Sử 9 Các nước Đông Nam Á

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trình bày sự ra đời và quá trình phát triển của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hãy cho biết thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN.
a) Trình bày sự ra đời và quá trình phát triển của tổ chức Hiệp hội các nước. Đông Nam Á (ASEAN)
* Sự ra đời của tổ chức ASEAN
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước bước vào thời kì ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Những nước này có yêu cầu hợp tác với nhau để cùng giải quyết khó khăn và phát triển.
- Mặt khác, trong bối cảnh Mĩ ngày càng sa lầy trên chiến trường Đông Dương, các nước Đông Nam Á muốn liên kết lại để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.
- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) đã cổ vũ rất lớn các nước Đông Nam Á
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Hội nghị Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Xin-ga-po.
- Bản Tuyên ngôn thành lập (Tuyên bố Băng Cốc) xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
* Quá trình phát triển
- Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là tổ chức non trẻ, quan hệ hợp tác còn lỏng lẻo, chưa có vị thế quốc tế.
- Sự khởi sắc được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao Bali (tháng 2/1976): Các nước kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên. Hiệp ước Bali mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN. Quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện, số lượng thành viên tăng, kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.
+Số lượng thành viên: Từ khi thành lập (1967) đến trước năm 1984, có 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Xin-ga-po; năm 1984, sau giành độc lập, Brunây gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thủ sáu của tổ chức; năm 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thử bảy; năm 1997, Lào và Mianma trở thành thành viên của tổ chức; năm 1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ mười của tổ chức này.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Tổ chức ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định cùng phát triển: Năm 1992, quyết định thành lập một khu vực mậu dịch tự do (AFTA); Năm 1993 lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 nước trong và ngoài khu vực, nhằm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. Vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế
b) Hãy cho biết thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN
Thời cơ:
+ Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực, tiếp nhận nguồn vốn dấu tư và công nghệ từ bên ngoài để phát triển đất nước.
+ Việt Nam gia nhập ASEAN tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam nâng cao vị thế, mở rộng và tăng cường quan hệ đối ngoại, xử lý nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, có kinh nghiệm để tham gia hợp tác với các nước và liên kết khu vực.
- Thách thức:
+ Vấn đề cạnh tranh trong tổ chức ASEAN, hiện nay trình độ kinh tế và Khoa học – kĩ thuật của Việt Nam còn hạn chế và thách thức lớn.
+ Vấn đề bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
+ Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc...
 
  • Like
Reactions: Phạm Tùng
Top Bottom