Sử 8 Các cuộc khởi nghĩa

G

giang11820

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương

2. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

3. Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?

4. Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

5. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm j khác so vs các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

6.Vì sao các đề nghị cải cách ở VN cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?

TKS mọi người
 
T

thannonggirl

1,Gồm các cuộc khởi nghĩa:
Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An
Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.
Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa.
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1889) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên
Phong trào kháng chiến ở Thái Bình-Nam Định của Tạ Quang Hiện và Phạm Huy Quang,
Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái.
Khởi nghĩa Sông Đà (1885-1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình.
 
T

thannonggirl

5,

-Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng. Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
 
H

hhtthanyeu

4.- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
 
H

hhtthanyeu

6.- Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, vượt quá khả năng có thể thực hiện lúc bấy giờ nhất là về vấn đề tài chính, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại(giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân
với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ Phong kiến).
- Triều đình phong kiến Nguyễn cự tuyệt, bảo thủ, đối lập với mọi sự thay đổi.
 
H

huong2000x

Câu 1:
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp được thể hiện các sự kiện sau
- Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau
+ Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..
+ Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô
+ Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc
+ Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.
- Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất
+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì cò triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp
- Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)
+ Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì ….
+ Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản
+ Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát
+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….
+ Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …

 
L

lasd45

Ký Hiệp ước Nội dung thể hiện từng bước đầu hàng
Nhâm Tuất
5/6/1862 - Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
- Mở ba cửa biển cho Pháp tự do buôn bán, bồi thường chiến phí cho Pháp. Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long khi nào nhà Nguyễn buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
Giáp Tuất
15/3/1874 - Triều đình chính thức thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kỳ.
- Pháp được tự do đi lại buôn bán, kinh doanh công nghiệp ở một số tỉnh, kiểm soát, điều tra tình hình Việt Nam. Người pháp hay người ngoại quốc nào vào Việt Nam buôn bán phải được Pháp cấp giấy phép.
Hác-măng
25/8/1883 - Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ nhập vào Nam Kỳ, ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kỳ.
- Triều đình chỉ cai quản vùng đất Trung Kỳ. Mọi việc giao thiệp với bên ngoài đều do người Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
Pa-tơ-nốt
6/6/1884 - Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, là nước sẽ thay mặt Việt Nam trong việc giao thiệp với bên ngoài.
- Tại các tỉnh nằm trong giới hạn từ giáp Nam Kỳ đến giáp Ninh Bình, các quan lại tiếp tục cai trị như cũ, trừ các việc thương chính, công chính cùng các việc cần có chủ truơng nhất trí, cần có kỹ sư Pháp hay người châu Âu giúp.

Nhân xét :
- Quá trình đi từ các Hiệp ước 1862,1874,1883,1884 là quá trình cắt từng phần lãnh thổ, rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta.
- Các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt chấm dứt sự tồn tại của nhà nước VN với tư cách một nước độc lập.
- Sự “bảo hộ” của Pháp được xác lập trên toàn bộ nước ta.
 
L

lasd45

Sau các cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV và XVI, chủ nghĩa Tư bản và các nước phương Tây được xác lập và đẩy mạnh các cuộc xâm lăng thuộc địa. Việc cướp đoạt châu Mỹ và phương Đông trong thế kỉ XVI đã làm cho Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành các quốc gia giầu mạnh nhất Sang thế kỉ XVII, Hà Lan mạnh lên, cũng đến Hội An (1636) và Phố Hiến lập thương điếm. Để gây thanh thế và ảnh hưởng ở Việt nam, Hà lan đã can thiệp vào cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, giúp Trịnh đánh Nguyễn (1642-1643) nhưng việc không thành.
Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư bản Pháp ngày càng chú ý tới Việt nam thông qua các tài liệu của Hội truyền giáo hải ngoại Pháp cũng như của những giáo sĩ Pháp mà người tiêu biểu là A-lếch-xăng-đơ-Rốt (Alexndre de Rhodes).
Đờ-Rốt đến Việt nam từ 1624, ở Việt Nam khoảng 17 năm, tích cực truyền bá đạo thiên chúa ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc: Sau thời kỳ phục vụ vua Bồ Đào Nha, năm 1645 A-lếch-xăng-đờ-Rốt mở cuộc vận động lập các tòa giám mục Pháp ở Viễn đông và hệ thống công giáo bản xứ. Năm 1664 Hội truyền giáo hải ngoại Pháp được thành lập ở Paris. Trong các năm tiếp theo, các giáo hội tích cực hoạt động, vừa truyền đạo, vừa buôn bán, vừa tích cực chuẩn bị lập một dự án xâm lăng Việt Nam.
Sau chiến tranh 7 năm giữa Anh và Pháp (1756-1763), nước Pháp thua trận, phải nhường sự chiếm đoạt Ấn Độ cho Anh, Pháp chỉ còn được làm chủ một số thị trấn ven biển. Từ đó tư bản Pháp càng muốn có các thuộc địa ở Viễn đông, nhất là tại Việt nam, nơi mà các giáo sĩ của Hội truyền giáo hải ngoại Pháp và các thương gia của công ty Đông Ấn Pháp đã từng quen biết từ thế kỷ XVII.
Cho dù Công ty Đông ấn của Pháp sau đó bị giải thể, các tàu buôn Pháp không qua lại buôn bán nữa, song các giáo sĩ Pháp vẫn lén lút vào Việt Nam hoạt động.
• Tại Đàng Ngoài một số giáo sĩ đội lốt thương gia ở lại Phố Hiến tiếp tục truyền giáo
• Ở Đàng Trong, một số giáo sĩ dưới sự chỉ đạo của Bá đa lộc (Pignau de Béhaine), người đã từng phụ trách một chủng viện ở Hòn Đất (Kiên giang), vẫn lén ở lại miền Tây đất Gia Định. Nhờ vậy sau khi chúa Nguyễn bị phong trào nông dân Tây Sơn đánh đổ, giám mục Bá Đa Lộc đã nảy ra ý đồ giúp Nguyễn Phúc Ánh với hy vọng đi trước các nước châu Âu khác, chiếm lấy Việt Nam nhằm khuếch trương thế lực công giáo.
 
L

lasd45

Các cuộc cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
- Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, vượt quá khả năng có thể thực hiện lúc bấy giờ nhất là về vấn đề tài chính, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại (giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ Phong kiến).
- Triều đình phong kiến Nguyễn cự tuyệt, bảo thủ, đối lập với mọi sự thay đổi.
 
L

lasd45

Điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào nông dân Yên Thế và Phong trào Cần Vương
Giống nhau:
Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Đều thất bại
Khác nhau:
Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương
Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám
Mục tiêu:
Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.
PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội.
Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì
Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang.
Tính chất:
PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát.
Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế
Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.
Nguyên nhân thất bại :
- ko liên kết phong trào cả nước
- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến
- Lực lượng ít
- Địa bàn hoạt động hẹp


>>>>Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?


- Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng. Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...
 
L

lasd45

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
 
Top Bottom