[Ngữ pháp lớp 12] Phép tu từ

DOANTHUHIENBACSI

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
104
62
36
24
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A: Biện pháp tu từ ngữ âm
1: Điệp âm, thanh, vần
Khái niệm: Lặp lại y hệt hoặc gần giống các âm, thanh, điệu hoặc vần để tạo nhịp điệu, hỗ trợ việc thể hiện nội dung tác phẩm của tác giả
Thường kết hợp với điệp cáu trúc để đạt hiệu quả cao nhất
Thường dùng trong thơ ca.

Ví dụ: "Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn"
Điệp vần: an, ương, ăng

B: Biện pháp tu từ từ vựng
1: So sánh
Khái niệm: Là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng dựa trên nét tương đồng
Công thức: A là/ như/ tựa/ khác/ hơn/ kém... B
Ví dụ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa
2:Nhân hóa:
Khái niệm: là dùng từ gọi ,tả, trò chuyện với người để gọi tả, trò chuyện với vật
Công thức: A (chỉ vật) B(dùng cho người)
Ví dụ: Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã

3:Ẩn dụ:
Khái niệm:Là dùng từ chỉ vật này để chỉ vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng
Công thức: A như B(so sánh ngầm, A có đặc điểm như B)
Ví dụ: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Bác Hồ vĩnh hằng, bao la như trời xanh

4:Hoán dụ:
Khái niệm: là dùng từ chỉ vật này để chỉ vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận( gần gũi)
Công thức: A thường gắn liền với hình ảnh B(B báo hiệu thể hiện cho sự xuất hiện của A)
"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Quê hương gắn liền với hình ảnh giếng nước gốc đa
5: Nói quá:
Khái niệm: Dùng cách nói ở mức độ cao hơn sự thực để nhấn mạnh
Công thức: A> Mức độ thực
Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
6:Nói giảm, nói tránh :
Khaí niệm: Dùng cách nói khéo léo, sử dụng các từ ngữ thanh nhã để tránh sự đau lòng hoặc thô tục
Công thức: A< Mức độ thực
Ví dụ: Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
7:Chơi chữ:
Khái niệm: Dùng các biện pháp như: đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa, nói lái,, để tạo ra những lời nói thú vị
Ví dụ: Rắn hổ mang bò lên núi
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
mình thấy nội dung hay. cái ví dụ nơi phần chơi chữ hơi khó hiểu bạn ơi.
mình nhớ chơi chữ hay dùng từ đồng âm khác nghĩa như: Kiến bò đĩa thịt bò, ruồi đậu mâm xôi đậu,...
nói lái: Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá
 

DOANTHUHIENBACSI

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
104
62
36
24
Bổ sung BPTT ngữ pháp
1: Điệp ngữ/ điệp cấu trúc(lặp cú pháp)
Khái niệm: Lặp lại từ ngữ, cấu trúc để tạo nhịp điêụ nhấn mạnh
Công thức: A B, A C, A D,
A A A
Ví dụ: "Không có kính không phải vì xe không có kính"
Mai sau
Mai sau
Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh"
2: Liệt kê::
Khái niệm :Cách sắp xếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đày đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh, biểu hiện khác nhau của thực tế hay của tình cảm
Công thức A, A'. A'', A'''
Ví dụ: Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
3: Câu hỏi tu từ
Khái niệm: Đưa ra câu hỏi nhưng không nhằm để hỏi mà để khẳng định, nhấn mạnh, thể hiện tình cảm, thái độ hoặc tư tưởng
Công thức: ABCD? => ABCD!
Ví dụ: Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời?
4: Đảo ngữ
Khái niệm: Đổi vị trí thông thường của thành phần câu, nhằm tạo điểm nhấn
Công thức: VN-CN
Ví dụ: Mọc giữa dòng sông xanh
VN
Một bông hoa tím biếc
CN
5: Tương phản(đối)
Khái niệm: tạo ra 2 thái cực đối lập để nhấn mạnh hay làm nổi bật tư tưởng
Công thức A>< B
Ví dụ: Không có kính rồi xa không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
><... có một trái tim
6: Chêm xen:
Khái niệm: Thêm vào câu những lời bổ sung, giải thích nhằm nhấn mạnh, nêu cảm xúc hoặc làm cụ thể cho sự diễn đạt
Đó thường là thành phần phụ chú trong câu nhưng chỉ có những thành phần có giá trị nghệ thuật mới là biện pháp tu từ
Công thức: A(abc)
A- abc - B
Ví dụ:Cô bé nhà bên( có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn(thương thương quá đi thôi)
 

DOANTHUHIENBACSI

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
104
62
36
24
mình thấy nội dung hay. cái ví dụ nơi phần chơi chữ hơi khó hiểu bạn ơi.
mình nhớ chơi chữ hay dùng từ đồng âm khác nghĩa như: Kiến bò đĩa thịt bò, ruồi đậu mâm xôi đậu,...
nói lái: Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá
Câu trên có 2 cách hiểu á:
- Rắn hổ mang đang bò trên núi
- Con bò mang con hổ lên núi


vì dùng các từ đồng âm: hổ, mang, bò để cố ý tạo ra nhiều cách hiểu.Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang là tên một loại rắn đồng âm với danh từ hổ(con hổ) và động từ mang; động từ đồng âm với danh từ (con bò).
mình thấy nội dung hay. cái ví dụ nơi phần chơi chữ hơi khó hiểu bạn ơi.
mình nhớ chơi chữ hay dùng từ đồng âm khác nghĩa như: Kiến bò đĩa thịt bò, ruồi đậu mâm xôi đậu,...
nói lái: Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá
mình thấy nội dung hay. cái ví dụ nơi phần chơi chữ hơi khó hiểu bạn ơi.
mình nhớ chơi chữ hay dùng từ đồng âm khác nghĩa như: Kiến bò đĩa thịt bò, ruồi đậu mâm xôi đậu,...
nói lái: Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Câu trên có 2 cách hiểu á:
- Rắn hổ mang đang bò trên núi
- Con bò mang con hổ lên núi


vì dùng các từ đồng âm: hổ, mang, bò để cố ý tạo ra nhiều cách hiểu.Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang là tên một loại rắn đồng âm với danh từ hổ(con hổ) và động từ mang; động từ đồng âm với danh từ (con bò).
Mình không nghĩ ý thứ hai là con bò mang con hổ lên núi đâu :D Kaka
Rắn hổ mang có tên gọi khác là rắn hổ cơ
Nếu hiểu theo cách đó thì sẽ là rắn hổ mang tha xác con bò lên núi ý ^^
Ngoài ra thì giữa con bò với con hổ thì con hổ là chúa sơn lâm kia mà :D
 
  • Like
Reactions: Hà Chi0503
Top Bottom