 260 - 290) cùng đem quân sang đánh phá Giao Chỉ và Cửu Chân. Vua Ngô sai Đào Hoàng phản công, đến mười năm (270 - 280) thì xong.
  4. Vua cuối cùng là Phạm Dật (280? - 336) lập quân đội mạnh, xây tường thành và tin tưởng một người ngoại quốc là Phạm Văn (ông này có tài, có "phép thuật" thu phục lòng người). Văn hồi bé làm nô lệ cho tướng Phạm Chùy của huyện Tây Quyển, Nhật Nam; "chém đá" thành công nên bị tướng Champa để ý, phải bỏ trốn lên thuyền buôn đi khắp nơi. Về nước, Văn dạy vua Phạm Dật cách xây thành lũy theo kiểu Trung Quốc, đóng xe và làm nhạc khí nên Văn được vua tin tưởng. Lợi dụng Phạm Dật nhu nhược về già, Văn làm cho vua nghi kỵ và bắt đày một con trai, một con trai khác của nhà vua sợ phải trốn sang Trung Quốc. Dật chết năm 336 (theo Thủy kinh chú, XXVI, tờ 26a), Văn cho hạ độc chết hết các con của Phạm Dật rồi cướp ngôi (Theo Thủy kinh chú, Lương thư, Nam sử).
Vương triều 2:
  1. Vừa lên ngôi, Phạm Văn (336 - 349) ngự ngay cung điện và lệnh, nếu cung phi nào không ăn nằm với Văn thì ông ta sẽ cho chết đói ở gác cung. Sau đó, Văn đưa quân dẹp tan các cuộc nổi loạn ở các tiểu quốc; rồi năm 340 Văn đưa thư xin vua Tấn cho mình lấy Hoành Sơn, nhưng vua Tấn từ chối (xem Tấn thư, quyển XCVII, tờ 14b). Lợi dụng các quan lại nhà Tấn (vua tuyển chọn rất tùy tiện, không phân biệt quá khứ của họ) bóc lột nhân dân quá tàn bạo khiến người dân Champa căm phẫn và nổi dậy liên tục. Thái thú Hàn Tập đánh thuế quá nửa, Hạ Hầu Lãm quá lạm dụng quyền hành nên Phạm Văn dẫn quân lên bắt Hầu Lãm, giết đem tế trời (năm 347). Văn muốn xin Hoành Sơn; nhưng bị quân nhà Tấn phản công liên tục. Năm 349, Văn đánh tan quân Tấn ở Lô Dung, nhưng mất trên đường về.
  2. Phạm Phật (349 - 380) kế tục chính sách của cha, nhưng bị quân Tấn đánh bại liên tiếp và quân Champa phải lùi về tận Khu Túc, buộc Champa ký hòa ước năm 351 (Thủy kinh chú, quyển XXXVI, tờ 21b). Cho rằng Champa (hay Lâm Ấp) không thực tâm hòa, năm 353 Thứ sử Nguyễn Phu của Giao Châu đem quân đánh mạnh, lấy mất hơn 50 lũy của Lâm Ấp (Theo Tấn thư, quyển VIII, tờ 27b). Năm 359, Thứ sử Giao Châu là Ôn Phóng Chi lại đem quân đánh tan Lâm Ấp ở thành Phật Bảo (thuộc Ôn Công), buộc Phạm Phật phải hàng và nộp cống phẩm tới 2 lần (372, 377).
  3. Phật chết năm 380, người kế vị còn nhỏ nên Phạm Hùng lên thay.
  4. Phạm Hồ Đạt: Đủ tuổi trị nước, người kế vị là Phạm Hồ Đạt đem quân đánh tới Cửu Đức, nhưng bị quân Tấn đánh bại. Lợi dụng đế quốc Tấn nội loạn; Hồ Đạt vào năm 407 cho giết mất Trưởng sử và liên tiếp đe dọa quân Tấn, tiến quấy phá Cửu Chân. Năm 413, Phạm Hồ Đạt bị tướng Đỗ Tuệ Độ đánh bại ở Cửu Chân, con trai kế vị của vua là Thần Thành bị giết chết; Phạm Hồ Đạt có miếu hiệu là Bhadravavarman I.
  5. Sau khi Hồ Đạt băng hà, Địch Chân lên ngôi được vài tháng thì thoái vị rồi nhường ngôi cho người cháu có miếu hiệu là Manothavarman.
  6. Manothavarman lên ngôi được ít lâu lại bị cháu của tướng Tàng Lân giết và cướp ngôi.
  7. Cháu của tướng Tàng Lân
  8. Người cháu của Địch Chân là Văn Địch lên ngôi. Từ 413 đến 420, quân Champa liên tục cướp phá ven biến Cửu Chân và Giao Châu khiến quân Tấn đối phó rất vất vả.
Vương triều 3:
  1. Phạm Dương Mại I (420) cướp ngôi vương triều II. Mùa thu năm 420, quân của Đỗ Tuệ Độ vào đánh bại Champa, giết hơn nửa số quân lính Chăm khiến vua Dương Mại I phải cống nạp voi thuần dưỡng thì mới yên.
  2. Con trai của vua là Phạm Dương Mại II lên ngôi (420 - 443). Lợi dụng vua Tấn có rắc rối về cử quan cai trị, năm 431 hơn 100 thuyền của quân Lâm Ấp tiến vào cướp phá ven biến Cửu Chân và Nhật Nam. Ngay sau đó, Thứ sứ Nguyễn Di Chi của Giao Châu cùng 3.000 quân tiến vào đánh tan Lâm Ấp, tiến đến tận Khu Túc và Cù Lao Chàm; do bị bão tố nên quân Tấn phải rút lui. Năm 433, Dương Mại II xin vua Tấn cho chức Thứ sử Giao Châu; nhưng Hoàng đế Tấn không chịu và đến năm 446 cử Đàn Hòa Chi chuẩn bị đại quân tiến đánh Lâm Ấp. Vua Lâm Ấp sợ và phải nộp 1 vạn lượng vàng 10 vạn lượng bạc xin hòa; nhưng vua bị phái chủ chiến khích nên vua cho quân Lâm Ấp phản công; nhưng quân Tấn biết âm mưu bèn tiến nhanh đến Khu Túc trấn giữ. Phạm Dương Mại cho tướng Phạm Bì Sa sang giúp Phạm Phù Long đánh quân Tấn; tướng Tông Xác bèn chia nhỏ quân Tấn thành nhiều đội, hạ cờ xuống, lợi dụng quân Lâm Ấp chủ quan bèn đánh bất ngờ khiến quân Lâm Ấp đại bại, Phù Long bị giết cùng hàng loạt thiếu niên từ 15 tuổi trở lên. Thừa thắng, Tông Xác tiến đến và dùng mưu làm các "sư tử giấy" bằng cốt tre, khiến đạo quân voi của vua Lâm Ấp hỗn loạn và đại bại. Quân Tấn tràn vào cướp phá tượng và đền đài, nấu chảy và đúc thành 100.000 cân livre vàng nguyên chất. Chiến thắng lớn của quân Tấn khiến vua Phù Nam là Jayavarman phải gửi thư xin thần phục Hoàng đế Tấn vào năm 484. Vua Dương Mại II về, chết vì thấy cảnh đất nước hoang tàn (Thủy kinh chú, quyển XXXVI, tờ 27b).
  3. Phạm Thần Thành (443 - 474?) kế ngôi; năm 455 ông đã cống nhiều vật phẩm đến nỗi vua Tấn phong sứ giả Lâm Ấp làm Dương Vũ tướng quân; các năm 458 và 472 lại cống các bình vàng, bình bạc và vải thơm, sản vật địa phương.
  4. Khoảng năm 475, con trai của vua Phù Nam là Phạm Đang Căn Thuần cướp ngôi. Nam Tề thư, quyển LVIII, tờ 56b viết về một bức thư của vua Phù Nam là Jayavarman gửi vua Nam Tề Vũ đế đề cập đến Căn Thuần là đứa con phản nghịch vua Phù Nam, thông đồng với bọn phiến loạn, đánh thắng Lâm Ấp rồi cướp ngôi vua Lâm Ấp; xin vua Nam Tề cất quân tiến đánh. Vua Nam Tề xem xong nhưng không gửi binh sang.
  5. Năm 491, Phạm Đang Căn Thuần chết, chắt của Phạm Dương Mại I là Phạm Chư Nông lên ngôi, nhưng chỉ được vua Nam Tề phong làm Trấn Nam tướng quân.
  6. Năm 498, Chư Nông chết trong vụ đắm thuyền ngoài biển khơi. Phạm Văn Khoản (498 - 503?) lên ngôi và được vua Nam Lương Vũ đế phong vương năm 502.
  7. Khoảng năm 504, Phạm Thiên Khải lên ngôi, cống vua Nam Lương vào các năm 510, 512 và 514; chết sau năm 514.
  8. Con ông là Vijayavarman (515? - 527) có cử sứ bộ sang Trung Quốc các năm 526 và 527.
Vương triều 4:
  1. Rudravarman I lên ngôi năm 529, sang cống năm 534 rồi sau đó không cống nữa. Tháng 5 - 6/541, quân Lâm Ấp tiến đánh Cửu Đức, nhưng bị nghĩa quân Lý Bí của Phạm Tu đánh tan. Cuối thời ông, nhà vua dựng đền thờ thần Bhadresvara sau khi đền cũ bị cháy. Các năm 568 và 572, vua Lâm Ấp mới cống vật cho vua Nam Trần.
  2. Khoảng 578 (theo lịch Saka), con vua là Sambhuvarman lên ngôi. Năm 595, Sambhuvarman cống vua Tùy. Mùa xuân năm 605, quân Tùy của Lưu Phương tiến đánh Lâm Ấp, cho lính bắn tên khiến voi và quân Lâm Ấp chết khá nhiều; quân Lâm Ấp đại bại và quân Tùy bắt mất 1 vạn tù binh rồi cắt hết tai họ (theo Tùy thư, quyển LIII, tờ 42b). Quân Tùy bắt hết dân cư trong thành, lấy bài vị của 18 vua Lâm Ấp và 1350 pho kinh Phật, gói thành 564 bó gửi về Hoàng đế Tùy. Khi nhà Đường thành lập, vua Sambhuvarman phái 3 sứ bộ sang cống vua Đường Cao tổ (623, 625 và 628); đặc biệt sứ bộ năm 625 được Hoàng đế tiếp đón long trọng, Vua cho tấu 9 dàn nhạc và ban lụa hoa sắc. Ông cũng có quan hệ tốt đẹp với vua Chân Lạp là Mahendravarman, được giữ quan thượng thư Simhadeva của Chân Lạp làm sứ thần cạnh vua Lâm Ấp. Cuối thời Sambhuvarman, nhà vua cho xây lại bằng gạch ngôi đền Bhadesvara sau khi ngôi đền cũ bị cháy mất rồi gia cố thêm.
  3. Sambhuvarman chết năm 629, con trai là Kandarpadharma (Phạm Đầu Lê) lên ngôi trị vì vương quốc thái bình. Ông cống đều đặn cho vua Đường, tuy nhiên lần cống phẩm năm 630 thì sứ thần Champa nói lời ngạo mạn khiến quan lại bất bình; họ xin Hoàng đế trừng phạt nhưng vua Đường bỏ qua. Những cống vật như đá quý, lụa tấm, và vua Dường chú ý nhất là các con vẹt: Vua Đường chia vẹt lông ngũ sắc cho các con trai, vẹt lông trắng biết nói. Một hôm, vua Đường thấy vẹt lông trắng phàn nàn rét nên nhà vua ngạc nhiên, lệnh cho sứ thần Champa đem thả về rừng
  4. Sri Bhasadharma (Phạm Chấn Long) lên ngôi trước năm 640, ông cống nạp đều đặn cho vua Đường hai lần vào các năm 640 và 642. Sách Đường hội yếu, quyển XCVIII, tờ 12b nói vua Champa cống 11 sừng tê và nhiều vật quý khác vào năm Trinh Quán thứ 14. Phạm Chấn Long bị một viên thượng thư ám sát cùng với các con trai vào năm 645 (theo Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Văn hiến thông khảo), nên con trai của người chị nhà vua lên ngôi
  5. Bharesvaravarman vừa lên ngôi được vài tháng của năm 645 thì bị các triều thần của tiên vương lật đổ rồi đưa con gái là con vợ cả vua Phạm Đầu Lê lên thay.
  6. Nữ hoàng Jagaddharma lên ngôi năm 645 trong bối cảnh cung đình bị rối loạn. Các triều thần sau nhiều cuộc hội bàn đã quyết định gả bà cho một thân vương là chắt trai của tiên vương Phạm Đầu Lê là Prakasadharma (vì cha của ông này là Sri Jagaddharma thuộc dòng vua Champa Rudravarman I, mẹ của ông này thuộc dòng Isanavarman, vua Chân Lạp) rồi tôn thân vương này làm vua vào năm 653, hiệu Vikrantavarman I.
  7. Vikrantavarman I làm vua từ 653 và trị vị một đất nước yên ổn; ông cống nhiều voi cho vua Trung Hoa, về sau thì thưa dần nên đến đến cuối thời ông trị vì, những sứ giả chỉ công Trung Hoa ba lần: 657, 669 và 670. Năm 657, vua Champa cho dựng tượng Sri Prabhasesvara và cúng nhiều đất đai. Năm 687 ông dựng kosa Isanesvara và đặt mũ miện cho Bhadesvara; dựng ngôi đền thờ thần giữ của cải Kuvara. Nhà vua Champa lần đầu tiên lập một đền thờ thần sinh ra bộ ba Balamon là thần Visnu Parusottama.
  8. Người nối ngôi sau năm 687 là Vikrantavarman II (Kiến Đa Đạt Ma) có tới 15 lần cống đều cho Trung Quốc, cúng rất nhiều vào các đền. Sách Đường hội yếu Sách phủ nguyên quy viết về vua Champa này ba lần cống cho Võ Tắc Thiên vào các năm 712, 713 và 731 với vua Champa được phiên âm là Kiến Đa Đạt Ma.
  9. Rudravarman II là vua cuối cùng của vương triều này, lên ngôi sau năm 731 và ông này cử sứ bộ qua cống Trung Quốc vào năm 749. Sách Đường hội yếu , quyển XCVIII, tờ 12b ghi: năm Thiên Bảo thứ 8, vua (Champa) cống 100 đấu rượu, 30 đấu gỗ trầm, vải trắng, 20 voi thuần dưỡng. Sách phủ nguyên quy gọi ông là Lâm Ấp thành chủ. Các sách Tân Đường thư Văn hiến thông khảo cũng ghi thêm: từ năm Vĩnh Huy đến hết năm Thiên Bảo (742 - 756), vua Champa đều đặn cống ba lần. Ông qua đời năm 757.
Vương triều 5:
  1. Thân vương Prithivindravarman thuộc dòng họ thị tộc Cau (phía Nam Champa) lên ngôi năm 758 và sáng lập vương triều mới. Thời ông cầm quyền, Champa trải dài một vùng rộng lớn từ dãy Hoành Sơn đến tận biên giới của nước Chân Lạp. Trong văn bia Glai-lamau do cháu của ông là Indravarman I dựng lên, thì nhà vua cai trị quốc gia có của cải rất nhiều, trật tự quốc gia rất yên ổn. Sau khi qua đời, ông được tăng tên thụy là Rudraloka. Thời nhà vua này cai trị, tên quốc gia được đổi thành Hoàn Vương (ghi nhận trong Tân Đường thư, quyển CCXVIII, tờ 19a; Văn hiến thông khảo, quyển XXIV, tờ 46b; Đường hội yếu, quyển XCVIII, tờ 12b và 13a)
  2. Satyavarman lên ngôi vào khoảng năm 767. Năm 774, quân Java xâm nhập vào lãnh thổ Champa, cướp phá hết các đền thờ Mukhalinga của thần Sambhu cùng các của cải quý báu của đền thần. Nhà vua nghe tin đã huy động quân dân Champa đánh bại quân xâm lược Java, sau đó cho dựng lại đền Shiva bị cướp phá, đặt tại đó tượng của nữ thần Bhagavati (vợ của thần Shiva; mất 10 năm ròng (774 - 784) mới xong ngôi đền. Năm 784, nhà vua dâng nhiều thóc lúa cùng đoàn phụ nữ đến canh giữ ngôi đền. Ít lâu sau, ông về Panduranga lập một "cư xá rất đẹp", có cái gò trồng cây giữa ruộng để chứng tỏ nơi đó của ông. Ông qua đời ít lâu sau đó, có tên hiệu là Isvaraloka. Người em út của ông sẽ kế ngôi
  3. Indravarman I lên ngôi sau năm 784 trong tình cảnh Champa loạn lạc nghiệm trọng, khi các hoàng thân và lãnh chúa gây chiến tranh với nhà vua để tranh giành ngai vàng. Theo Barth, Corpus, tập 2, p.216 thì tân vương có ảnh hưởng khắp các vùng Đông Tây Nam Bắc, thiết lập trật tự bằng luật pháp; ông hẳn đã thiết lập vương quyền ngay khi tiên vương bị ám sát. Cũng theo Barth và các văn bia, tân vương nhanh chóng tiến quân dẹp loạn ở vùng Chandran ở phía Bắc, vùng Đông Bắc, vùng Indra, vùng phía Đông, vùng Đông Nam, vùng của vua Yakshas. Theo văn bia Glai-lamau, nhà vua đích thân dẫn quân ra trận địa ở miền Bắc, đánh cho quan địch những đòn sấm sét bằng đội quân cung thủ tài ba. Ở phía Bắc (thuộc châu Hoan và châu Ái), quân Champa đánh tan và chiếm được nhiều chiến lợi phẩm, rồi đem về dâng cho thần Indraparamesvara. Ở phía Tây, ông cũng có đem quân đánh Chân Lạp. Năm 787, quân Java lại cướp phá Champa, tàn phá một đền thờ ở phía tây thành Virapura, cướp nhiều của cải và người dân Champa. Năm 799, Indravarman I cho xây lại ngôi đền và dâng của cải, nô lệ, phụ nữ, đất đai, trâu bò. Năm 801, ông dựng tiếp ngôi đền thờ vị thần Indraparamesvara và cũng cúng nhiều của cải, phụ nữ, đất đai và nô lệ. Năm 793, vua Indravarman I cống vua Đường sừng tê và trâu (theo Đường hội yếu, quyển XCVIII, tờ 13b). Ông mất sau năm 801 và em rể ông kế ngôi (trích văn bia Glai-lamau; văn bia Po Nagar)
  4. Harivarman I lên ngôi năm 801 đã lập tức đem quân tiến đánh xứ Giao Châu (tức nước Âu Lạc cũ). Năm 803, ông đem quân cướp phá tan hoang châu Hoan và châu Ái rồi trở về nước với nhiều chiến lợi phẩm. Nhưng đến năm 809, cuộc tấn công của nhà vua đã bị Thứ sử Trương Chu của Giao Châu chặn đứng; để trừng phạt thì quân Đường tàn sát 3 vạn dân châu Hoan và Ái; mang về 59 thân vương Champa cùng nhiều voi chiến, thuyền nhẹ (trích theo Tân Đường thư, Đường hội yếu). Một hoàng tử của nhà vua là Sri Vikrantavarman cùng với phụ chính thành Panduranga là Senapati Par tiến hành cướp phá Chân Lạp Các năm 813 và 817, vua Champa cho dựng 3 ngôi đền là đền Shiva Shandhaka, đền Ganesha Sri-Vinayaka, đền Sri-Malada-Kuthara; cúng nhiều của cải, quần áo, ruộng đất, nô lệ, trâu
  5. Vikrantavarman III lên ngôi sau năm 817, cúng thần Mahadevesvara nhiều của cải, đồ trang sức. Năm 854, ông dành một khu rộng lớn dựng đền thờ Vikrantarudra; cúng một thửa ruộng cho đền thờ Vikrantadevadhibhavesvara. Sau khi qua đời, ông có tôn hiệu là Vikrantesvara.
Vương triều 6:
  1. Indravarman II, nguyên là một guru (đạo sĩ) tu khổ hạnh có tên Laksmindra B. Gramasvamin được tiên vương của vương triều 5 chỉ định lên ngôi vào năm 875 sau khi ông này mất. Thời ông trị vì ở kinh đô Indrapura, nhà vua lập một ngôi đền và một tu viện Phật giáo. Nhà vua trang hoàng lộng lẫy kinh đô và rất được dân chúng, quý tộc yêu quý. Không chỉ thế, ông rất sùng Phật giáo bằng cách dâng nhiều đồ cúng cho Phật mà nhà vua gọi là các Laksmindralokesvara. Trong năm 875, nhà vua xây một tịnh xá thờ Dharma, miễn vĩnh viễn thuế cho các sư sãi; dâng ruộng lúa cùng nô lệ, nhiều bảo vật bằng vàng bạc cho tịnh xá. Cuối thời Indravarman I, vua Yasovarman I của Chân lạp bất ngờ đem quân tiến đánh Champa. Theo tường thuật của bia Banteay Chhmar thì quân Chân lạp tiến sâu vào lãnh thổ Champa với âm mưu đưa một senapati Champa lên ngôi. (Vua Champa) cho 12 đội quân vây Chân Lạp ở đồi Traycar và chiến đấu quyết liệt, quân Chân Lạp thiệt hại nặng và có 31 người sống sót chạy về. Quân Chân Lạp rút dần và để lại hai đội quân cảm tử do hai sanjak của vua Chân Lạp chặn đánh và kết quả họ cũng chết trận hết. Sau khi qua đời, ông có tôn hiệu là Sri Paramabuddhaloka (theo bia Đồng Dương). Ông mất sau năm 890 mà hoàng hậu Haradevi không có con kế tự, nên con trai của chị cả ông lên ngôi.
  2. Jaya Simhavarman I lên ngôi sau năm 890 và đóng đô ở Indrapura. Để tỏ lòng biết ơn các bác và gia đình, ông dựng tượng Haromadevi để thờ bác gái; một vị Rudraparamesvara thờ công đức của cha bà và vị Rudroma khuếch trương công đức của mẹ bà; ra đạo luật bảo vệ hai ngôi đền thờ thần Shivacarya năm 894, đền thần Sri Shivalingesvara vào năm 898. Ông trị vì đến năm 903 (bia Châu Sa, Quảng Ngãi, dòng 64)
  3. Sri Jaya Saktivarman lên ngôi khoảng 6 năm. Theo bia ký Po Klun Pilih Rajadvara, viên quan bảo vệ nhà vua thì: 'trong thời gian trì vị rực rỡ và thịnh vượng của vua Sri Jayasaktivarman, con trai của vua Jaya Simhavarman, vua vẫn tiếp tục giữ một vị trí cao"
  4. Người nối ngôi Saktivarman là Bhadravarman III (theo bia ký Phú Lương, Quảng Nam, câu 112 (Huber dịch), vị tân vương này lên ngôi năm 908). Người ta không biết rõ mối quan hệ giữa vua 3 và vua 4; theo bia Nhan Biểu thì Bhadravarman đã đánh bại những kẻ tranh ngôi để giữ yên ngôi vị. Nhà vua dùng các em vợ như Ajna Mahasameta, Ajna Narendranrpavitra và Ajna Jayendrapati làm quan Thượng thư; riêng người em Ajna Jayendrapati sẽ có trách nhiệm xem xét các công văn của các chúa địa phương Champa trước khi gửi lên cho nhà vua. Ông mất sau năm 910 (theo các sách Tống sử, Sách phủ nguyên quy, Văn hiến thông khảo). Nhưng sách Corpus, quyển 2, p.259, chú thích số 9 của Barth ghi ngày mất của vua là ngày chủ nhật 12/6/918 (cách tính mới theo lịch Saka)
  5. Con của ông lên ngôi vào tháng 6/918, hiệu Indravarman II (theo bia ký Po Nagar). Theo ghi chép của Bergaigne, ông đã củng cố vương triều đến mức thịnh vượng nhất. Nhà vua rất có học thức, nghiên cứu sáu dòng triết học. Nhà vua sau đó đã đúc tượng Bhavagati bằng vàng đặt trong đền Yan Pu Nagara, xứ Kauthara. Năm 945 - 946, vua Chân Lạp Rajendravarman II (944 - 968) sau khi chiếm ngôi của em trai Harshavarman III đã nhanh chóng xâm lược Champa, chiếm vùng Kauthara và cướp phá vùng này kể cả đền thờ Bhavagati. Quân Champa phản công manh mẽ, đánh tan và quân xâm lược bị tổn thất nặng nề. Lúc đầu, vua Champa không quan hệ với các Hoàng đế Trung Hoa mà phải đến tháng 9 âm lịch năm 951, ông cử sứ thần Bồ Ha Tán (ghi theo sách Ngũ đại sử, Ngũ đại hội yếu, Tống sử Văn hiến thông khảo; riêng Sách phủ nguyên quy ghi là "Tiêu Ha Tán") sang triều đình vua Hậu Chu Thái tổ (Quách Uy) dâng sản vật địa phương. Tháng 9 âm lịch năm 958, vua Champa cứ sứ thần sang cống một lần nữa. Đến tháng 6 âm lich năm 959, vua Cham cống các khóa thắc lưng bằng sừng tê trong suốt chạm hình rồng, nước hoa hồng, tượng Bồ tát bằng ngọc, dầu hỏa dựng trong lọ bằng ngọc lưu ly (trích Ngũ đại hội yếu, Tống sử, Văn hiến thông khảo)
  6. Jaya Indravarman I lên ngôi năm 960 và đã tiếp tục cống rất nhiều cho vua Bắc Tống là Khuông Dẫn. Theo các sách Tống sử, Văn hiến thông khảo Lĩnh ngoại đại đáp, ông cử Bồ Ha Tán sang cống Hoàng đế Bắc Tống vào ngày 23/1/961. Tháng 3 âm lịch năm 962, một phái bộ của Champa sang cống Hoàng đế 22 ngà voi và 1 tấn hương liệu (theo Tống sử, Văn hiến thông khảo). Năm 966 cống voi, tê giác, vải lụa trơn, cây có mùi thơm do hoàng hậu Champa biếu tặng. Năm 967, 970 và 971 lại cống nữa, lần này là Phó vương Lý Nậu cùng con trai của hoàng hậu tham gia
  7. Paramesvaravarman I lên ngôi năm 972 và liên tục cống Hoàng đế Bắc Tống vào các năm 972, 973, 974, 976, 977 và 979. Ở nước Đại Cồ Việt khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, một hậu duệ của vua Ngô Quyền là Ngô Nhật Khánh chạy sang cầu cứu Champa. Vua Champa cất quân đánh, nhưng khi đến cửa Đại Ác và cửa Tiểu Khang (còn chút nữa đến được Hoa Lư) thì bão biển nổi lên làm đắm gần hết, thuyền của vua Champa chạy thoát được. Khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế Tiền Lê năm 980, ông sai quan báo tin lên ngôi cho vua Bắc Tống và dâng mấy tù binh người Chăm bắt được cho vua Bắc Tống. Nhưng vua Bắc Tống quyết đánh Đại Cồ Việt; vì ông ta không muốn rắc rối với Champa nên lệnh phải chăm sóc các tù binh này tử tế để họ hồi hương, rồi báo cho vua của họ biết. Về phần mình thì sau khi chiến thắng quân Tống (981), Lê Hoàn sai sứ sang gặp vua Champa vào năm 982; nhưng vua Champa ngang nhiên giữ sứ lại. Hoàng đế Tiền Lê cả giận, cho cả nước sửa thuyền và vũ khí, tự cầm quân đi đánh. Quân Champa thua trận, vua Paramesvaravarman bị giết ngay từ lần giáp chiến đầu tiên (Theo Tống sử, Đại Việt sử ký toàn thư). Quân Tiền Lê nhanh chóng tiến vào kinh đô Champa, cướp phá đền đài và cướp hết vàng bạc, vật quý, một nhà sư Ấn, 100 cung tần của vua Chăm rồi đưa về nước
  8. Indravarman IV vừa lên ngôi vào năm 982 đã vội bỏ kinh đô, cùng triều thần rút về vùng Phan Rang. Năm 985, ông phái sứ sang nhờ vua Bắc Tống giúp mình đánh quân Tiền Lê, nhưng vua Tống từ chối. Champa tiếp tục loạn lạc vì quân Tiền Lê tiến đánh quân Champa của Lưu Kế Tông chỉ huy, nhưng quân Đại Cồ Việt thất bại phải rút về (năm 983). Năm 986, Indravarman IV qua đời (theo Đại Việt sử ký toàn thư, tờ 25a) và một người Chăm là Lưu Kế Tông chính thức lên ngôi
  9. Lưu Kế Tông lên ngôi năm 986 liền báo tin cho vua Bắc Tống. Ông cai trị rất hà khắc: khinh miệt cư dân Việt, áp bức mạnh lên người Chăm nên phần lớn người dân Chăm di cư sang phủ Đạm Châu (năm 986) và 300 người Chăm ở hai hạt Nam Hải, Thanh Viễn năm 987; 300 người Chăm khác ở khu Quảng Châu luôn vào năm 988 (ghi theo Tống sử, Văn hiến thông khảo, Đại Việt sử ký toàn thư). Lưu Kế Tông chết năm 988 và người Chăm cứ một thủ lĩnh người Chăm lên ngôi vua kế tiếp, lập vương triều mới.
Vương triều 7:
  1. Harivarman II lên ngôi năm 989 và đóng đô ở thành Vijaya (ghi theo Đại Việt sử ký toàn thư). Tận dụng vương quốc Hoàn Vương chưa kịp phục hồi sau chiến tranh, Hoàng đế Tiền Lê đem quân tiến đánh châu Lý, bắt hết cư dân ở đó đưa về vào năm 990 (theo Tống sử, quyển CCCCLXXXIX, tờ 26a). Ngày 31/12/990, Tân vương Champa bèn đưa thư và cống tê giác cho vua Bắc Tống để tỏ ý thần phục (theo Tống sử, Văn hiến thông khảo) nên vua Tống lệnh cho quân Tiền Lê không được đánh Champa nữa. Năm 989, Dương Tiến Lộc nổi dậy chống Tiền Lê và có nhờ vua Champa giúp, nhưng vua lịch sự từ chối. Về phần mình thì Hoàng đế Tiền Lê thấy quân Champa không đánh nữa năm vào năm 992 đã thả 360 tù binh bị bắt trong trận đánh châu Lý về nước. Cũng trong năm 992, vua Champa cử sứ thần Lý Lương Bồ sang cống (Tống sử, Văn hiến thông khảo); cùng năm này thì vua Champa phái sứ sang Bắc Tống và được Hoàng đế Bắc Tống ban tặng nhiều vật phẩm - ngay sau đó vua Champa cũng viết thư cảm ơn và dâng nhiều cống vật cho vua Bắc Tống. Năm 994, Harivarman gửi cháu nội là Chế Cai sang làm con tin ở triều đình Tiền Lê. Mặc dù vậy, quân Chăm thường xuyên quấy phá vùng bờ biển biên giới vào các năm 995 và 997, đuổi hết cư dân đi rồi chiếm đất. Mùa thu, quân Champa tiến đến Đại Cồ Việt, nhưng không dám vào trong bờ cõi
  2. Yan Pu-Ku Vijaya lên ngôi năm 999 (theo Đại Việt sử ký). Năm 1000, nhà vua định đô ở Vijaya để tránh sự tấn công về sau của quân Đại Cồ Việt. Cuối năm 1004, vua Champa cử sứ sang công vua Bắc Tống, tại đậy sứ Chăm gặp sứ Đại Cồ Việt là Minh Đề và đoàn khách Ả-rập; đầu xuân 1005 họ được Hoàng đế Tống đãi tiệc và xem pháo hoa. Năm 1007, vua Champa viết bức thư dài kèm cống vật gửi vua Bắc Tống để thần phục.
  3. Harivarman III lên ngôi năm 1010, cử sứ là Tchou Pou Li sang xin vua Tống thụ phong cùng năm 1010, được vua Tống tặng lại ngựa và binh khí (Tống sử, quyển VII, các tờ 22b và 23a). Trong năm 1010, ông cống cho vua Đại Cồ Việt và vua Bắc Tống nhiều sư tử (Tống sử, quyền VII, tờ 23b). Năm 1011, ông cũng phái một sứ bộ sang cống. Ông qua đời năm 1018 và người kế nghiệp chính thức cống vua Tống.
  4. Paramesvaravarman II lên ngôi năm 1018 (theo Tống sử, quyển CCCCLXXXIX, tờ 26b) và chính thức sang cống vua Tống ngay khi vừa lên ngôi. Năm 1021, quân nhà Lý tiến đánh châu Bố Chính. Quân Champa thất bại, viên chỉ huy bị chết và quân Chăm rút lui trong hỗn loạn; quân Đại Cồ Việt của nhà Lý sau đó tổn thất khá nặng nên không tiến sâu vào nữa (theo ghi chép của Việt sử lược). Năm 1026, quân Lý tiến đánh châu Điền
  5. Vikrantavarman IV lên ngôi trước năm 1030. Cuối thời ông, các con và thân vương Chăm tranh ngôi khiến hai con trai của ông là Địa Bà Thích cùng 4 người khác đến triều đình Thăng Long xin che chở vào các năm 1038 và 1039 (theo Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư). Vua mất năm 1041 và con trai lên ngôi
  6. Jaya Simhavarman III lên ngôi năm 1041, con trai của tiên vương; lập tức xin vua Tống cho làm lễ thụ phong. Năm 1043, quân Champa nhân gió thuận bất ngờ cướp phá Đại Cồ Việt. Vua Lý giận lắm, cử thái tử nhiếp chính và đích thân chuẩn bị quân tác chiến; thủy quân có 10.000 chèo lái bắt đầu tiến đánh vào tháng 1/1044. Thủy quân Lý theo chiều gió tiến nhanh, dàn quân ở bờ sông Ngũ Bồ (nay thuộc Thừa Thiên Huế) và tấn công. Quân Champa đại bại và hơn 3 vạn quân chết trân (kể cả vua Champa cũng chết trong trận này) và 5.000 quân bị bắt làm tù binh. Quân Lý tiếp tục tiến đến kinh đô, gom hết các cung tần của vua Champa đưa về vào tháng 7 âm lịch. Về nước, vua cho 5.000 tù binh chia ra lập các làng ở Vĩnh Khương và Đăng Châu (ghi lại theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Việt sử ký toàn thư)
Vương triều 8:
  1. Jaya Paramesvaravarman I vừa lên ngồi đầu năm 1044 đã cử người cháu là Yuvaraja Mahasenapati cùng các tướng lĩnh thân cận đem quân truy kích cuộc khởi nghĩa của nhân dân thành Panduranga. Quân khởi nghĩa thất bại và nhiều người bị triều đình Vijaya bắt về kinh đô cùng nhiều chiến lợi phẩm; vua ngày sau đó phân chia một nửa số người đó chấn hưng thành phố, số còn lại thì đưa ra các đền đài, tu viện để lấy công đức (theo bia Po Klaung Giarai ở Ninh Thuận, Finot dịch). Sau đó vào năm 1050 Yuvaraja cho xây một linga và một đài kỷ niệm chiến thắng (theo bia Po Klaung Giarai) để răn đe những người Panduranga có ý định khởi nghĩa. Theo Tống sử, vua Champa sai sứ sang cống vua Bắc Tống vào các năm 1050 và 1053; riêng năm 1056 thì sau khi cống vua Tống rồi ra về, sứ Champa bị đắm thuyền ở Quảng Tây mất hết hành lý, vua Tống ban cho sứ 1.000 lạng bạc. Vua Champa cũng làm nhiệm vụ với Hoàng đế nhà Lý, dù sứ thần đầu tiên sang Đại Cồ Việt năm 1047 bị giữ lại (theo Việt sử lược). Năm 1050 ông cống voi trắng (theo Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm đĩnh Việt sử thông giám cương mục). Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi và đổi tên nước là Đại Việt (theo Khâm đĩnh Việt sử thông giám cương mục, quyển III, tờ 20b), vua Champa cử sứ sang để bày tỏ lòng trung thành; vào những năm 1057 - 1059 và 1060, vua Champa cũng phái sứ bộ sang. Ở trong nước, vua Champa khôi phục đất nước và đến năm 1050 dựng lại tượng nữ thần Yan Pu Nagara, cúng ruộng, 55 nô lệ người Chăm, Khmer, Trung Quốc, Miến Điện, Xiêm; 15 sách vàng, 15 sách bạc, bình nạm vàng, thắt lưng, ấn bạc, cái lọng, bình vàng... (theo bản dịch bia Po Nagar của Finot). Ông mất năm 1060 và con cả kế ngôi
  2. Bhadravarman IV lên ngôi năm 1060 và tiếp tục cống voi thuần cho vua Bắc Tống (theo Tống sử, các quyển XII và CCCCLXXXIX). Năm 1061, nhà vua mất tích không rõ lý do và em trai kế ngôi hiệu Rudravarman III
  3. Rudravarman III lên ngôi cuối năm 1061; bắt đầu luyện tập quân đội vì sách Tống sử ghi nhận quân Đại Việt và Cao Miên hay cướp phá Champa nên họ (tức Champa) phải chuẩn bị lực lượng chống lại. Đầu năm 1062, vua Champa đem đồ cống vua Bắc Tống và báo tin Champa chuẩn bị quân; vua Tống thuận ý ban cho con ngựa bạch (theo Tống sử). Thấy mình chưa đủ mạnh, vua Champa bèn cống vua Đại Việt con tê giác trắng, voi trắng vào các năm 1065, 1068. Năm 1064, muốn được thần linh phù hộ, ông dâng cúng những bình rất đẹp cho nữ thần Yan Pu Nagara; nhưng vẫn tiếp tục chuẩn bị và mua thêm mấy con la ở Quảng Châu. Cuối năm 1068, Champa gây chiến ở biên giới; ngày 16/2/1068 (năm Thần Vũ nguyên niên theo Việt sử lược, quyển II, tờ 17a), Lý Thánh Tông đem quân thân chính đánh. Quân Đại Việt men theo đường bờ biển tiến quân, từ cửa Nam Giới vượt qua các cửa biển và đổ bộ vào cửa Sri Banoy; quân Chăm phản công mạnh, nhưng tướng chỉ huy Bố Bì Đà La tử trận bất ngờ khiến toàn quân mất tinh thần và phải tháo chạy; vua Champa cùng gia đình tháo chạy tới biên giới Cao Miên thì bị bắt vào tháng 4 âm lịch năm 1069. Tháng 5 âm lịch, vua Lý đãi tiệc trong cung vua Chăm, múa mộc và đá cầu, rồi báo tin thắng trận cho vua Tống biết. Vua Lý điều tra dân ở thành Vijaya có 2.560 hộ, rồi phá hết thành quách rồi nhanh chóng rút quân. Về nước, cuối năm 1069 (Đại Việt sử ký toàn thư ghi là tháng 7 âm lịch năm 1069) vua Lý buộc Champa dâng 3 tỉnh phía Bắc của nước Chăm, đổi thành 3 châu Địa Lý, Ma Linh (nay là hai huyện Minh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị ngày nay) và Bố Chính (nay thuộc các huyện Bình Chính, Minh Chính và Bố Trạch của tỉnh Quảng Bình - theo ghi chép của Cương mục) rồi thả nhà vua Champa về - biên giới Champa rút lại còn cửa Việt trở vào. Khi biết tin vua Champa bị bắt, 10 viên lãnh chúa tuyên bố độc lập và đánh nhau liên miên, khiến nội tình rối ren (bia Po Nagar ghi nhận nội chiến hậu 1069 liên tục, nhiều lãnh chúa đánh nhau liên miên trong 10 và 16 năm tiếp theo). Chán nản, vua Champa tiếp tục sang cống vua Tống vào các năm 1071 và 1072; năm 1074, vua Champa dẫn gia đình cùng 3.000 quân sang hàng vua Lý (theo Tống sử, Văn hiến thông khảo) để lại ngôi vua bỏ trống.
Vương triều 9:
  1. Hoàng thân Than thuộc dòng họ thị tộc Dừa (Narikela) kéo quân ra đánh lui quân đồn trú Đại Việt rồi lên ngôi năm 1074, hiệu Harivarman IV. Sau đó, vị tân vương lại đem quân tiến đánh các lãnh chúa phản loạn. "Ông đã đánh tan quân địch ở chiến trường đến 12 lần. Ông đã xử tử các lãnh chúa, tướng và thường dân ở chiến trường đến 9 lần" (theo bia Mỹ Sơn của khu D2, mặt B, dòng 90). Năm 1075, vua Lý mượn cớ bị xâm phạm nên cử quân đánh, nhưng bị quân Champa đánh lui. Cuối năm 1075, vua Tống tưởng Đại Việt yên bình và quân Lý có chừng 1 vạn người (theo Việt sử lược, An Nam chí lược, Đại Việt sử ký toàn thư) nên đem quân xâm lược; nhưng quân Đại Việt nhanh chóng đánh tan ở châu Khâm (31/10/1075), châu Liêm (6/11/1075) và công hãm châu Ung từ 18/2/1076 tới 40 ngày. Đồng thời, vua Tống cử quan xuống ra lệnh Chân lạp và Champa cùng đánh Đại Việt từ phía nam; nhưng vua Harivarman IV do không muốn chuốc họa nên không nghe theo vua Tống, vẫn cống đều đặn cho vua Đại Việt (1077). Cùng thời gian này, vua Harivarman IV tiến đánh Cao Miên; rồi cử hoàng thân Pan đưa quân tiến sâu vào Cao Miên, chiếm đóng thành phố Sambhupura rồi rút về, đem nhiều tù binh và chiến lợi phẩm về cúng đền Srisanabhadresvara (theo bia Mỹ Sơn, khu E4, mặt A, dòng 95 - Finot dịch). Sau năm 1077, nhà vua ủy nhiệm cho hoàng thân Pan kiến thiết kinh đô: dâng đất cho đền thờ cùng những người phục dịch, xây dựng các salas và tịnh thất, cấp nước và lương thực cho các nơi thờ cúng, trùng tu đền Srisanabhadresvara. Năm 1080, vua đem dâng lễ vật của Somesvara cho đền thờ này. Thời Harivarman IV, vương quốc thịnh vượng. Sứ giả Champa sang cống vua Tống đã mô tả vua Champa: "vua 36 tuổi, ăn nhiều, mặc áo hoa lụa ngũ sắc, đội mũ vàng nạm ngọc. Khi vua ra ngoài thì có 50 đàn ông và 10 phụ nữ bưng lễ vật và tấu nhạc theo nhà vua" (Tống sử, quyển CCCCXXIX, tờ 27a). Về già, vào năm 1080 nhà vua phong hoàng tử Vak mới 9 tuổi làm Thái tử. Năm 1081, vua mất và có 14 người vợ tuẫn táng theo ông và các hài cốt đều vứt hết xuống biến một loạt (bia Mỹ Sơn, mặt C), số còn lại "chuyên làm việc phúc đức để cầu phúc cho ông" (bia Mỹ Sơn, khu D, mặt A, dòng 90)
  2. Hoàng tử Vak lên ngôi lần thứ nhất, hiệu Jaya Indravarman II vào năm 1081. Ông trị vì được 1 tháng trong cảnh thái bình; ít lâu sau các đại thần và quan chiêm tinh đã đề nghị nhà vua tôn người chú của vua là Yuvaraja Pan làm người thừa kế. Jaya Indravarman II bị phế truất, Yuvaraja chính thức trở thành vua tiếp theo
  3. Pan lên ngôi năm 1081, hiệu Paramabodhisatva. Vừa lên ngôi, tân vương lập tức cử Yuvaraja cùng con nhà vua đem quân đánh bại tiếm vương ở Phan rang (cai trị 16 năm), tịch thụ các chiến lợi phẩm đem dâng cho nữ thần Yan Pu Nagara. Nhà vua duy trì cống nạp Đại Việt, nhưng lại không cống cho Trung Quốc (Việt sử lược, bia Mỹ Sơn). Cuối thời ông, lợi dụng con của tiên vương Harivarman IV còn nhỏ chấp nhận việc phế truất, các bà vợ của tiên vương lập tức xúi giục tùy tùng gây ra cuộc nội loạn cung đình nhằm đánh đổ người chú để phục vị cho cháu trai. Cuộc nổi chiến cuối cùng đánh bại nhà vua, buộc ông và triều đình rút lui; riêng nhà vua mất tích sau cuộc nội chiến này và Jaya Indravarman II lại lên ngôi lần thứ hai (1086)
  4. Jaya Indravarman II lên ngôi lần thứ hai vào năm 1086, bèn dựng lại kinh đô bị hoang tàn sau nội chiến, cúng đồ cho thần Bhadresvara, xây một tu viện cho Sri Indralokesvara. Ông nộp cống đều cho Đại Việt, nhưng đến 1090 thì ngừng nộp và chỉ nộp ruộng; khó chịu khi sứ thần Champa bị kỳ thị với Đại Việt khi triều cống vua Tống (sứ giả hai nước đứng rất xa nhau). Năm 1092, vua Champa quyết định không cống nạp cho Đại Việt nữa và viết thư nhờ vua Tống nói rằng nếu vua Trung Quốc quyết định trừng phạt Đại Việt thì Champa sẽ phối hợp hành động; nhưng bị vua Tống từ chối. Bị sứ giả của vua Lý trách hỏi, vua Champa vội xin lỗi và gửi cống phẩm vào các năm 1095, 1097, 1098, 1099, 1102. Tháng 10 âm lịch năm 1103, Lý Giác (người Việt) nổi dậy ở Diễn Châu nhưng bi quân của Lý Thường Kiệt đánh tan phải chạy trốn sang Champa, nói rằng quân Đại Việt suy yếu nên vua Champa quyết định động binh. Không chờ Champa có cơ hội tiến quân, đầu năm 1104 quân Lý nhanh chóng đánh bại quân Champa và buộc chúng rút chạy. Vua Champa sau đó sai sứ cống vua Trung Quốc, thỉnh thoảng gửi một sứ bộ sang Đại Việt (Tống sử, quyển XX, tờ 56b)
  5. Cháu gọi ông bằng chú là Harivarman V (theo bia Mỹ Sơn, khu B1, câu 82) lên nối ngôi vào năm 1113. Ngay năm sau, nhà vua khánh thành một ngôi đền và nhiều tháp để thờ nữ thần Srisanabhadresvara. Ông duy trì quan hệ với Trung Quốc và nạp cống đều đặn, đến nỗi các năm 1116, 1117, 1129 vua Tống nhiều lần ban tước hiệu cho vua Champa. Với Đại Việt, ông cũng có quan hệ tốt: năm 1117 sứ sang cống hoa sen bằng vàng; năm 1118, vua Lý mời sứ Chăm dự lễ kháng thành hai chùa Thắng Nghiêm và Thánh Thọ; 1120 - 1124 Champa gửi đồ cống liên tục cho vua Lý; năm 1126 sứ thần Champa có vinh dự được vua Lý mời vào hoàng cung (xem Việt sử lược, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Việt sử ký toàn thư, Tống sử). Cuối thời ông, quân Khmer định liên minh Champa đánh Đại Việt. Năm 1128, quân nhà Lý đánh tan cuộc tấn công của quân Khmer, song ý đồ xâm lăng chưa dừng lại ở đó. Ông mất năm 1139 (theo Tống sử, các quyển XXV và quyển CCCCXXXIX chỉ cập nhật đến 1129, còn 10 năm sau không rõ)
Vương triều 10:
  1. Jaya Indravarman II lên ngôi năm 1139 (ông sinh năm 1106, thuộc dòng họ thị tộc Dừa), có họ hàng với Jaya Simhavarman II và là con nuôi của tiên vương Harivarman V. Khi Harivarman V qua đời năm 1139 (theo Tống sử), người con nuôi này chính thức đăng quang năm 1139 (theo bia Po Nagar, mặt 1 và 2, dòng 28; bia Mỹ Sơn, mặt A, dòng 83). Năm 1140, nhà vua dựng tượng Srisanabhadresvara; năm 1142 ông cúng trong đền Po Nagar một shivalinga và một Srisana Visnu và năm 1143, ông làm đồ cúng đưa vào trong đền. Cũng trong thời gian ở ngôi, ông duy trì thần phục vua Lý. Năm 1145, quân Chân Lạp của Suryavarman II bất ngờ đánh Champa vì thất bại trong chiến tranh với quân Đại Việt. Quân Champa thua, nhà vua mất tích trong cuộc chiến
Vương triều 11:
  1. Rudravarman IV đăng quang năm 1145, nhưng không hề trị vì. Trước sức tấn công của quân Khmer, ông cùng triều đình bỏ kinh đô chạy trốn đến Panduranga và một hoàng tử khác là Srivanadana lên ngôi vua tạm thời Champa trong 2 năm tiếp theo (1145 - 1147)
  2. Harideva, được anh rể là vua Khmer Suryavarman II đưa lên ngôi (1148 - 1149)
  3. Jaya Harivarman I (tức Srivanadana) chính thức đăng quang ngôi vua Champa vào năm 1149; ông là con cháu của vua Paramabodhisatva, con trai của tiên vương Rudravarman IV. Vừa lên ngôi ít lâu, năm 1148 quân Khmer do senapati Sankara và Pramana bất ngờ tiến đánh quân Champa ở đồng bằng Rajapura. Quân Champa giáng cho quân xâm lược đòn thất bại nặng nề (bia Batau Tablah, dòng 17). Vài tháng sau, quân Khmer cũng bị Champa giáng một đòn nặng nữa ở Virapura và cánh đồng Kayev. Năm 1149, Suryavarman II của Chân lạp tức giận bèn chiếm đóng miền Bắc Chăm, đưa em vợ của vua Champa là Harideva làm vua; quân Champa phản công và đánh bại quân đồn trú Cao Miên cùng Harideva ở cánh đồngMahisha gần cửa sông Yami (bia Mỹ Sơn Batau Tablah). Ông vào thành Vijaya và chính thức đăng quang tại kinh đô lần nữa. Năm 1145, ông dẫn quân đánh đuổi người Rhade, Mada xâm chiếm; người Rhade lập em vua là Vansaraja lên làm thủ lĩnh khởi nghĩa, cũng bị Jaya Harivarman I đánh bại nốt. Giữa năm 1150, Vansaraja chạy sang cầu cứu Đại Việt. Vua Lý Cao tông cử Nguyễn Mông cùng Vansaraja, 101.000 quân sang đánh. Quân Champa chống cự quyết liệt, kết quả quân Chăm toàn thắng, Nguyễn Mông cùng Vansaraja bị chết trận (đầu năm 1151). Chiến thắng được quân Lý và nội phản, vua Chăm phải lo đánh dẹp các lãnh chúa trong nước không chia thần phục vì họ cho rằng ông cướp ngôi vua. Năm 1151, ông đánh dẹp xứ Amaravati (theo bia Po Nagar); năm 1155 - 1160, ông đánh dẹp "phong trào kiêu căng đê tiện" ở Panduranga. Sau chiến thắng, ông dựng một đền cho cha mình, cho mẹ mình và đền trên núi Vugvan. Năm 1157 ông dựng và cúng nhà, ruộng cho thần Harivamesvara. Năm 1160 ông dâng lễ vật cho đền Po Nagar. Năm 1163, ông biếu một kosa bằng vàng cho thần Srisanabhadresvara; năm 1163 xây miếu trong cung, năm 1165 dâng nhiều lễ vật cho thần Về bang giao, vua Champa quan hệ tốt với vua Tống và được phong tước (1155). Bất chấp việc người Chăm quấy phá liên tục Đại Việt, năm 1152 ông đưa đồ cống cũng các phụ nữ Chăm sang vua Cao tông. Cao tông nhận hết. Năm 1155, 1160, 1164, 1165 ông đều gửi đồ cống. Năm 1166, sứ giả Champa trong khi sang cống đã cho quân hầu cướp bóc Đại Việt; nên khi vua Champa mới lên thì triều đình Thăng Long cử Tô Hiến Thành đem quân sang đánh (vua Champa sợ, sai đại thần dâng lễ vật cầu hòa, quân Lý rút lui). Ông mất năm 1166 và kế ngôi là cháu nội của Jaya Harivarman I.
  4. Jaya Harivarman II lên ngôi năm 1166; là cháu nội của Jaya Harivarman I theo bia ký 83 ở Mỹ Sơn. Không có tài liệu nào nói về hoạt động của quốc gia thời ông trị vì. Ông ngôi được độ 3 tháng thì bị hoàng thân Ong Vatuv tiếm ngôi vào cuối năm 1166
  5. Ong Vatuv lên ngôi với hiệu Jaya Indravarman IV vào đầu năm 1167. Tháng 10/1167, nhà vua cử sứ sang mang cống phẩm (mà quân Chăm cướp bóc từ các lái buôn Ả-rập) gặp vua Nam Tống Hiếu tông để xin phong (theo Tống sử). Lúc đầu vua Tống tình nhận 1/10 vì thấy nhiều quá, về sau phát giác sự việc nên vua Tống viết thư từ chối nhận cống phẩm này. Do có âm mưu đánh Chân Lạp (hay Cao Miên), năm 1170, vua Champa sai sứ sang cống vua Lý với hi vọng Đại Việt không can thiệp vào chuyện này. Thấy tương quan lực lượng ngang nhau và cũng nhận ra quân Champa thiếu thốn kỵ binh trầm trọng, vua Champa nghe theo lời của một viên quan Trung Hoa học cách điều khiến kỵ binh; rồi cho người sang mua (thậm chí cướp bóc) ngựa và người ở Quỳnh Châu, Hải Nam, nhưng bị triều đình Tống kiên quyết ngăn cản nên ông mới thôi. Rằm tháng 5 âm lịch năm 1077, vua Champa huy động thủy quân men theo các con sông tiến đến đánh bại quân Chân Lạp của vua Dharanindravarman II, cướp phá kinh đô Khmer rồi rút dần với nhiều chiến lợi phẩm (theo Tống sử, Văn hiến thông khảo). Tống sử ghi vua Khmer bị chết trận, riêng chú thích của Văn hiến thông khảo không nói rõ số phận của vua Khmer sau trận đánh này. Vua Khmer mới là Jayavarman VII chuẩn bị lực lượng và giao cho Vidyanandana (một hoàng thần người Chăm quê ở Tumpraukvijaya, đến triều định Khmer hồi thơ ấu - năm 1182) làm tổng chỉ huy chính. Năm 1190, nhân quân Champa xâm lấn nên quân Khmer bất ngờ tống tấn công vào kinh đô Champa, bắt vua Jaya Indravarman IV làm tù binh, chia Champa thành 2 tiểu quốc.
  6. Champa chia thành 2 tiểu quốc: tiểu quốc Bắc Chăm (Vijaya) của vua Suryajayavarmadeva (em vợ của vua Jayavarman VII) và tiểu quốc Nam Chăm (Phan rang) của vua Suryavarmadeva (hoàng thân Vidyanandana). Tại Nam Chăm, nhà vua đánh tan nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân và ổn định quốc gia; nhưng ở Bắc Chăm, nhà vua bị một hoàng thân Chăm đánh đuổi nên ông ta phải bỏ chạy về Chân Lạp rồi vị hoàng thân đó chính thức lên ngôi năm 1191, hiệu Jaya Indravarman V
  7. Lên ngôi chưa yên chỗ (1191), Jaya Indravarman V bị vua Khmer từ chối công nhận ngôi vị và vua Khmer đã cho phép vị vua mất ngôi là Suryajayavarmadeva đem quân về lấy lại ngôi vua. Ông này tiến binh, "chiếm được Vijaya, bắt được Jaya Indravarman V đem giết đi" (bia Mỹ Sơn, mặt B, câu 92). Nhưng thay vì trả ngôi vua cho Jaya Indravarman IV thì Suryajayavarmadeva lại chiếm luôn rồi xưng là vua Champa. Jaya Indravarman IV thất vọng bèn rút về Amaravati, chiêu mộ quân khởi nghĩa đánh phá Amaravati, Ullik, Vvyar, Jriy, Traik, trong nhiều quận. Suryajayavarmadeva dẫn quân truy đuổi và giết hại vua Jaya Indravarman IV ở Traik năm 1192, rồi hợp nhất hai tiểu quốc thành nước Champa thống nhất dưới tên ngai là Suryajayavarmadeva (hay Suryavarman)
  8. Suryajayavarmadeva chính thức lên ngôi năm 1192; đánh bại hai cuộc tấn công của quân Khmer vào các năm 1193 và 1194 rồi khôi phục lại quốc gia Champa. Ông tiếp tục cử sứ sang công vua Lý các năm 1193, 1198. Sau khi đăng quang năm 1198, Suryajayavarmadeva xin vua Lý phong tước; đến năm 1199 vua Lý chính thức phong tước cho ông. Tháng 8/1203, ông bị chú ruột là hoàng thân Yuvaraja Ong Dhanapati Grama lật đổ; phải dong hơn 200 thuyền sang xin vua Lý cho trú ngụ. Vua Lý ngờ vực, sai Dĩ Mông đến gặp trấn thủ Nghệ An là Phạm Diên yêu cầu phải giám sát chặt thuyền Champa. Một đêm nọ, lợi dụng quân Việt đang kiểm tra thuyền Champa lơ là (họ đang ngủ) thì quân Chăm bất ngờ ném đuốc khiến quân Lý chết rất nhiều, vua Chăm phải quay thuyền ra biển rồi mất tích không dấu vết.
  9. Yuvaraja Ong Dhanapati Grama nhanh chóng đem quân đánh các lãnh chúa Chăm chống đối. Yuvaraja nhanh chóng đánh tan lực lượng chống đối mạnh nhất của lãnh chúa Putau Ajna Ku rồi đưa Ajna sang Chân lạp. Sau đó, vua Khmer phong cho Yuvaraja Ong Dhanapati làm Tổng trấn Chân lạp cai trị Champa. Ở kinh đô Khmer, con cả của Jaya Harivarman II là hoàng thân On Ansaraja Uran Turai Vijaya được vua Khmer cử về diện kiến Tổng trấn ở Champa. Theo bia ký Phan Rang, vị hoàng thân Ansaraja này dẫn quân Chăm, Chân Lạp và Miến Điện đi cướp phá Nghệ An. Năm 1207, đạo quân hỗn hợp này đánh bại bại cuộc tấn công của quân Lý; nhưng đến năm 1216 và 1218, Tổng trấn châu Nghệ An là Lý Bất Nhiễm đánh tan được chúng.
  10. Sau khi quân Khmer tự ý rút lui "về đất thánh" (tức Prah Nokor, theo bia Phan Rang), hoàng thân On Ansaraja lên ngôi năm 1220 hiệu Jaya Paramesvaravarman II. Năm 1226, ông làm lễ dâng cúng thần linh và xây nhiều cung điện, đền đài ở Sri Vijaya, cấp lại của cải đã bị quân Khmer lấy đi mất. Về kinh tế, ông khuyến khích canh tác nông nghiệp, đào kênh mương, đắp lại các con đê, mở mang đất đai, làm cho các tỉnh quy phục. Năm 1252, lấy cớ vua Chăm không nộp cống, vua Trần bất ngờ cầm quân đánh tan quân Champa, đem về hoàng hậu Bố Dà La (theo Đại Việt sử ký toàn thư), các cung tần và quan lại trong triều, một số lớn tù binh
  11. Nối ngôi Jaya Paramesvaravarman II là em ông, tức hoàng thân Harideva. Hoàng thân Harideva lên ngôi hiệu Jaya Indravarman VI sau năm 1252. Ông là người yêu hòa bình, ham mê "nghiên cứu khoa học và chuyên tâm vào các trường phái nghiên cứu khoa học" (bia Mỹ Sơn, mặt C, câu 83), xây một công trình về tôn giáo. Ông bị mưu sát bởi lãnh chúa xứ Pulyan Sri Yuvaraja Vlom là hoàng thân Sri Harideva vào năm 1257.
  12. Vừa lên ngôi năm 1257, Sri Harideva đổi tên hiệu thành Jaya Simhavarman. Năm 1266, ông làm lễ đăng quang và đổi hiệu thành Indravarman V. Lúc mới đổi hiệu, Indravarman V "đã rất già" (theo ghi chép của Marco Polo). Từ đầu năm 1266, ông tiếp tục gửi sứ bộ sang Đại Việt và tiếp đó là các năm 1267, 1269 và 1270 để tránh mối thù với Đại Việt. Nhưng ông vẫn không tránh được chiến tranh. Biết âm mưu của quân xâm lược Mông - Nguyên nên ông tìm cách bắt các lãnh chúa phải thần phục mình, đồng thời ông gửi liên tiếp 4 đạo chỉ (1260, 1267, 1275 và 1278) xin thần phục vua Đại Việt, nhưng vua Trần không nghe. Năm 1278, viên tả thừa Toa Đô sai sứ sang Champa và viên sứ này báo về là vua Champa sẵn sàng đầu hàng. Vua Nguyên mừng lắm, bèn lệnh đích thân vua Champa phải sang chầu cùng nhiều lễ vật vào năm 1280. Từ giữa năm 1280 đến tháng 8/1281, vua Indravarman V cử hai đoàn sứ bộ sang cống lễ vật, nhưng tuyệt nhiên không chấp nhận yêu sách của vua Nguyên buộc hoàng tử Champa và mấy quan lại Champa sang triều đình vua Nguyên. Đến tháng 10/1281, vua Nguyên cử Toa Đô và Lưu Thâm sang với nhiệm vụ biến Champa thành thuộc địa; vua Champa chịu khuất phục nhưng con vua là thái tử Harijit (Bổ Đích) tích cực chuẩn bị lực lượng chống giặc: tháng 7/1282, 5.000 quân Nguyên theo đường biển tiến đánh Champa, vì đường bộ đã bị Đại Việt từ chối cho mượn. Trước khi đánh, Toa Đô gửi 7 lá thư cho vua Champa (nhưng không phản hồi), đồng thời sai sứ giả là Vĩnh Hiền, A Lan đến dụ hàng và vua Champa đồng ý "hàng" và định vào tháng 1/1283 sẽ "gặp gỡ". Thấy sứ không về, ba đạo quân Nguyên với 4.900 người bắt đầu tấn công. Khi quân Nguyên đến thành, 1 vạn quân Champa cùng 10 voi chiến đánh tan đạo quân tiền tiêu, rồi vừa đánh vừa rút sâu vào thành. Quân Nguyên chuẩn bị vây thành, khước từ viên quan Champa đến báo tin vua Indravarman V sẽ đầu hàng. Vua Champa vẫn tiếp tục trì hoãn; do sợ quân Nguyên nổi giận nên vua cử cậu mình là Bảo Thoát Thốc Hoa đem 200 tấm vải, 3 đĩnh bạc to và 50 đỉnh bạc nhỏ, một bình đầy bạc vụn.... và ông cố gắng thuyết phục Toa Đô tiếp nhận lòng thành này. Thái tử Champa cũng sau đó cho hai người em trai (Bát Đô Lợi Đức Thích, Lợi Thế Ấn Đức Thích) đén tư dinh của tướng Nguyên ra sức thuyết phục, nhưng Toa Đô không nghe và đuổi về, cứ ba người theo sát nhưng khi đến nơi thì bị quân Chăm giữ lại. Để "lừa" quân Nguyên, Bảo Thoát Thốc Hoa có ý định bắt cháu mình nộp vua Nguyên để chúng phong ông làm vua Champa, nhưng ông chưa nghĩ thế. Ít lâu sau, một nhóm người Trung Quốc báo lại Toa Đô rằng quân Champa chuẩn bị sẵn ở Tây Bắc và giết mất 100 người Hoa đang chạy đến cư trú vì sợ lộ bí mật; Toa Đô giận lắm bèn toan động binh, nhưng Bảo Thoát Thốc Hoa kiên trì thuyết phục nữa (nói rằng cần sai một người tới mỗi tỉnh Champa để khuyên quy phục, đích thận cho quân Nguyên đến thành). Bị thuyết phục, Toa Đô cử 1.000 quân đóng ở tháp Bán Sơn, 100 quân theo Bảo Thoát Thốc Hoa tiến vào kinh thành. Nhưng khi đến cửa thành, Bảo Thoát Thốc Hoa lén bỏ trốn vào rừng. Bị mất người chỉ đường, quân Nguyên dậm chân tại chỗ và một đạo quân cứu viện do Văn hầu Trương Ngung chỉ huy tiến vào thành. Trên đường tiến, quân Nguyên đánh tan cuộc tập kích của quân Champa; nhưng đến chân đèo (chỗ gần rừng núi) thì bị đạo quân chủ lực Champa từ nhiều phía chặn đánh quyết liệt khiến quân Nguyên bị thiệt hại nặng nề. Toa Đô họp tàn quân, đánh bại quân Champa ở cửa Đại Lãng (tháng 6/1283) và tiếp tục dụ hàng vua Champa, nhưng cũng bất thành. Đến tháng 5 âm lịch năm 1283, một đạo quân cứu viện với trên 1 vạn người cùng một đội quân khác hùng hậu, lương được gửi qua Toa Đô nhằm duy trì cuộc chiến. Chiến tranh kéo dài khiến quân lính và tướng lĩnh đào ngũ rất nhiều. Trước tình hình bi đát, vua Nguyên gửi hơn 1 vạn quân của A Tháp Hải cùng các đạo quân khác tiến sang; nhưng khi đến gần Champa thì đạo tiền quân mất tích ở biển khơi. Cuối tháng 3/1284, Văn hầu Lưu Quân Khánh đem quân đánh, bất chấp tin báo chủ lực của Toa Đô đã rút đi. Vừa tiến quân, ông ta cũng dụ hàng vua Champa nhưng cũng về tay không. Vua Indravarman V quyết không chịu hàng, gửi nhiều tặng vật và thậm chí viết thư tỏ ý "hàng phục" rồi sai con trai đưa sang; bên trong ngầm chuẩn bị lực lượng. Nhân việc vua Nguyên bắt vua Trần phải đưa lương thực sang Champa cho đạo quân chiếm đóng Nguyên, phản đối lời vu cáo của vua Nguyên rằng Đại Việt đã giúp đỡ Champa; đồng thời gửi 2 vạn quân và 500 thuyền sang giúp vua Champa - vì vua Trần hiểu rằng, nếu Champa thần phục vua Nguyên thì chắc chắn quân Nguyên từ đó sẽ quay lại đánh, lúc đó Đại Việt kẹp giữa hai biên thùy Nam - Bắc. Tháng Giêng năm 1285, vua Nguyên cử thái tử sang đánh; thái tử Nguyên đưa nhiều thư bảo vua Trần Nhân Tông chỉ đánh Champa chứ không đánh Đại Việt, đích thân nhà vua phải tới; nhưng vua Trần cự tuyệt. Đồng thời với đem quân vào biên thùy phía bắc Đại Việt; một cánh quân Nguyên tiến vào đất Champa đánh ngược lên ở biên thùy phía nam Đại Việt, nhưng kết cục bị quân dân Đại Việt đánh bại hoàn toàn. Để buộc vua Nguyên từ bỏ mưu đồ xâm lăng, vua Indravarman V sai sứ đem nhiều lễ vật. Khi cuộc chiến chống quân Nguyên kết thúc ít lâu, vua Indravarman V băng hà sau năm 1288. Thái tử Harijit kế ngôi
  13. Harijit chính thức lên ngôi năm 1288, hiệu Jaya Simhavarman III (1288 - 1307); sử Việt gọi là Chế Mân. Đầu thời ông, quân Nguyên khi chuẩn bị xâm lược đảo Java đã âm mưu xâm lược Champa lần nữa; nhưng ông chủ động chuẩn bị quân đội mạnh nên giặc không dám tiến vào bờ biển Champa. Ông đã sai sứ sang cống vua Trần nhân dịp Anh tông vừa lên ngôi (1293). Khi Thượng hoàng Nhân tông (lúc này còn tu hành) sang thăm Champa năm 1301, ông ở cung đình Chăm đến 9 tháng; trước khi về thì Thượng hoàng hứa gả công chúa cho vua Champa. Trong nội bộ triều đình Thăng Long tranh cãi quyết liệt, cho rằng quyết định này là bất cẩn và mang tính sỉ nhục quốc gia. Điều đình diễn ra quyết liệt, cuối cùng vua Champa quyết định cử một sứ bộ của Chế Bồ Đài dâng nhiều lễ vật và hứa hôm nào cưới sẽ nhường hai tỉnh Ô và Lý. Mặc sự ngăn cản của các đại thần, Trần Anh tông quyết định nhận hai tỉnh và gả em gái là Huyền Trân cho Jaya Simhavarman III vào năm 1306. Anh tông vào tháng Giêng năm 1307 cử Đoàn Nhữ Hài tiếp nhận hai tỉnh đó và đổi thành Thuận Châu, Hóa Châu; chia ruộng đất và miễn thuế 3 năm để dân ở đó quy thuận (Toàn thư kể lại một số làng chống lại việc sát nhập này là La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng). Tháng 5 âm lịch năm 1307, vua Jaya Simhavarman III băng hà; thế tử kế ngôi báo tang thì vua Trần liền cử Trần Khắc Chung sang đón em gái về. Theo tục lệ của Champa là hoàng hậu sẽ bị thiêu trên giàn thiêu để theo vua sang thế giới bên kia, Khắc Chung nói rằng ông đến để dự tang lễ và nói nếu công chúa tự thiêu sẽ không còn ai làm lễ đại trai nữa. "Hãy để cho nàng ra bờ biển, để cầu nguyện vong hồn chồng nàng hiện đang ở trên trời và đưa vong hồn về cùng với nàng. Lúc đó các người sẽ thiêu sống nàng". Mọi người tán đồng, Khắc Chung vội mang Huyền Trân ra khởi, rồi mất tích.
  14. Jaya Simhavarman IV, con trai của Sri Harijit có với bà hoàng hậu người Java là Tapasi (bà này sau khi vua chết thì bỏ về nước) chính thức lên ngôi vào năm 1307 lúc 23 tuổi. Lúc đầu, ông giữ thái độ hòa bình với vua Trần; nhưng ít lâu sau thì nhân dân hai châu (tỉnh) Ô và Lý liên tiếp nổi dậy chống lại quân đồn trú Đại Việt, hơn nữa những vụ cướp bóc liên tục của người Chăm ở biên thùy phía nam và bờ biển khiến vua Trần rất tức giận. Đầu năm 1312, vua Trần toan đi đánh, nhưng một sứ thần Champa là trại chủ Câu Chiêm đem lễ vật đến nhằm lung lạc vua Trần. Đến tháng 5 âm lịch năm 1312, vua Trần cử ba đạo quân sang đánh. Trại chủ Câu Chiêm khuyên vua Champa quy phục, và nhà vua Chăm làm theo bất chấp một cuộc chống trả quyết liệt của quân Champa vào doanh trại quân Trần bị bất thành. Jaya Simhavarman IV bị bắt làm tù binh sang Đại Việt; rồi được vua Trần phong tước "Hiệu Thuận vương" cho đến lúc qua đời năm 1313. Em trai là Chế Đà A Bà Niêm lên ngôi, hiệu Chế Năng
  15. Vừa lên ngôi năm 1313, Chế Năng bị vua Trần phong làm Á hầu, chính thức trở thành chư hầu của vua Trần. Lúc này ở Trung Quốc, Nguyên Nhân tông đòi vua Champa phải triều cống với ý muốn làm nước láng giềng này (tức Champa) mạnh hơn nhằm đối phó với xung quanh. Nhưng vua Trần tiếp nhận yêu cầu đó của vua Nguyên và cống vật đầy đủ. Trong năm 1313, quân Xiêm của vua Lu Thai (vương quốc Sukhothay) xâm lược Champa; lúc này vua Trần sai Kinh lược Nghệ An - Lâm Bình là Đỗ Thiên đem quân đánh tan. Lợi dụng triều đình Thăng Long có vua mới lên ngôi, Chế Năng cử quân đánh bại quân Trần khiến tướng Lý Tất Kiến tử trận. Ông ta không đánh lại được quân của Phạm Ngũ Lão nên rút lui. Năm 1318, ông và gia đình tháo chạy sang Java. Vương triều 11 kết thúc
Vương triều 12:
  1. Vị tù trưởng Chế A Nan được tướng nhà Trần đưa lên ngôi vào năm 1318, được vua Trần phong làm Á vương. Để cho đất nước mạnh lên nhằm chống lại nước láng giềng hùng mạnh, Chế A Nan làm thân với vua Nguyên là Nhân tông. Năm 1321, vua Nguyên lệnh cho Chế A Nan cống voi thuần dưỡng (Nguyên sử, quyển XXXVIII, tờ 53a), và vua Champa đã lập tức cử sứ thần sang cống vào năm 1322. Năm 1323, vua Champa ủy nhiệm cho em trai là Bảo Hữu Bát Thích Già sang xin vua Nguyên Nhân tông giúp để chống lại nước Đại Việt hùng mạnh. Vua Nguyên chấp nhận và ngay năm sau, ông ta cử hai sứ thần đến gây khó dễ cho vua Trần Anh tông rằng: vua Trần phải tôn trọng lãnh thổ của Champa, buộc các quan tỉnh miền nam đều làm như vậy. Vua Trần Anh tông nổi giận bèn cất quân trừng phạt Champa năm 1326. Quân Trần thất bại: Chế A Nan đánh bại quân Trần, buộc họ rút lui và từ đó Champa không tư coi mình là chư hầu nữa. Đến các năm 1327, 1328 và 1330, Chế A Nam liên tục cử sứ sang cống vua Nguyên; rồi sau đó ngừng cống nạp. Trong 11 năm cuối thời Chế A Nan, vương quốc Champa sống trong cảnh thái bình. Ghi chép của giáo sĩ O. de Pordenone trong quyển Les voyages en Asie au XIVe siècle du bienhereux frere Odoric de Pordenone, religieux de Saint-Francoise (bản dịch và hiệu đính của H. Cordier), p. 187 nói rằng, vua Champa có 200 con và nhiều cung tần, sở hữu 14.000 voi riêng có nhiều người coi sóc. xứ này nhiều cá, ốc; có tục vợ phải tuẫn táng theo người chồng đã qua đời. Cuối đời, Chế A Nan ghét bỏ con ruột là Chế Mỗ mà yêu quý con rể là Trà Hòa Bố Để. Trà Hòa Bố Để tìm cách làm giảm uy tín của Chế Mỗ và tập hợp những tướng lĩnh trung thành với ông. Khi Chế A Nan qua đời, Trà Hòa Bố Để được các tướng lĩnh và quan lại trung thành ủng hộ lên ngôi (tháng 6/1342).
  2. Khi Trà Hòa Bố Để vừa lên ngôi (1342), Chế Mỗ nhiều lần đem quân đánh liên tục anh rể nhưng thất bại phải chạy về nương tựa triều đình vua Trần Dụ tông (1346). Vua Dụ tông liền lúc đó trách vua Champa không tiến cống, Trà Hòa Bố Để lo ngại bèn gửi ít cống vật nhưng vua Trần không chịu. Chế Mỗ cống nhiều vật phẩm nên được vua Trần tiếp đón long trọng trong cung đình Thăng Long. Nhân cơ hội, Chế Mỗ kể lại câu chuyện ngụ ngôn (1347) như sau: "xưa có một ông vua nuôi một con khỉ và thích nó lắm, lệnh nếu ai làm cho nó nói được sẽ thưởng 1.000 lạng vàng. Có người đến xin làm việc đó, ra điều kiện mỗi tháng phải cho anh ta 100 lạng để mua thuốc và hẹn 3 năm sau khỉ sẽ nói được. Vua ưng thuận. Người đó nghĩ: từ nay đến khi đó thì cả vua, ta và khỉ đều chết". Vua Trần hiểu ý, bèn sai quân tiến vào Champa. Nhưng tới Cổ Lũy thì quân Trần không gặp được quân thủy, nên rút về và mang theo Chế Mỗ. Trà Hòa Bố Để thấy quân Trần rút lui bèn xua quân tiến đánh Hóa Châu, nhưng bị quân của Trương Hán Siêu đánh bại nên ông ta (tức vua Champa) rút lui vào tháng 9 âm lịch năm 1353. Trà Hòa Bổ Để mất năm 1360, con út của Chế A Nan sẽ lên ngôi.
  3. Chế Bồng Nga nối ngôi anh rể vào năm 1360; Minh sử, các quyển II và CCCXXXIV gọi là A Đáp A Giả; còn Aymonier tron quyển Grammaire de la lange chame gọi là Po Bonousor (Po Bhinne-thoưr), và cũng theo Aymonier: chữ "Bhinne" là biến thể của chữ Phạn bhinna, nghĩa là: "gãy, mất, thủng, có sẹo" (từ điển Chăm viết là bhin); chữ "thoưr" có âm đọc là suưr, đọc từ chữ Phạn svar có nghĩa là "thiên đường". Sử Việt nói đến ông bắt đầu từ năm 1376 (theo Toàn thư Cương mục), riêng Minh sử xác nhận sự có mặt của Chế Bồng Nga vào năm 1369. Tháng 3 âm lịch năm 1361, quân Champa đột nhập bến Đà Lý (nay thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình), đánh bại quân Trần và tàn sát nhân dân, bắt nhiều dân thường đem về nước. Dụ tông bổ Phạm A Song làm Tri phủ vùng này và tổ chức phòng ngự. Tháng 3 âm lịch 1362, quân Champa lại sang quấy nhiều khiến triều đình Thăng Long cho bố phòng và sai Đỗ Tử Bình đi thanh tra. Hai năm tiếp theo, quân Champa lợi dụng tập tục ăn Tết Ất Tị của nhân dân Hóa Châu, đổ quân vào bắt hết trai gái mang về nước (1363 - 1365). Năm 1366, quân Trần của Phạm A Song phục kích đánh bại cuộc xâm nhập của Champa. Tháng 1/1368, vua Trần cử binh của Trần Thế Hưng, Đỗ Tử Binh sang đánh. Ngay khi quân vừa xuất phát thì sứ Champa sang xin trả đất, vua Trần cự tuyệt. Vua Champa biết tin quân Trần tiến đánh bèn tổ chức phục kích ở Chiêm Động (nay thuộc tỉnh Quảng Nam) khiến quân Trần đại bại, tướng Thế Hưng bị bắt và Tử Bình phải rút lui quân. Năm 1370, vua Champa sai sứ cống nhiều lễ vật cho vua Minh; vua Minh lệnh cho hai nước Đại Việt và Champa không đánh nhau nữa. Năm 1371, lợi dụng Đại Việt có loạn và vua Dương Nhật Lễ bị giết hại, mẹ của Nhật Lễ sang xúi giục vua Champa đánh thẳng vào Thăng Long lúc Nghệ tông lánh nạn, bắt dân và cướp nhiều của cải đem về nước. Năm 1372, Chế Bồng Nga viết thư tìm cách nài nỉ vua Minh cho xin thêm vũ khí và nhạc công để chống Đại Việt; vua Minh sau khi nhận chỉ khuyên giải hạn chế động binh. Năm 1373, vua mới là Trần Duệ tông lên ngôi bèn tìm cách chuẩn bị quân và lương thực, vũ khí; vua Champa nghe tin này bèn viết thư xin vua Minh giúp, nhưng vua Minh cũng chỉ khuyên giải và ngăn việc động binh. Năm 1376, nhận việc quân Champa quấy nhiễu Hóa Châu, vua Trần Duệ tông quyết định tự mình thân chinh, bất chấp quần thần ngăn cản. Tháng 1/1377, vua Trần cùng 120.000 quân bắt đầu tiến đánh Champa. Vua Chăm sợ, bèn gửi 10 đĩa vàng cho vua Trần, nhưng Đỗ Tử Bình giấu hết đi rồi y tiếp tục xúi vua Trần đánh Champa. Cuối tháng giêng năm 1377, quân Trần đến gần kinh đô Đồ Bàn (Vijaya); một người Chăm xui vua Trần đuổi theo. Vua Trần lập tức ưng thuận, bất chấp phản đối của tướng Đỗ Lễ cho rằng nên cho người dò la tin tức. Quân Trần nối đuôi nhau tiến chậm chạp, giữa đường liền bị quân Champa phục kích đánh quyết liệt; Vua Trần ngã ngựa chết tại trận cùng nhiều quân lính, Tử Bình và Lê Quý Ly bỏ chạy về nước. Đầu tháng 6 âm lịch năm 1377, lợi dụng tân vương nhà Trần vừa lên ngôi, quân Champa lập tức tiến vào cướp phá Thăng Long; nhưng trên đường về thì bị bão lớn làm mất nhiều thuyền. Tháng 5 âm lịch năm 1378, quân Champa chiếm đóng Nghệ An (đưa Trần Sức làm Trấn thủ), vượt sông đánh kinh đô Thăng Long rồi bắt kinh doãn Lê Giốc quỳ lạy. Giốc không lạy và mắng chửi nên vua Champa sai giết hại. Năm 1379, quân Trần tổ chức đánh bại cuộc tấn công vào kinh đô của quân Champa, bất chấp ngăn cản của nhà Minh yêu cầu hai nước này không đánh nhau nữa. Năm 1381, vua Trần tăng thuế và cho bắt nhiều nhà sư sung quân; tháng 6 âm lịch 1381 quân Trần của Nguyễn Đa Phương, Lê Quý Ly lại đánh bại Champa ở khoảng giữa Thanh Hóa và Ninh Bình, khiến quân Champa bỏ chạy rất nhiều. Đầu năm 1382, vua Trần cử Quý Ly sang đánh, nhưng ông ta không tỏ ra hào hứng mấy nên đi đến giữa đường thì rút về, lấy cớ thuyền bị hỏng. Năm 1383, vua Champa cùng viên tướng La Ngai bất ngờ cho quân theo đường bộ lẻn ra Quảng Oai, đánh úp vào kinh đô giữa lúc quân Trần không phòng bị khiến quân nhà Trần chết rất nhiều. Mật Ôn bị bắt. Vua Trần sai Nguyễn Đa Phương đem quân đến phản công nên đuổi được quân Chăm về nước vào năm 1384. Năm 1385, vua Minh lệnh cho nhà Trần chuẩn bị 50 voi, đặt các trạm dịch và lương từ Vân Nam đến Nghệ An, nhưng Thăng Long tỏ ra không vui vẻ gì với âm mưu của vua Minh. Ngược lại, vua Minh được Champa cống nhiều đồ vật, dâng hơn 100 voi nên vua Minh tỏ ra đối đãi ân cần, thậm chí còn tiếp đón trọng thể con trai vua Champa đi sứ sang Trung Quốc. Năm đó chưa qua, vua Minh giận dữ khi nhận báo cáo có sự kiện vua Champa giữa lại 1/4 số voi của Cao Miên qua cống Trung Quốc; vua Champa biết ý bèn viết thư xin thứ lỗi và được vua Minh bỏ qua. Ở Thăng Long, Trần Thuận tông lên ngôi và cử Quý Ly sang đánh dẹp khởi nghĩa Nguyễn Thanh, cùng quân Champa ở Thanh Hóa. Trong khi đó, quân Champa chuẩn bị lực lượng và giấu hết voi để giả vờ chuẩn bị về. Quân Trần đuổi theo, bất ngờ bị quân Champa đánh bật lại và vua Champa tháo nước sông Lương khiến quân Trần tử trận vô số, tướng Nguyễn Chí tử trận cùng 70 quân sĩ. Thừa thắng, quân Champa tiếp tục tiến vào kinh đô Thăng Long. Tướng Trần giữ kinh đô là Khát Chân tương kế tựu kế bèn rút quân về cửa Hải Triều để chuẩn bị lực lượng, em vua Trần là Nguyên Diệu sang hàng Champa với hi vọng một khi Champa thắng thì mình sẽ làm vua Đại Việt. Khi vua Champa đem 100 thuyền vào thám thính quân Trần, một viên tướng Champa sợ bị tội liền sang hàng quân Trần, báo cho tướng Trần biết thuyền vua Champa sơn màu xanh. Thế là quân Trần ồ ạt tấn công mạnh vào thuyền vua Champa. Bị bao vây tứ phía, Chế Bồng Nga bị trúng đạn chết tại trận; Nguyên Diệu bèn chém đầu vua Champa gửi về vua Trần (Nguyên Diệu sau đó cũng bị tướng Phạm Nhữ Lặc chém đầu gửi về Bình Than). Quân Champa mất tướng và vội rút lui theo La Ngai về nước, tháng 2/1390.

Vương triều 13:
  1. Tướng La Ngai (hay La Khải), sách Minh sử gọi ông với tước hiệu "Các Thắng" đã hỏa táng thi hài của Chế Bồng Nga (hai con của Chế Bồng Nga chạy thoát sang hàng nhà Trần) rồi rút quân về nước. Trên đường đi, ông chặn đánh cuộc truy kích của quân Trần; rồi xưng vua vào năm 1390. Năm 1391, vua Champa cử sứ triều cống nhà Minh; nhưng vua Minh từ chối vì ông ta không công nhận kẻ tiếm ngôi. Các năm 1397 và 1399, vua Champa tiếp tục cử sử sang cống và những lần đó vua Minh chấp nhận. Với vùng biên thùy phía nam Đại Việt, vua Trần cử Phan Mãnh giữ vững Tân Bình và Thuận Hóa; đồng thời sai Lê Quý Ly ra Hóa Châu, nhưng lần đó quân Trần bị quân Champa đánh cho bại trận, rồi về sau người Chăm liên tục quấy nhiễu biên thùy Đại Việt. Ở trong nước, người Champa và cả hoàng thân quốc thích triều đình Champa đều không thích kẻ tiếm ngôi; năm 1397 vua Trần cho Chế Đà Biệt và gia đình được canh giữ biên thùy (khu vực Hóa Châu). Năm 1401, Hồ Hán Thương đã chuẩn bị một lực lượng 15 vạn quân cùng nhiều tướng giỏi để chuẩn bị xâm nhâp Champa; cùng năm này, La Ngai mất và truyền ngôi cho con trai.
  2. Con trai cả của La Ngai lên ngôi, hiệu Jaya Simhavarman V (hay Ba Đích Lại) vào năm 1401. Vừa lên ngôi, vị vua này gặp may khi quân nhà Hồ vừa đi đánh thì tự nhiên rút lui theo đường bộ theo "lời khuyên" của Đinh Đại Trung. Mùa thu năm 1402, nhà Hồ mở cuộc tấn công sang Champa. Champa chống cự lại, những thiệt hại nặng và tướng chỉ huy Chế Sất Nan tử trận; vua Chăm bèn cử người cậu là Bố Điền mang nhiều cống phẩm cho vua nhà Hồ, dâng luôn tỉnh Indrapura (nay thuộc phía bắc Quảng Ngãi) cho vua nhà Hồ. Dĩ nhiên người Chăm không công nhận việc sát nhập này, nên vua nhà Hồ cho con trai của Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan làm thủ lĩnh của họ; cướng bức di dân và khắc dấu trên cánh tay, lập hộ tịch vào xuân năm 1403. Hè năm 1403, vua Champa viết thư cầu cứu vua Minh Thành tổ nên vua Minh yêu cầu vua nhà Hồ là Hán Thương để cho Champa được yên ổn. Hán Thương ngoài mặt xin vua Minh tặng phong, trong nước thì cho 20 vạn quân tiến đánh Champa (đạo quân này mất 9 tháng mới đến nơi). Tướng chỉ huy nhà Hồ là Đỗ Mãn sợ chết đói nên nhanh chóng rút quân; đến khi quân Minh sang giải vây Champa thì quân nhà Hồ rút mất rồi. Trong thư gửi vua Minh, vua Hồ Hán Thương báo lại việc thu cống phẩm của Champa, việc vua nhà Hồ ban mũ miện cho vua Champa để buộc vua Champa thần phục, nói việc xâm nhập Champa là cần thiết để yên ổn quốc gia. Minh Thành tổ đọc thư xong rất giận, bèn viết thử quở trách Hán Thương; đồng thời cử 9 thuyền sang giúp Champa. Năm 1404 và 1405, vua Champa gửi nhiều lễ vật và nhắc lại lời ca thán về sự tai hại của chiến tranh Đại Việt - Champa. Sau khi nhà Hồ bị quân Minh đánh bại vào tháng 7/1407, vua Jaya Simhavarman V vui mừng và lập tức cử con trai là Ngauk Klaung Vijaya sang đánh. Quân nhà Hồ ở Hóa Châu chống trả quyết liệt, nhưng nội bộ mâu thuẫn nên nhanh chóng bại trận, tướng Chế Ma Nô Đà Nan tử trận. Thắng trận, vua Jaya Simhavarman V cho điều tra dân số và bỏ việc đóng thuế; đồng thời triều cống nhà Minh liên tục trong các năm 1408 - 1410, 1412 - 1413. Năm 1415, tướng Trương Phụ muốn đánh Champa, nhưng Hoàng đế nhà Minh ngăn cản vì Champa đã xin lỗi và liên tục triều cống trong nhiều năm tiếp theo. Năm 1437, vua Champa xin cho cống 3 năm một lần và được vua Minh đồng ý. Với triều Lê sơ, vua Champa gửi cống phẩm cho vua Lê Thái tổ từ 1427. Năm 1434, lợi dụng triều đình Thăng Long có vua mới lên ngôi, vua Champa cho quân đánh vào Hóa Châu, duyệt đội thủy quân để thị uy vua Lê; vua Lê giận lắm bèn động binh khiến quân Champa rút sớm ngay khi quân nhà Lê vừa tới nơi, vua Lê bắt 2 người tù và cho thả họ về nước - hai người tù về sau cảm hóa vua Champa nên hòa bình với Đại Việt. Yên mặt bắc, vua Champa lập tức đem quân xâm lược Khmer, bất chấp yêu cầu rút quân của vua Minh. Quân Champa đại thắng quân của vua Khmer Ponhea Yat, nhưng buộc phải rút lui do quân Minh xâm nhập và gây áp lực buộc Champa phải rút quân. Dù vậy, vua Champa được nhiều chiến lợi phẩm đem cúng đến thờ, chiếm dược Nagara Champa (nay là Biên Hòa - theo bia ký Biên Hòa). Đầu thế kỷ XIV, em gái của vua Champa là Daravati sang làm vợ vua Mojopahid đã truyền bá Hồi giáo vào Indonesia (xem thêm J. Crawfurd, History of the Indian Archipelago, Edinburg, 1820. Crawfurd có dẫn sự kiện này theo sách: Brandes, Pararaton (Ken Angrok) of Hel Boek der Koenigen van Tumapel en van Madjapahid, Batavia, 1896, p.197 và T. Raffles, The history of Java, London, 1830, p.140. Trong quyển sách Over den Invloed der Indische, Arabische en Europeeche Beschaving of de Volken van den Indischen Archipel, Leiden, 1883, tác giả H. Kern viết: "những làng nhỏ theo đạo Hồi được thành lập khoảng năm 1400, những làng đó có trước khi vương quốc Madjapahid sụp đổ" (p.20 - 21)). Năm 1441, Jaya Simhavarman V qua đời, triều thần quyết định không tấn tôn con ông là Ngauk Klaung Vijaya, mà đưa người cháu thúc bá của vua Trà Hòa Bố Để là Maha Kali lên thay nhằm phục hồi dòng chính thống của Vijaya. Nhưng Kali lên ngôi còn quá nhỏ tuổi nên người chú của ông là Vijaya làm phụ chính, rồi ông nay tiếm ngôi luôn vào năm 1441.
  3. Maha Vijaya chính thức lên ngôi năm 1441, ngay sau đó ông sai một người em là Thuật Đề Côn sang xin vua Lê sắc phong. Được vua Minh hậu thuẫn, vua Champa lại đem quân cướp phá Hóa Châu liên tục vào các năm 1444 và 1445. Lần chinh phạt thứ hai thất bại, quân Champa rút về nhưng giữa đường bị lụt nên vất vả lắm mới về được tới nước. Đánh mãi không hạ được Champa, vua Lê buộc vua Minh phải trung lập bằng cách sai sứ sai nói với vua Anh tông (nhà Minh) rằng vua Champa coi thường vua Minh, vì ông ta vừa mồ côi lại nhỏ tuổi, cứ luôn tìm cách đánh Hóa Châu. Xem thư xong, năm 1446 vua Minh viết thư quở trách vua Champa và cấm hai nước không được đánh nhau. Nhưng quân đội đã chuẩn bị xong, vua Lê cho Lê Khả chỉ huy đại quân đánh thẳng vào kinh đô Champa. Bị cháu của mình phản bội, vua Champa cùng triều đình bị bắt hết đem về Đại Việt và giam lỏng không cho về. mặc dù vua Minh đã lệnh cho vua Lê phải cho ông ta về.
  4. Maha Kali (tức Quý Lai) lên ngôi năm 1446, gửi cống vật sang vua Lê và vua Minh để giữ hòa bình cho đất nước. Nhưng đến đầu năm 1449, ông bị em là Quý Do (Maha Kaya) phế truất và cướp ngôi
  5. Maha Kaya (Quý Do) lên ngôi năm 1449. Liền đó, ông cử sứ giả đến Đông Kinh dâng biểu cầu phong, nhưng vua Lê không thừa nhận vì "một bề tôi giết vua, một người em giết anh thì theo luật đáng bị trừng phạt nghiêm khắc". Vua Lê sai Nguyễn Hữu Quang điều tra, khi viên quan này ra về thì vua Champa cử sứ sang cống lần nữa, cũng bị vua Lê Nhân tông từ chối thẳng thừng vì ông cho rằng, "triều đình coi vua như những quân cờ, mất hết đạo lý và trung thành". Kaya lập tức đuổi 70 người Việt về nước và không liên hệ với Đại Việt nữa. Năm 1453, nhân vua mới là Minh Đại tông vừa lên ngôi ít lâu, ông sai sứ sang báo là anh trai Quý Lai đã qua đời và xin công nhận cho em vua là Quý Do làm vua Champa. Vua Minh ưng thuận. Vào năm 1457, nhân dịp vua Minh Anh Tông trở lại ngai vàng, sứ giả của Maha Kaya lại đến Bắc Kinh chúc mừng, Anh Tông rất hài lòng bèn ban cho phó sứ Champa chuỗi hoa tai bằng vàng. Đầu năm 1458, ông bị cháu rể là Bàn La Trà Nguyệt (con rể của Maha Vijaya) ám sát và cướp ngôi

Vương triều 14:
  1. Bàn La Trà Nguyệt lên ngôi năm 1458 sau khi ám sát thành công Quý Do. Vừa lên ngôi, ông liền sai sứ sang cầu phong Trung Quốc, tìm sự che chở của vua Minh Anh tông. Ông than phiền với Anh tông rằng Đại Việt thường lấn đất. Đầu năm 1460, ông thoái vị và nhường ngôi cho em
  2. Bàn La Trà Toàn ngay từ khi lên ngôi năm 1460 đã gặp khó khăn với Đại Việt. Vua Lê Thánh tông muốn coi Champa là chư hầu và buộc nộp cống, nhưng vua Minh là Hiến tông thì muốn hai nước yên ổn thôi. Bị vua Minh bỏ rơi, Trà Toàn gửi lời chúc tụng vua Lê; bác bỏ đòi hỏi của Lê Thành tông đòi vua Lê ngang hàng với vua Minh. Cương quyết giữ độc lập cho Champa, Trà Toàn đem thủy quân đánh Hóa Châu vào tháng 3 âm lịch 1469 khiến quân Trần phải rút và về báo cho vua Lê Thánh tông. Chờ cơ hội đó; vua Lê một mặt chuẩn bị quân đội; mặt khác sai sứ đến trình bày cho vua Minh việc Champa thường xuyên gây hấn Đại Việt để tránh việc quân Minh uy hiếp quân sự miền Bắc Đại Việt; rồi viết tuyên ngôn dài gửi cho vua Champa cùng việc chuẩn bị 25 vạn thủy quân sẵn sàng. Mùng 2 Tết năm 1471, vua Lê ra lệnh tiến quân. Trên đường tiến quân, nghe tin 5.000 quân Champa phục kích ở cửa Sa Kỳ nên ông cho quân đổ bộ vào đánh bất ngờ khiến quân Champa đại bại phải rút chạy về kinh đô Vijaya. Quân nhà Lê truy đuổi làm quân Champa rã ra nhiều mảng. Được tin đại bại, Trà Toàn xin hàng nhưng vua Lê tiếp tục đánh. Ngày 29 tháng 2 âm lịch 1471, quân nhà Lê hạ thành tiền tiêu Sri Vini. Ngày hôm sau, vua Lê xem đề nghị của vua Champa và quyết định công thành. Lệnh ban ra, quân nhà Lê tổng công phá thành Vijaya. Kết quả quân Champa bị giết 6 vạn, 3 vạn bị bắt làm tù binh, Trà Toàn cùng 50 thành viên hoàng gia bị bắt làm tù bình và vua Champa bị giải đến trước mặt vua Lê. Về sau, vua Lê tha cho cựu vương Champa ra đi cùng 2 người vợ (còn lại được thả đi hết). Cựu vương Champa qua đời trên thuyền khi đi qua địa phận Nghệ An, thủ cấp vua Champa được gửi về vua Lê. Sau khi vua Champa chết, Lê Thánh tông chia đất Champa thành Champa, Hoa Anh và Nam Bàn; ba tháng sau ông đổi thành các phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn rồi nhập vào đạo thừa tuyên Quảng Nam
 
Last edited:
Top Bottom