Sử 12 Các bài viết thực trạng về môn sử trong nhà trường

T

tranquang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁC BÀI VIẾT VỀ THỰC TRẠNG MÔN SỬ TRONG NHÀ TR

Xóa dần chữ “phụ” trong môn học Lịch sử

Về Lịch sử, đã có nhiều bài viết xoay quanh chủ đề này, tuy nhiên ở những góc nhìn rất nhỏ cũng có thêm nhiều điều mà dư luận cũng như giới khoa học cần quan tâm.
Vẫn thường thấy người ta gọi môn học nào đó là môn “phụ”, một môn học không quan trọng theo đúng nghĩa gốc mà phụ huynh, học sinh, thầy cô và toàn xã hội vẫn quan niệm thì Lịch sử nghiễm nhiên nằm trong số những môn học “phụ” đó.


Cứ quen dần không biết từ lúc nào đã ra đời sự phân biệt môn “phụ” và môn “chính” ấy? Mà cho tới tận bây giờ nó vẫn không thoát khỏi sự kén chọn môn học ưu tiên trong toàn bộ các môn học của học sinh. Ngay đến cả các bậc phụ huynh cũng nghĩ đó là môn không quan trọng chỉ học qua loa là được.

Còn trong trường học thì các thầy cô giáo dạy môn phụ không được ưu ái, thậm chí còn bị “lép vế” hơn so với các thầy cô dạy môn chính.

Chính rào cản của xã hội không công nhận vai trò thực sự quan trọng của môn học này khiến cho không ít giáo viên dạy môn "phụ" ít có cơ hội phát triển để có thể thật sự tậm huyết với nghề. Cho nên không chỉ riêng môn Lịch sử, các môn Địa lý, Giáo dục công dân, Kĩ thuật... cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Tại sao các môn học này lại bị phân biệt và đối xử như vậy? Phải chăng chúng được coi là môn phụ từ khi ngành giáo dục Việt Nam ra đời?

Và rồi muốn học tốt môn lịch sử thì việc hiểu địa lý nước Việt lại là điều cốt lõi căn bản, nhưng số phận của nó cũng như môn lịch sử cũng chẳng hơn gì các môn học “phụ” khác, cũng vẫn chỉ nhận được từ phía học sinh, thầy cô, và các bậc phụ huynh sự thờ ơ và thiếu coi trọng.

Những địa danh nổi tiếng của đất nước nằm ở đâu? Những khu rừng, những mảnh đồi, những căn cứ bí mật trong chiến tranh... trên mọi miền của đất nước có mang dấu ấn của những người chiến sĩ đã hi sinh. Những chiến trường đầy ác liệt và đẫm máu ấy ở nơi nào nếu học tốt môn địa lý chẳng phải là cơ sở học tốt môn học gọi là khô khan khó vào này hay sao?

Chưa hết, đã là môn học có tính chất khô khan khó học khó tiếp thu rồi nó còn được những thầy cô chưa có ngọn lửa nhiệt tình (hoặc có cũng rất ít) khơi lên sự đam mê trong lòng học sinh.

Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó, nội dung và cách trình bày, hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa gần đây cũng được không ít báo chí nhắc tới.

Có không ít tờ báo phản ánh thực trạng những bài viết trong sách giáo khoa sử ở một số nội dung còn chưa mang tính khoa học trung thực (như phiến diện về các trận thắng).

Rồi thêm vào đó những câu truyện lịch sử rất ít (hiếm) thấy để minh họa sống động những trận chiến ác liệt hay những hồi kí, những tâm tư của người lính sau chiến tranh.

Lối trình bày theo dạng đề mục I, II, III... của sách giáo khoa lịch sử hiện nay giống như một công trình khoa học nhiều hơn là sách nhằm truyền thụ kiến thức lịch sử. Cách viết này nếu nhìn ở khía khoa học sẽ thấy nội dung rất cô đọng, dễ hiểu nhưng về cách truyền tải thông điệp lịch sử như thế sẽ khó tạo ra sức hút đối với học sinh.

Việc khơi dậy lòng tự hào và ý thức dân tộc trong mỗi trang sử không phải chỉ có học thuộc lòng cái có sẵn, đúc kết sẵn là có thể rút ra ngay bài học kinh nghiệm, ý nghĩa của lịch sử. Cái mà học sinh có thể học được ở đây là làm sao có thể cảm nhận những mất mát hi sinh to lớn của những người đi trước, là xương máu là mồ hôi công sức của biết bao con người, những chuyển biến về nhiều lĩnh vực xã hội như kinh tế chính trị văn hóa... trong các giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó ý thức được việc giữ gìn thành quả của cha ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khơi lên trong tâm hồn học sinh lòng biết ơn sâu sắc, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, thêm yêu những trang sử hào hùng của dân tộc.

Những cái đó không đâu ngoài những câu chuyện người thật việc thật, những hình ảnh sinh động, những câu chuyện mang tính thông tin mang hơi thở của thời cuộc, những lời văn giầu cảm xúc gần gũi dễ đọc chắc sẽ dễ truyền vào tâm trí người đọc.

Nhà giáo dục Nguyễn Ngọc Đại từng phát biểu: “Có thể ví Sách giáo khoa và sách bài tập như một bộ tiểu thuyết hấp dẫn người đọc trên từng trang sách mà cái đọng lại là tư tưởng chủ đạo của sách (cả nội dung lẫn phương pháp)”.

Sau sách giáo khoa phải kể đến sách tham khảo lịch sử hiện nay, có quá ít những cuốn sách lịch sử hấp dẫn người đọc. Ngay trẻ em cũng chỉ thích truyện tranh của nước ngoài, người lớn thì thích đọc sách của các nhà văn nổi tiếng theo trào lưu chung của xã hội.

Chưa thấy xuất hiện một vài tiểu thuyết hay truyện tranh nào về lịch sử gây tiếng vang trong dư luận chứ chưa dám nói là gây “sốt”.

Trong văn học, phim ảnh, kịch... còn thiếu quá nhiều những câu chuyện lịch sử chứa đựng những giai thoại bất hủ về tình yêu để tăng thêm tính nhân văn cũng như sự lôi cuốn của tác phẩm.

Cứ thử hình dung trên một trang nhất báo nào đó có đề cập đến một điểm khai quật lịch sử có những di tích có nói đến dấu chân người vượn cổ hay những con vật hóa thạch có hình thù kì dị, những địa chỉ có cả một quần thể kiến trúc cổ như đình đền, thành phố... đều được dư luận và công chúng háo hức chờ đợi, thậm chí còn bàn tán xôn xao.

Thành cổ Hà nội là minh chứng điển hình đó thôi! Khi được mở cửa công trình lịch sử này đã đón chào biết bao lượt khách thăm quan.

Mà ngay cả đến những vụ mất tượng phật cổ ở các đình, chùa đều được lên án mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận...

Điều này cho thấy công chúng (tất cả các tầng lớp) đều không có ý quay lưng lại với lịch sử mà ngược lại họ luôn sẵn sàng đón chờ những sự kiện lịch sử điều đó nói lên tình yêu đối với lịch sử có sẵn trong trái tim của biết bao con người.

Nhưng cho đến nay, những tài liệu vô cùng phong phú và hấp dẫn ấy lại ít được đưa vào sách đưới dạng truyện kể, hoặc có được đưa vào sách thì nó trở nên khô khan khó học và khó nhớ: lý do đó là tại sao? Liệu một phần có phải nguyên nhân do cách viết sách của ta? Lịch sử không chỉ có chiến tranh, không chỉ có sự thay đổi các tầng lớp thống trị, mà lịch sử là một diễn trình của cả xã hội, kinh tế, khoa học.

Xóa dần chữ “phụ” đang tồn tại trong lòng của phụ huynh, của học sinh, của các giáo viên chính là nhiệm vụ của toàn xã hội. Tìm đúng vị trí, xác định đúng vai trò và nhấn mạnh tầm quan trọng của môn học Lịch sử là môn học “chính” sẽ thu hút được sự quan tâm của học sinh, từ đó khơi gợi trong tâm trí các em sự say mê, yêu thích và cảm hứng bất tận về một lĩnh vực văn hóa xã hội đầy ý nghĩa.

Theo Trần Ngọc Tú "Tạp chí tia sáng"

Chúng ta nên có những cái nhìn thực tế về môn Lịch sử của mình dưới vai trò của một học sinh. Ý kiến của các bạn ra sao về những bài viết như thế ? Bạn nghĩ đó là đúng với hoàn cảnh của chúng ta? Hay không đúng ? Cùng đọc tham khảo và cho ý kiến về các vấn đề liên quan!

Mấy lời bàn

Trước hết, chỉ qua một vài phác họa trên ta có thể thấy chút căn nguyên cho lời giải đáp vì sao học sinh không thích môn sử. Mới tạm điểm qua sách giành cho thầy cô, cho "người lớn" thôi mà đã thấy nặng tư duy "thời chiến", "cái búa cái liềm" trong lối viết sử ở thời đại văn minh, bùng nổ thông tin này. Khi cả nước trải qua liên tiếp mấy cuộc kháng chiến trong hơn nửa thế kỷ, rồi đối đầu bằng chiến tranh lạnh, nên đời sống xã hội mọi mặt đã phải đặt "nhiệm vụ chính trị" lên hàng đầu. Đó là minh họa đường lối, nhấn mạnh truyền thống chống ngoại xâm, kể cả cường điệu cái xấu của kẻ thù, vẻ đẹp của "ta"..., tạm gác lại thiên chức nhà sử học để mà viết ra những gì có lợi cho "ta" thôi. Mặt trái của "tấm huân chương" chính là cái giá đắt phải trả cho lối thực dụng tiểu nông đó. Nhưng không thể cứ tiếp tục trả giá mãi khi mà đất nước đã độc lập, thống nhất, chiến tranh lạnh cũng chấm dứt từ lâu, việc xây dựng một xã hội văn minh hiện đại giờ là yêu cầu hàng đầu, nên thế hệ sau rất cần hiểu nhiều, đầy đủ, chính xác, khách quan nền tảng văn hóa, đời sống lao động sản xuất, giao thương... của tiền nhân (đủ cả cái hay, cái dở).

Thời "bao cấp" kéo dài từ trong chiến tranh cho tới giai đoạn 1975-1986, nhưng không phải chỉ trong kinh tế, mà mọi mặt, có sử học. Tiếp đến là thời "đổi mới", nhưng những thay đổi mới tập trung cho phát triển kinh tế; tâm lý e ngại, những thói quen do tình trạng trì trệ quá lâu đã tự làm khó sử gia trong việc thay đổi căn bản lối tư duy-viết sử (nói rộng hơn là cả về khoa học xã hội). Phải chăng chúng ta mới chỉ đang xóa "bao cấp" trong kinh tế thôi chứ chưa dám xoá "bao cấp" về tư tưởng? Nghĩ giản dị rằng con người hễ "no cơm ấm áo" là khắc văn minh, vui tươi yêu đời? Có phải vì thế mà thông sử thì vẫn không thoát được cái "vòng kim cô" xưa cũ, nhưng chuyên sử kinh tế thì được "cởi trói" dần theo với nền kinh tế thị trường? Hay đó còn là cả một quan điểm giáo dục, muốn thông qua môn sử và vài môn xã hội khác để "đúc sẵn" vào đầu những nhận thức chính trị, lòng trung thành với chế độ cho lớp trẻ? Chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm, rồi nào là "mở cửa", hội nhập... mà vẫn quanh quẩn với lối nghĩ đó thì thật tai hại; khi mà cũng chỉ với từng đó thời gian thôi, nước Nhật phong kiến Minh trị Duy tân đã làm cuộc đổi thay cách mạng mới có được như ngày hôm nay, trước hết là do biết nâng cao dân trí, ý thức sớm việc bảo vệ độc lập quốc gia phải bằng một nền dân chủ văn minh tiên tiến.

Một điều trái ngược với thực trạng đáng buồn này là lịch sử hiện đại của Việt Nam lại vô cùng đa dạng, phong phú, đầy "kịch tính" trên mọi lĩnh vực, là "đất màu mỡ" cho những khám phá, tranh luận... tạo hấp dẫn thêm cho mọi tìm tòi phát hiện táo bạo của các sử gia. Nhưng cũng ngược lại, với những đa dạng phức tạp đó, nếu ta không sớm định cho nó một "hình hài" đúng như nó vốn có mà để các sử gia tiền bối nhắm mắt xuôi tay, cả bao "pho sử sống" dần khuất núi đem theo xuống mồ bí ẩn lịch sử, rồi phó mặc cho hậu thế thì sẽ vô cùng nan giải cho cái việc nắn lại một "cơ thể" đã mang đầy khiếm khuyết, dị tật. Ấy thế mà ít nhất chúng ta vẫn đang có tới 2500 sử gia để mà lo lắng cho điều này!

Với nội dung giảng dạy lịch sử như vậy, để có được niềm say mê dạy, học môn sử, thầy trò sẽ phải nỗ lực rất nhiều để nhặt nhạnh thông tin, tìm kiếm nguồn cảm hứng ở bên ngoài môi trường học tập, bù đắp những gì mà hệ thống sách vở không đem lại, đem lại không đúng cho họ. Khốn nỗi họ phải theo giáo án, đi đúng lằn ranh đã được vạch sẵn chứ khó dám liều để dạy "sử ngoài luồng"; cuộc sống khó khăn với đồng lương không nuôi nổi bản thân, điều kiện giảng dạy thì nghèo nàn không cho phép họ phiêu lưu lãng mạn với "tình yêu nghề nghiệp" duy ý chí. Và đáng lo ngại nữa là thế hệ trẻ ngày nay vẫn bằng mọi cách riêng để tự hiểu mình là ai, hiểu thế hệ cha ông; đương nhiên chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt cho điều đó. Là thái độ phản kháng bằng lên án, mất niềm tin và sự kính trọng thế hệ đi trước; nảy nở thói đạo đức giả, thực dụng, vô ơn... Còn một giá đắt nhãn tiền mà chúng ta đã phải trả từ lâu cho nhiều quyết định sai lầm để lại hậu quả nặng nề là từ sự chủ tâm coi thường tính thẩm định, dự báo, phản biện của khoa học xã hội (trong đó không thể thiếu sử học). Sẽ như "gậy ông đập lưng ông" cho một nền sử học-giáo dục minh họa phải đứng trước nhiều thế hệ nhắm mắt, bịt tai, quay lưng lại. Như câu bất hủ của Abutaliv "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác".

(Trích bài của tác giả Nguyễn Hữu Vinh )

Đây là bài viết rất hay của tác giả Trịnh Quốc Đông trên VietNamNet về thực trạng môn Sử. Hãy xem và tìm mình trong đó nhé?

(VietNamNet) - “Không thể bắt buộc các bạn trẻ yêu lịch sử. Mà phải làm cho các bạn trẻ biết lịch sử. Có biết sử thì mới yêu được sử. Tuy nhiên, với cách giáo dục hiện nay thì hiểu biết về lịch sử của các bạn trẻ lại quá ít…” - Đó là những kinh nghiệm của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.

Lỗi tại hoàn cảnh?

Theo PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế thì: tâm sinh lý của những người trẻ tuổi thường ít quan tâm đến lịch sử. Ngoài ra, những ngành mà các bạn trẻ hiện nay hướng tới đều là những ngành ra trường dễ xin việc, thu nhập cao như: kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin…chứ không phải là lịch sử.

Cũng theo PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, với sự phát triển của xã hội hiện nay thì không thể bắt buộc các bạn trẻ yêu lịch sử. Mà phải làm cho các bạn trẻ biết lịch sử. Có biết sử thì mới yêu được sử. Tuy nhiên, với cách giáo dục hiện nay thì hiểu biết về lịch sử của các bạn trẻ lại quá ít. Đó là bài toán khó cho những nhà giáo dục lịch sử.

Lỗi tại những người “làm sử”?

Hãy nhìn lại phương pháp dạy lịch sử hiện nay. Cách dạy phổ biến vẫn đơn điệu thiếu ví dụ minh họa, áp đặt máy móc, truyền thụ một chiều chỉ cần học thuộc lòng mà không cần hiểu vấn đề.

Sách giáo khoa lịch sử thì khô cứng, sử liệu thì ít, chủ yếu về chiến tranh. Bộ Đại cương lịch sử Việt Nam - tập III: 1945 - 2000, được soạn nhắm nhiều đến các nhà giáo-nhà sử học tương lai, người sẽ trực tiếp truyền vào tim thế hệ đi sau niềm hứng khởi với môn sử. Tuy nhiên, cuốn sách như để giảng dạy, ca ngợi về học thuyết chiến tranh cách mạng hơn là một thứ thông sử. Sử liệu thì ít, chủ yếu về chiến tranh, lại quá nhiều lời bình luận, đánh giá kiểu đại ngôn mang tính "định hướng tư tưởng" của những thập niên 50 - 60 thế kỷ trước.

Mấy năm gần đây, cách ra đề của Bộ Giáo dục theo kiểu “kiến thức phổ thông”, với những câu hỏi theo kiểu "nêu", "trình bày", "giới thiệu", "cho biết", "nơi nào", chiếm đa số; hoàn toàn không có câu hỏi nào kiểm tra kĩ năng hoặc thái độ. Theo thầy giáo Nguyễn Đình Huy - Giáo viên dạy Sử trường Hà Nội Amsterdam: với cách ra đề như vậy đã tạo nên cách học vẹt, máy móc và đặc biệt là sự nhàm chán của người học sử.

Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều lời kêu cứu nhưng thực tế việc dạy - học môn lịch sử hiện nay vẫn chưa có chuyển biến tích cực.

Làm thế nào để các bạn trẻ biết và yêu lịch sử dân tộc?

Mời các bạn tham gia thảo luận trên diễn đàn của VietNamNet và đặt câu hỏi cho: GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Hải Kế - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội; thầy giáo Nguyễn Đình Huy, Trường Hà Nội Amsterdam, trong chương trình “8h tối thứ 6”, phát sóng trực tiếp trên VTV2 vào 20h ngày 6/10/2006.

Trịnh Quốc Đông
 
Last edited by a moderator:
K

kakas

Theo như em được biết thì tình trạng dạy và học môn Sử trong nhà trường phổ thông đã và đang được phản ánh khá nhiều. Hiện nay chính bản thân em đang thấy nổi cộm lên vấn đề đó là học Sử mà ko đúng bản chất. Chỉ là 1 hình thức học rất sáo rỗng. Tình trạng học đối phó, học vẹt đang rất phổ biến. Lỗi này do ai? Do giáo viên, do người viết sách, hay do chính chúng ta-những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều khi chúng ta chỉ biết đổ lỗi cho người khác, cho những lí do khách quan mà không nghĩ đến yếu tố chủ quan. Chúng ta đã thực sự tha thiết với nó hay không? Đã đầu tư nhiều công sức hay không? Đã có phương pháp hay không? Câu trả lời xin dành cho các vị - những học sinh phổ thông yêu mến!

Em từng rất thích Sử. Thích vì biết nước ta có các vua Hùng, có thành Cổ Loa, có 4000 năm dựng nước và giữ nước, biết thế nào là truyền thống dân tộc. Nhà trường vẫn hay kêu gọi lớp trẻ chúng em biết tự hào về truyền thống dân tộc, nhưng đôi khi chính cách dạy của các vị đã làm chúng em thấy chán. Học giờ Sử mà như 1 giờ thuyết giảng của giáo viên, sao không cho chúng em nhìn nhận lịch sử theo quan điểm cá nhân? Tại sao bọn em cứ phải công nhận Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ là luôn đúng? Cũng có những cái sai đấy chứ? Hãy cho chúng em nhìn thấy lịch sử từ nhiều mặt, từ nhiều góc độ khác nhau... Biết đến bao giờ???
Có lẽ nếu chẳng có diễn đàn này thì chưa chắc bao giờ em đã nói lên những điều mà bấy lâu mình nghe thấy, nhìn thấy, đã từng tham gia... Xin cám ơn tất cả những ai đã, đang và sẽ lắng nghe!
 
Last edited by a moderator:
P

pandt

Em cũng nghĩ như anh Kakas đây. Em không dám trách ai cả, chỉ trách mình chưa đủ tình yêu với môn Sử thôi! Nhiều lúc muốn học mà thấy môn học không đủ lôi cuốn. Tại sao thế? Ai trả lời em với... hu hu hu... Em ko biết !
 
T

tranquang

Anh xin mượn lời của tác giả Trịnh Quốc Đông :"Không thể bắt buộc các bạn trẻ yêu lịch sử. Mà phải làm cho các bạn trẻ biết lịch sử. Có biết sử thì mới yêu được sử. Tuy nhiên, với cách giáo dục hiện nay thì hiểu biết về lịch sử của các bạn trẻ lại quá ít…”
Chính bản thân anh thấy đúng và thấu lí đạt tình. Nhưng cũng nên nói ngay ở nội tại mỗi chúng ta cũng cần có 1 tình yêu dành cho Sử, dành cho truyền thống dân tộc. Nó biểu hiện ở những hành động rất đơn giản như lễ phép và tôn trọng truyền thống gia đình. Là thấy muốn nghe 1 bài ca cách mạng, muốn được tìm hiểu cuộc đời chiến đâu gian lao của ông... Thiết nghĩ tự mỗi cá nhân vẫn có thể tạo 1 khoảng trời riêng trong lòng mình cho Sử.
 
C

crazyfrog

Lịch sử là một môn học hay. Như 1 học giả Trung Hoa từng nói:"Lịch sử như một bức gương sáng mà khi soi vào nó ta thấy được chính mình". Như vậy lịch sử rất quan trịng với mọi người.Nhưng cách dạy sư hiện nay của ta hiện nay là cách dạy áp đặt thế nên học sinh rất khó nắm bắt được sử dân tộc. Nhưng nhìn xem. Học sinh Việt Nam thuộc sử trung quốc hơn hẳn học sinh trung quốc vì sao ư?? Lúc nào chúng ta cũng thấy các bọ phim dã sử cũng như chính sử trung quốc được chiếu rất nhiều trên tivi nhưng ko hề thấy sử VN lên phim. Vậy ta có nên đặt 1 câu hỏi lớn về vấn đề này???
 
N

nctuan

có ai nghĩ rằng 1 học sinh lớp 12 lại trả lời sai về ngày 2/9 , có ai ngờ rằng khi hỏi người đó đến ngày 19/8 là ngày gì thì người hs ấy lại loay hoay trên bảng mà ko biết trả lời thế nào ???

thực trạng hiện ra ngay trc' mắt tôi . nói ra thì thật xấu hổ nhưng điều đó ở ngay tại lớp học của tôi chứ chả đâu xa cả

wa' thất vọng .

1 điều cũng rất đơn giản mà tôi dám cả với các bạn . nếu họi học sinh cấp 3 hãy đọc tên chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ của việt nam HIỆN NAY là ai thì có quá nửa là ko biết trả lời thế nào hoặc trả lời sai .

1 điều buồn cười nữa khi tôi 1 lần vô tình hỏi bạn mình câu hỏi xã hội rất chi là đơn giản , hồi đó ông tổng thống Pháp là Giắc-chi-rắc ( đã hết nhiệm kì ) . tôi hỏi bạn mình ông là người nước nào thì 1 câu trả lời hồn nhiên vô số tội : ông là người I rắc . giải thích cho câu trả lời đó là có chữ RẮC nên bạn đó nghĩ ông ấy là người i rắc . thật lúc đó cười vỡ bụng mà cũng buồn thay cho sự vô tâm của học sinh mình bây giờ
 
T

tranquang

(Hà Nội Mới) - Kỳ thi năm nào cũng vậy, kết quả thi môn Lịch sử luôn khiến nhiều người trăn trở nhất: thống kê cho thấy có đến 90% bài thi môn này dưới điểm trung bình.

Rất nhiều lý do đã được đưa ra, như nội dung chương trình, kiến thức trong sách giáo khoa còn nặng về lý thuyết. Bởi thế, giáo viên cũng chỉ cố gắng truyền đạt đủ kiến thức quy định, không còn thời gian để cùng học trò khám phá những cái hay của môn học. Thứ hai là do phương pháp đào tạo giáo viên Lịch sử ở các trường sư phạm hiện nay quá cứng nhắc với những sự kiện, con số mà ít chú ý đến việc liên hệ thực tiễn... Và rất nhiều lý do khác.

Vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng này ?

Xin thôi không nhắc lại những điều đã được nhiều người đề cập bấy lâu nay như đổi mới chương trình, sách giáo khoa, thay đổi phương pháp dạy học, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên... ở đây, chỉ xin góp một vài ý kiến nhỏ, cóp nhặt từ những điều mắt thấy, tai nghe hằng ngày để thấy rằng, muốn HS yêu Sử, hãy bắt đầu từ những điều gần gũi...

Thứ nhất, nên biến quan điểm, sự kiện, vấn đề thành những câu chuyện lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý đến việc liên hệ tới những nét riêng của lịch sử địa phương với những con người, địa danh có thật. Những câu chuyện lịch sử bao giờ cũng khiến HS nhớ lâu hơn những con số, sự kiện khô khan.

Thứ hai, hầu hết các trường học của Hà Nội đều mang tên các vị anh hùng, những người có công với đất nước, nhưng không phải HS nào cũng hiểu rõ về lai lịch, ý nghĩa của những cái tên ấy. Niềm đam mê, yêu thích khám phá lịch sử nhiều khi bắt nguồn từ sự khâm phục, tự hào về những nhân vật mà mình đã biết. Bởi thế, muốn HS yêu Sử, trước hết, mỗi đầu năm học, các nhà trường nên dành thời gian nói chuyện về các nhân vật lịch sử mà trường mang tên, hoặc mở cuộc thi tìm hiểu về những đóng góp của nhân vật ấy để HS có cơ hội tiếp cận thêm những thông tin mới. Sáng kiến của TP Hồ Chí Minh trong việc treo những tấm pa-nô có thông tin về những vị anh hùng trên các đường phố thời gian qua cũng là một cách làm hay để các nhà trường tham khảo.

Thứ ba, các phòng truyền thống của trường không nên chỉ dừng lại ở việc lưu giữ, trưng bày những hình ảnh, thành tích hoạt động của thầy- trò các thế hệ, mà còn là nơi ghi lại tên tuổi của các cựu giáo viên, HS của trường đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, có nhiều đóng góp để xây dựng nhà trường. Nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ, lớp thế hệ HS sẽ không chỉ thêm tự hào về ngôi trường mình, mà còn ra sức học tập, rèn luyện, xứng đáng với những cống hiến của cha anh.

Phạm Văn Hà (Sở GD - ĐT Hà Nội )

Chúng ta hãy nhìn lại xem chúng ta là ai? Chúng ta đang ở đâu? Và chúng ta đã, đang và sẽ làm gì để không còn như thế này nữa với môn Sử ?

Và đây nữa

(Tuổi Trẻ) - Khi còn là học sinh, lúc “lều chõng” đi thi khối C, tôi lo nhất là làm sao làm tốt môn lịch sử. Chúng tôi được dạy rằng: học lịch sử là học thuộc lòng.

Hệ quả của học thuộc lòng!

Nếu xét ở khía cạnh để nắm các cứ liệu thì điều đó đúng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng thì sẽ rất dễ quên khi không nhắc đến nó thường xuyên. Khi kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học, đề kiểm tra đều theo kiểu như: anh (chị) hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của...; anh (chị) hãy cho biết các nội dung của hiệp định... Cũng không sai nếu nói rằng học sinh lớp 2 học thuộc lòng cũng có thể trả lời được hết những câu hỏi kiểu đó. Tư duy ấy làm học sinh thụ động với môn sử, cứ học vẹt từng câu, từng chữ đến khi kiểm tra và chép đầy đủ ý vẫn qua.

Nhiều năm học môn sử ở trường phổ thông, tôi chưa từng gặp câu hỏi kiểu như: Tại sao chúng ta ký hiệp định... Vì sao sau Cách mạng tháng 8-1945 nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Những câu hỏi “mở” mang tính tư duy, suy nghĩ để chọn ý cho phù hợp thì khá hiếm hoi. Thêm vào đó, lịch sử của cả một thời kỳ với đầy những biến động cùng hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, chi chít những ý nghĩa, nguyên nhân được viết trong một cuốn sách khá dày nhưng thời lượng học quá ít. Trong khi đó, học sinh còn nhiều môn học khác cần phải quan tâm nên thời gian dành cho môn lịch sử cũng bị cắt xén, bỏ bê. Đồng thời, người dạy còn thiếu phương pháp truyền đạt trực quan như sử dụng giáo trình điện tử, cung cấp nhiều hình ảnh hoặc cho học sinh tự diễn những sự kiện lịch sử.

Do vậy, môn sử vốn “phức tạp” bởi ngày, tháng, năm, sự kiện, con số càng gây chán cho người học khi vào tiết sử người học chỉ biết “dự thính 100%”. Nếu tất cả mọi nơi đều dạy sử theo cách đưa những banner, học sử qua phim ảnh... thì chắc sẽ thu hút người học hơn. Một khi đã thu hút người học, làm cho người học thích thú môn sử thì chắc chắn việc học môn sử sẽ tốt hơn.

ĐỖ KIM CHUNG (ĐH KHXH&NV TP.HCM)

Người thầy sợ “cháy” giáo án

Tại sao học sinh đạt điểm thấp môn lịch sử? Ngoài nguyên nhân do một bộ phận không nhỏ học sinh vì yếu các môn khác nên phải chọn khối thi này, có lẽ ai cũng nhận ra việc các em học nhưng không nhập tâm được bài học.

Quan niệm hiện nay của không ít phụ huynh, học sinh, thậm chí cả giáo viên, là học môn lịch sử không có tương lai. Trong khi đó, người thầy chẳng dám “đi xa” hơn những gì có trong sách, không thể phân tích cặn kẽ vì sợ “cháy” giáo án. Học sinh đang bị nhiễu loạn thông tin khi phải tiếp thu kiến thức qua phim ảnh, trên mạng không chính xác. Nhiều em học sinh thổ lộ với tôi rằng: ngày tháng nhiều quá nhớ không xuể, dễ lẫn lộn sự kiện này với sự kiện khác. Cách học phổ biến của các em hiện nay là học vẹt chứ không biết hệ thống hóa kiến thức, sự kiện, đương nhiên điểm sẽ thấp.

Chấn chỉnh ngay chương trình, sách giáo khoa là điều đã được nhiều nhà giáo đề nghị trong những năm qua. Song song đó thầy cô nên hướng học sinh có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn, hết sức tránh trường hợp học vẹt vừa mất công sức, thời gian mà không mang lại hiệu quả. Nếu không kịp thời đổi mới, 2-3 năm tới tình hình này sẽ vẫn tiếp tục, có khi tệ hại hơn.

LÊ QUANG HUY (giáo viên)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom