Bí quyết chinh phục phần lý thuyết môn Sinh kỳ thi THPT quốc gia

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Một trong những phần khó lấy điểm của môn học mà các sĩ tử cần lưu ý là sinh thái học ứng dụng thực tiễn và thực hành thí nghiệm.

Theo thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên với hơn 10 năm kinh nghiệm luyện thi THPT quốc gia, đang công tác tại Hệ thống giáo dục Hocmai.vn, cấu trúc ra đề của Bộ với môn Sinh năm nay sẽ có số lượng câu hỏi gồm 40% là bài tập và 60% lý thuyết tập trung ở lớp 11 và 12.

Trong khi phần bài tập nằm trong chương trình lớp 12 thì phần lý thuyết sẽ trải dài từ lớp 11 đến 12. Lý thuyết lớn như vậy sẽ gây trở ngại trong việc ôn tập của học sinh.

Hiện nay, xu hướng ra đề thi với những câu hỏi mang tính vận dụng thực tiễn hay thí nghiệm, thực hành trong trường học được đưa vào nhiều hơn. Vì thế, học sinh cần lưu ý những mảng lý thuyết hay bắt gặp những câu hỏi ở dạng này như: Sinh thái học, Sinh học cơ thể thực vật, Sinh học cơ thể động vật.
130775649-w500-7982-1527848239.png
Thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên luyện thi môn Sinh tại Hệ thống giáo dục Hocmai.vn.
[TBODY] [/TBODY]

Lý thuyết phần sinh thái học ứng dụng thực tiễn

Thầy Đinh Đức Hiền nhận định, kiến thức sinh học đều liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, y học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, do đó các câu hỏi lý thuyết về sinh thái học ứng dụng thực tiễn cũng thường xuất hiện trong đề thi môn Sinh học. Tuy nhiên, đa phần các bạn học sinh đều lúng túng và khó khăn để đưa ra đáp án đúng khi gặp câu hỏi này trong đề thi. Nguyên nhân là phần lớn các em ít được tiếp xúc với thực tế và kỹ năng liên hệ giữa bài tập với môi trường thực tiễn.

Theo đó, thầy Hiền nhấn mạnh, với phần sinh thái học ứng dụng thực tiễn, các sĩ tử cần bám sát lý thuyết và ví dụ trong sách giáo khoa, từ đó, nắm vững nguyên lý chung của các hiện tượng, vấn đề trong sinh học kết hợp với hiểu biết thực tế xã hội.

Ví dụ, về câu hỏi sinh thái học liên quan đến sản xuất nông nghiệp được thầy Hiền đưa ra và gợi ý giải như sau: "Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía, loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía. Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía. Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ ký sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu?"

Để trả lời câu hỏi này, các em cần hiểu rõ mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài được nhắc đến. Ở đây, mía bị cạnh tranh dinh dưỡng bởi loài cây cảnh, nhưng mía lại là nguồn thức ăn cho sâu hại mía. Do đó, nếu muốn tăng sản lượng mía bắt buộc phải loại trừ hai thành phần này. Khi thả một số sâu bọ kí sinh trên cây cảnh, số lượng cây cảnh chắc chắn giảm, nhưng điều này đồng nghĩa với việc giảm mạnh số lượng chim sáo (do quả cây cảnh là thức ăn chủ yếu của chim sáo), khi chim sáo giảm số lượng đồng nghĩa với việc giảm đi loài có thể khống chế sâu hại mía, do đó sâu hại mía hưởng lợi và tăng số lượng. Câu trả lời ở đây là do môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt.

Lưu ý về câu hỏi thực hành thí nghiệm

Theo thầy Hiền, Sinh học là môn khoa học tự nhiên, do đó thực hành thí nghiệm chiếm một phần trong chương trình học. Gần đây, các câu hỏi về thực hành thí nghiệm được Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trương đưa vào nội dung thi. Nếu nắm rõ bản chất lý thuyết, học sinh hoàn toàn chinh phục được những câu hỏi này. Tuy nhiên, ở trường, điều kiện thực hành thí nghiệm vẫn còn hạn chế, nên các em sẽ gặp khó khăn khi xử lý những câu hỏi lý thuyết liên quan đến thực hành thí nghiệm.

"Những câu hỏi về thực hành thí nghiệm thường có sự kết hợp kiến thức liên môn, ví dụ như giữa môn Hóa học và Sinh học, nên các em phải có cái nhìn đa chiều và tổng quan giữa hai môn học này để giải đề”, thầy Hiền nói thêm.

Dưới đây là điển hình về câu hỏi thực hành thí nghiệm được thầy Hiền chia sẻ:
676510227-w500-3285-1527848243.png
Câu hỏi về thực hành thí nghiệm.
[TBODY] [/TBODY]

Đây là thí nghiệm chứng minh sự tiêu thụ nguyên liệu và các sản phẩm tạo ra trong quá trình hô hấp ở thực vật (Sinh học 11). Để trả lời câu hỏi này, các em phải có kiến thức liên môn giữa Hóa học và Sinh học. Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp ở thực vật.

Những chia sẻ trên của thầy Đinh Đức Hiền về kiến thức trong hai phần lý thuyết: Sinh thái học ứng dụng thực tiễn và thực hành thí nghiệm sẽ giúp các sĩ tử khóa 2000 dễ dàng "ẵm trọn" điểm lý thuyết môn Sinh học kì thi THPT quốc gia 2018.
 
Top Bottom