Bài viết số 7

D

duoisam117

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cô mình mới trả bài viết số 7. Các bạn đọc rồi cho ý kiến nha!:)>-:)>-:)>-
Đề: Trong bài thơ “Sang thu” nhà thơ hữu Thỉnh viết : “ Bỗng nhận …….. vắt nửa mình sang thu”. Hãy phân tích đoạn thơ trên.
Bài viết 1:
Thiên nhiên là một đề tài muôn thuở của thi ca. Từ xưa đến nay, trong bất kì một tác phẩm văn học nào – một bài thơ hay một ca khúc… chúng ta đều có thể nhận ra hình ảnh của thiên có mặt trong đó. Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ,… mượn từ thiên nhiên những hình ảnh tuyệt đẹp và biến chúng thành những tuyệt tác làm đứa con tinh thần của họ. Qua đó, họ còn muốn thể hiện tâm hồn thi sĩ của mình với thiên nhiên. Và với Hữu Thỉnh cũng thế. Là một nhà thơ của quân đọi nhưng ông lại có một tâm hồn rất lãng mạn với thiên nhiên . Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm “ Sang thu” của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1977 khi ông tham gia trại thi viết văn của quân đội ở ngoại thành Hà Nội. Với giọng điệu nhẹ nhàng, bài thơ đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ về thiên nhiên lúc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu:
“Bỗng nhận ra hương ổi
……………………….
Vắt nửa mình sang thu”.
Đọc đoạn văn ta thấy có chút gì đó ấm áp của mùa thu vừa chớm sang mà có lẽ ở những vùng quê miền Bắc mới cảm nhận hết được. Dấu hiệu mùa thu được tác giả nhận ra là gì? Phải chăng là lá vàng rơi xào xạc hay là cả trời thu xanh ngắt? Không như những nhà thơ khác, Hữu Thỉnh nhận ra mùa thu bằng hương thơm của ổi chín. Một hương thơm nhẹ nhàng đã bất chợt đến với ông : “ bỗng nhận ra”. Một cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng. Ở đây, chúng ta đã thấy rõ sự bứt phá của Hữu Thỉnh vượt ra khỏi khuôn khổ ước lệ của về mùa thu. Và thông qua đó, Hữu Thỉnh thể hiện phong cách sống rất riêng của ông. Trong không gian ấy, hương thơm của ổi cứ lan tỏa đi trong gió se “phả” rồi xộc thẳng vào mũi hương vị ngòn ngọt, chua chua của ổi chín. Gió se của mùa thu đă về rồi – một cơn gió se se lạnh và khô.
“ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về…’
Những hạt sương trong buổi sớm mai còn ươn ướt cứ “chùng chình” giăng thành một màng sương mỏng manh qua ngõ. Theo tác giả thì màn sương ấy còn chưa muốn tan biến hết nên cứ cố ý chậm lại. Có lẽ nàng thu ngại ngùng chưa muốn bước sang. Và chính những hình ảnh mộc mạc ấy đã khiến nhà thơ giật mình thốt lên: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như”thể hiện một tâm trạng bối rối, bâng khuâng của nhà thơ. Ông tự đạt cho mình một dấu chấm hỏi: Phải chăng thu về?. Có lẽ là thế, nhưng trong cảm giác lúc này của ông thì chưa chắc chắn lắm. Thu mới chỉ mới về đâu đó mà ông chưa kịp nhận ra.
Hình ảnh thiên nhiên lại được mở rộng ra, xa hơn ở khổ thơ thứ hai:
“ Sông được lúc dềnh dàng
…………………………………….
Vắt nửa mình sang thu”.
Cảm giác bối rối, ngỡ ngàng của nhà thơ bỗng tan biến nhường chỗ cho cảm xúc mãnh liệt của ông. Nước sông lúc này đã trở nên “dềnh dàng” diễn tả dòng nước sông cứ trôi nhẹ nhàng, khẽ gợn sóng và màu nước đã trong hơn. Những cánh chim trời lúc này cũng chớm gấp gáp hơn, chim bắt đầu vội vã hơn để đón chào mùa thu đến. Dường như mọi thứ cứ thay đổi một cách tất tả, thay đổi một cách nhẹ nhàng. Rõ ràng ở đây tác giả đã có cách nhìn thấu đáo và tinh tế. Lồng vào sự quan sát tinh tế của ông lại hiện diện một tâm hồn giao hòa với thiên nhiên. Ông ngước nhìn lên bầu trời. Đâu rồi những cái nắng gay gắt của mùa hè nóng bức, oi ả? Hình như nó đã nhạt dần trong không gian êm dịu, mát mẻ của trời thu. Trên bầu trời chỉ còn vẻn vẹn đâu đó vài áng mây của mùa hè:
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu..’’
Hữu Thỉnh không tả trời thu như Nguyễn Khuyến: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” mà
chỉ là một đám mây “vắt nửa mình sang thu”. Mùa thu mới hé mở rất êm dịu và càng tĩnh lặng.
Cụm từ “vắt nửa mình” rất có sức gợi hình và gợi cảm. Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình” khá là
sáng tạo của nhà thơ Hữu Thỉnh. Tại sao nó phải “vắt nửa mình”? Phải chăng trong đám mây đó
là sự kết hợp hài hòa giữa mùa hạ và mùa thu? Có lă còn lại trong đó chút nắng cua mùa hè,
một vài sợi mây trắng của sắc hạ xen lẫn vào sắc xanh nhạt của mùa thu. Hình như hạ vẫn còn
nuối tiếc chưa muốn sang. Những cảm nhận của nhà thơ càng rõ ràng hơn, ông đã sớm nhận ra
mùa thu về. Vâng, thu đã về thật rồi.
Quả là một bức tranh chuyển mùa tuyệt đẹp – một nét đẹp rất thôn quê, rất mộc mạc,
bình dị và yên bình.
Từ cuối mùa hạ sang đầu mùa thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệtSự
chuyển biến này đã được nhà thơ Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh
giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”. Thông qua đó, chúng ta cần thấy rằng, ở Hữu Thỉnh
luôn có một tâm hồn thi sĩ và yêu đời. Từng là một người chiến sĩ, phải trải qua biết bao nhiêu
gian khổ, dương đầu với cái chết và sự sống. Khi ấy, chả ai dám nghĩ đến việc hưởng thụ. Và giờ
đây, khi hòa bình dduocj lặp lại, ông cảm thấy thật sung sướng, lúc này cuộc sống đối với ông
mới thực sự có ý nghĩa, mới thật đáng quý biết chừng nào. Ngoài ra, ta còn có thể thấy được
họa quả là tình. Nó vẽ nên muôn cảnh đẹp của thiên nhiên và trong nó chứa đựng những cảm
xúc mãnh liệt, dạt dào của người thi sĩ.
 
S

smile_to_heart

Với một đề văn viết trên lớp phải nói rằng bài của bạn rât ok ,nhưng theo tớ bạn cần khéo léo hơn khi chuyển đoạn và cái kết của bạn phải chăng hơi cụt ???????? Dù sao rất cám ơn bạn
 
T

thuyan9i

Mình thày bài viét của bạn khá sắc sảo ,dùng từ rất chuẩn và có những cau mang màu sắc triết lí
nhưng phàn bình về gió se thì bạn cần phải bổ sung thêm vìđaây là một trong nhưng hình ảnh đặc sắc trong bài thơ, mình thấy phần đó hơi cụt ,dường như đang đọc khá trôi nhưng bị khựng lại,có phải phần đó khi bạn viết thì phải nghĩ lâu ko.
 
D

duoisam117

Còn bài này thì sao,
Bài viết 2:
Trong một năm đất trời chuyển giao theo bốn mùa: xuân, hạ thu, đông. Mùa thu là thời điểm chuyể tiếp giữa nắng hè oi ả và chút lạnh của mùa đông. Đã từ lâu mùa thu đã đi vào thi ca vào tâm hồn người nghệ sĩ. Phải chăng mùa thu chuyển động quá khẽ khàng khiến chúng ta không kịp nhận ra hay chỉ có tâm hồn người nghệ sĩ lãng mạn, bay bổng mới cảm nhận được. Lưu Trọng Lư có Tiếng thu, Nguyễn Khuyến có chùm ba bài thơ thu thì nhà thơ Hữu Thỉnh cũng có cái nhìn rất riêng, rất đặc sắc về mùa thu với bài Sang thu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1977, khi tác giả tham gia trại thi viết văn quân đội và được in trong tập Từ chiến hào đến thành phố. Bằng thể thơ ngũ ngôn với giọng điệu nhẹ nhàng, giàu tình cảm bài thơ đã thể hiện được cảm xúc của nhà thơ Hữu Thỉnh về bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa. Hai khổ thơ đầu đã bộc lộ được cảm xúc tinh tế của tác giả về thời khắc giao mùa: “ Bỗng …. sang thu”.
Bắt nguồn từ những hình ảnh mộc mạc, giản dị nhưng từ đó đã giúp nhà thơ cảm nhận được tín hiệu của mùa thu: “Bỗng … gió se”
Ngồi vắt vẻo trên cành cây ổi, nhà thơ Hữu Thỉnh đang say sưa đắm mình trong cuộc sống thanh bình, tĩnh lặng của một miền quê không tiếng súng đạn, không tiếng bom rơi, bất chợt có vị ngòn ngọt, thơm dịu của những chùm ổi chín vàng bóng mượt tạt vào khướu giác của ông. Từ “phả” cho ta thấy hương ổi chỉ dịu nhẹ chứ không thơm ngát như hoa sữa nhưng cũng đủ để làm ta nhớ mãi cái mùi hương ngọt thơm ấy. Tác giả đón nhận hương ổi chín tự nhiên, đột ngột và đầy ngỡ ngàng “bỗng nhậ ra”. Từng đợt gió se đã đến, nó không buốt giá, lạnh lẽo như mùa đông mà chỉ hơi lạnh khô khiến chúng ta hơi co mình lại rồi có thể thoải mái đón nhận chúng. Ông lại nhận ra một điều khác lạ nữa: “Sương chùng chình … đã về”
Những làn sương mỏng manh, mờ ảo còn vương mắc giữa những ngôi nhà, trên những cành cây ngoài vườn. Nhà thơ đã nhân hóa “sương chùng chình” – sương đang cố ý tan chậm đấy. Từ chùng chình gợi cho ta cảm giác chút gì đó lưu luyến vấn vương, chắc là cô hạ đỏng đảnh, kiêu kì còn muốn ngự trị còn nàng thu dịu dàng vẫn e thẹn chưa muốn sang. Rồi tác giả bắt đầu nghi ngờ cẩm xúc của mình trước những tín hiệu của mùa thu – “hình như”, tác giả còn đang ngờ vực có hải thu đã sang? Ồ ! Mùa thu vẫn được nhận biết bằng : “Lá thu rơi xào xạc – Con nai vàng ngơ ngác – Đạp trên lá vàng khô” hay “ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” đó hay sao thế mà nhà thơ Hữu Thỉnh nhận biết mùa thu chỉ bằng hương ổi, gió se, sương chùng chình thì thật là đặc biệt. Tác giả đã sáng tạo, đã vượt qua được ngưỡng cửa ước lệ của văn học cổ điển tạo nên một nét rất riêng của Sang thu và cạnh đó cũng thấy được tâm hồn nhạy cảm, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Từ dấu hiệu hương ổi dịu nhẹ nhà thơ còn cảm nhận được những chuyển mình của thiên nhiên “ Sông được ….. vội vã”. Nhịp thơ có nhanh và hơi gấp hơn cho thấy rõ sự chuyển mình. Những dòng sông không còn được đón nhận những cơn mưa rào bất ngờ đổ ập xuống, không còn phải chảy xiết, đục ngầu, dữ dội nữa mà dềnh dàng – khẽ gợn thôi nước sông có tràn đầy nhưng vẫn trôi nhẹ. Sông đang chờ nước thu đấy. Nhưng những cách chim không thể dềnh dàng nữa mà phải vội vã – nhũng cánh nhim chớm gấp hơn, chúng đang chuẩn bị di cư về phương Nam tránh rét. Hình như có đôi chút sốt ruột: “Có đám mây …. sang thu”
Thu đã sang, đám mây mùa hạ lại vắt nửa mình sang thu có chăng những đám mây ấy vẵn còn chút chói chang của nắng hè nhưng đã có màu xanh mát dịu của mùa thu. Cô nàng hạ đỏng đảnh vẫn chưa muốn rời hay nhà thơ mong chờ thu sang nhưng lại luyến tiếc những ngày hạ. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã thành công khi mượn nét động của nước sông, cánh chim, đám mây mùa hạ để diễn tả một cái tĩnh – cái chuyển mình khẽ khàng của nàng thu. Cụm từ “ vắt nửa mình” vừa có giá trị gợi hình vừa có giá trị gợi cảm cao bộc lộ nét đặc sắc của mùa thu.
Đến đây ta hiểu tại sao nhan đè bài thơ là Sang thu chứ không phải là Thu sang. Vâng bức tranh thu mà nhà thơ Hữu Thỉnh vẽ nên không phải là bức tranh thu mà cũng chẳng phải là bức tranh hè oi ả; không rạch ròi phân biệt như “tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” của Nguyễn Khuyến cũng không phải tiếng ve kêu râm ran mà là một bức tranh chuyển mùa giữa hạ và thu ở Bắc Bộ. Để thấy được sự chuyển động nhẹ nhàng ấy phải nhờ đến tâm hồn tinh tế và phải chắc là phải yêu thu lắm nhà thơ mới có được những cảm nhận tài tình như vậy. Những chuyển động của nàng thu cũng khiến ta nhận ra rằng cái quí giá của đất nước yên bình không có chiến tranh là như thế nào.
Thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự chuyển biến này đã được nhà thơ Hữu Tỉnh gợi nên bằng tình cảm tinh tế và những hình ảnh giàu sức biêu cảm qua bài Sang thu. Nàng thu của nhà thơ Hữu Thỉnh như một cô thôn nữ mộc mạc, giản dị nhưng tinh tế và đầy e thẹn. Trong kho tàng thơ ca Việt Nam đã có một bài thơ như thế - Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
 
D

duoisam117

Hiz! Bài này không hay sao mà chẳng thấy ai nói năng gì thế. Khen chê gì cũng được để tui biết mà sửa chữa với :(:(:(:(:(:(:(
 
P

pedung94

nhận xét nhá. Bài làm có mạch cảm xúc tốt, lời văn mộc mạc. Sử dụng đúng từ ngữ. Tuy nhiên vẫn còn phải cố gắng để lời văn càng thêm sắc sảo (bài 2), chú ý phân tích kĩ hơn các từ các câu trong đoạn văn.
- Cách mở bài hay
gợi ý mở bài:
-Hầu hết các nhà thơ đều tả mùa thu vào độ viên mãn nhất. Tuy nhiên HT lại nắm bắt khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp để tạo nên 1 tp đặc sắc trong nền thơ ca việt nam......
- Mùa thu ko lạnh giá như mùa đông, ko nóng bức như mùa hè. THu mang chút bùn, như sự e lệ của ng con gái.......
bài này cần phân tích các dấu câu, để phân tích được tốt hơn
Đấy là theo mình thui. (văn mình dở thì đừng chê nhé!)
 
L

lapham

thế bài văn này bạn được mấy điểm
hay thật đó mà cô giáo bạn nhận xét thế nào
 
0

0onhox_alone0o

bạn này ý văn thơ dạt dào ghê nhj
thja bài này pan đc mấy điểm vậy???
 
K

keodungkd_271

oài , làm trong bao nhiu fut ko bit?Nói thiệt nếu ở trường tớ bài của bạn đc khoảng 7,5 . Ko fai nói chứ bài bạn fan tích ko tinh tế cho lắm , chim bắt đầu vội vã đâu fai để chào đón mùa thu đến mà khi cơn jo heo may về , thời tiết se lạnh những chú chim bay về fuong nam tránh rét ấy chứ .còn câu " có đám mây màu hạ , vắt nửa mik sang thu nữa" , bạn fan tích chưa sâu . Nhìn chung kiến thức về tác ja tác fam bạn có tri thức nhưng ngôn ngữ cũng như cảm nhận chưa mang tính gợi hình gợi cảm và trau chuốt cho lắm....
 
K

keodungkd_271

Nhìn chung , bạn có sự liên hệ , mở rộng khi làm bài. Đôi chỗ vận ngữ mượt mà nhưng bài này cũng mắc lỗi chủ wan trong cak đánh ja như bài trước , " Bỗng nhận ra hương ổi" , sự cảm nhận ấy dung dị thật đấy , jan đơn thật đấy nhưng bạn đừng biến cái dung dị , jan đơn ấy đi wa đà để nó trở nên ...tầm thường(có lẽ từ này hơi wa nhưng tạm thời chưa nghĩ ra từ nào fu hợp hơn) khi bạn dùng từ miêu tả tác ja khi cảm nhận một cak cụ thể hoá và có fan áp đặt . Ko hỉu sao một tác ja nhạy cảm , tinh tế và có tuỏi như Hưu Thỉnh mà bạn lại có thể dùng từ "vắt vẻo" trên cây.:(Hơn thế nữa khi đọc lướt wa cả bài hay chính câu thơ thứ ba , "sương chùng chình wa ngõ " , chính cái sự giăng mắc , bao fu ko jan của màn sương sớm đã gợi thời jan cụ thể . khi sương còn lưu trên lá mềm , còn đọng trên cành hoa kẽ là , còn thấm ướt những mái nhà rêu fong tức là khi bình mik chưa thực sự hé rạng . Vì vậy , có ai lại mới sáng sơm se lạnh ra ngồi trên cậy ổi ko???Đó ko fai văn ko hay mà là khả năng suy luận , xem xét vấn đề còn hạn chế. Ngoài ra , bạn fan chia dàn bài ko đồng đều , những vần thơ cuối hay đến vậy mà lượng dành cho nó lại ít , chênh lệch rất nhiều so với fan trên./:)
 
Last edited by a moderator:
K

keodungkd_271

tức wa , nhận xét bài hai bao nhiêu , viêt lại hai lần mà tự nhiên bị xoá sạch
 
D

duoisam117

Ưmm! Hoàn cảnh sáng tác thơ đúng là khi tác giả đang ngồi trên cành ổi.
 
K

keodungkd_271

Bạn vẫn chưa hiểu ý của mik ah?viết rõ thế rùi còn j , pó tay.........
 
O

o0o_oni_o0o

ủa mà hok phân tích khổ cuối hửng ????????????????
còn đoạn mưa , giông, sấm , sét j` j` nữa mà >.<
 
K

keodungkd_271

thế thì bạn tự đọc lại fần mik fân tích đi , vấn đề ko ở chỗ sự thực tác jả có...ngồi trên cây ổi ko mà ở chỗ cho những j vào bài fân tích cảu mik ,mà cái tư liệu ấy bạn lấy ở đâu thía???nó có fổ biến đâu
 
Top Bottom