bt vật lí hay

Q

quynhnguyen2702

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

B1: một bể nước hình trụ thẳng đứng cao 4m, đường kính 2m. Người ta bơm nước cho đầy bể từ một hồ nước thấp hơn đáy bể 8m.
a, Tính công thực hiện được để bơm đầy bể nước. Bỏ qua ma sát, lấy số pi=3,14
b, Tính công suất của máy bơm, biết rằng để bơm dầy bể nước trên phải mất thời gian là 1 giờ.

B2: Một thanh đồng chất ( khối lượng ruêng D=600kg/[TEX]m^3[/TEX] ) có tiết diện đều và chiều dài L=24cm, được giữ thẳng đứng trong nước ( khối lượng riêng D1= 1000kg/[TEX]m^3[/TEX] ), đầu trên của thanh dưới mặt nước một đoạn H . Coi là thanh chỉ chuyển động theo phương thẳng đứng. Bỏ qua sức cản của nước và không khí cũng như sự thay đổi của mực nước.
a,Xác định điều kiện của H để thanh nhô lên khỏi mặt nước.
b, Hãy xác định đầu dưới của thanh cách mặt nước bao nhiêu khi nó ở vị trí cao nhất là : H=12cm ; H =4cm

B3: Một thanh đồng chất tiết diện đều, dài L được giữ thẳng đứng trên mặt thoáng của chậu nước 1 đoạn L .Khi thả tay ra, thanh rơi thảng đứng vào chậu nước và dừng lại khi vừa chạm đáy. Bỏ qua sức cản của nước, hãy tính chiều cao mực nước H trong chậu. Cho trọng lượng riêng của chất làm thanh bằng 2/5 trọng lượng riêng của nước.

B4: Một thanh đồng chất tiết diện đều, dài L được giữ thẳng đứng sát đáy chậu nước. Khi thả tay ( giả sử thanh chỉ chuyển động thẳng đứng, bỏ qua sức cản của nước và sự thay đổi của mực nước ), thanh nhô lên vừa khỏi mặt nước. Xác định chiều cao mực nước. Cho khối lượng riêng của chất làm thanh bằng 2/3 khối lượng riêng của nước.
 
A

angleofdarkness

Bài 1:

a) Thể tích nước cần bơm để đầy bể chính là thể tích của bể hình trụ đứng và bằng:
$V = h_1.S = 4.3,14.1^2 = 12,56 (m^3).$​
Trọng lượng lượng nước trên là:
$P = V.d = 12,56.{10}^4 = 125600 (N).$​
Công đưa 12,56$m^3$ nước lên đến bể là:
$A = P.h = P.(2 + h_2) = 125600.(2 + 8) = 1256000 (J) = 1256 (kJ).$​
b) Đổi t = 1h = 3600s.
Công suất của máy bơm là:
$\dfrac{A}{t} = \dfrac{1256000}{3600} \approx \ 348,89 (W).$​
 
Last edited by a moderator:
A

angleofdarkness

Bài 2:

Hình vẽ: (chung cho cả bài 3 và 4)



a) Gọi S là diện tích tiết diện của thanh.
Giả sử đầu dưới thanh nhô được lên khỏi mặt nước một độ cao h. Công do lực đẩy Acsimet thực hiện cho tới khi đầu trên của thanh ngang mặt nước là:
$A_1 = P_1.H = d_1.V_1.H = 10.D_1.S.L.H (J).$​
Từ đó cho tới khi đầu dưới của thanh tới ngang mặt nước, lực đẩy Acsimet giảm đều đặn từ giá trị 10.D_1.S.L tới 0.
Vậy công của lực đẩy Acsimet trong giai đoạn này là:
$A_2 = \dfrac{10.D_1.S.L + 0}{2}.L = 5.D_1.S.L^2 (J).$​
Công để nâng thanh lên độ cao H + h + L cũng là $A_1 + A_2 = 10.D.S.L.(H + h + L). (J)$
$10.D_1.S.L.H + 5.D_1.S.L^2 = 10.D.S.L.(H + h + L).$
Rút gọn ta được $h = H.\dfrac{D_1 – D}{D} – L.\dfrac{2D – D_1}{2D}.$
h $H.\dfrac{L(2D – D_1)}{2(D_1 – D)}$ = 6cm.

b) Với H = 12cm thay vào h ta được h = 4cm.
Với H = 4cm không thỏa mãn điều kiện của H nên thanh không thể nhô lên khỏi mặt nước.
 
A

angleofdarkness

Bài 3:

Công của trọng lượng:
$A_1 = [\dfrac{L}{2}+L+H - \dfrac{L}{2}]P = (L+H)P = d_1.V.(L+H) (J).$​
Công của lực đẩy Acsimet:
$A_2 = F_a.s = d_2.V.(H-\dfrac{L}{2}).$​
Mặt khác $A_1 = A_2$ nên $d_1.V.(L+H) = d_2.V.(H-\dfrac{L}{2}).$
Thay $d_2$ bằng $\dfrac{5d_1}{2}$ vào ta được H = 1,5L.
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì
A

angleofdarkness

Bài 4:
Tương tư bài 2 ta có chiều cao thanh nhô khỏi mặt nước là $h = H.\dfrac{D_1 – D}{D} – L.\dfrac{2D – D_1}{2D}.$ với $D_1$, $D_2$ lần lượt là klr của chất làm thanh và nước.
Mà với bài 4 thì h = 0 và $H = H_1 – L$ ($H_1$ là chiều cao mực nước trong chậu).
$(H_1 – L).\dfrac{D_1 – D}{D} – L.\dfrac{2D – D_1}{2D} = 0.$
Rút gọn ta được H = 1,5L.
 
Top Bottom