bài viết số 5

M

mituot_mp.pro9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp mình các đề văn sau nhé:
1.giới thiệu 1 đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
2.giới thiệu danh lam thắng cảnh ở quê hương em
3.thuyết minh về 1 thể loại văn học
4.giói thiệu 1 loài hoa hoặc loài cây
5.thuyết minh về 1 gióng vật nuôi
6.thuyét minh về 1 trò chơi
7.giới thiệu cách làm 1 đồ dùng hoc tạp
8.thyết minh về cách làm 1 trò chơi
giúp mình nhé:):):):):). mình sắp viết bài này rùi
 
E

entei

Đề 1:
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.

Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!

Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!

Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ.
 
E

entei

Đề 2:
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

Nói về Lịch sử nha:

Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".


Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442)Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.

Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại

Kieens trúc:

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.

Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau :

Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.
Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.
Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, chia đều cho hai khu tả và hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.
Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.
Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.
Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội
 
P

phuphu123

Nếu có dừng chân qua vùng Thất Sơn - An Giang thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không thể nào quên ghé thăm để thưởng thức cái đẹp của vùng bảy núi. Nhưng các bạn muốn vừa du lịch vừa tìm hiểu lịch sử thì xin dừng chân lại ngọn đồi Tức Dụp thuộc núi Tô (Phụng Hoàng Sơn) tại tỉnh An Giang.
Đồi Tức Dụp nằm tại xã An Tức huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.Gọi là Tức Dụp vì người Khơ- me gọi riêng nó là nước đêm. Nó cao khoảng 216 m , diện tích hơn 2 km vuông , chu vi hình cánh cung khoảng 3m.Tương truyền ngày xưa các nàng tiên nữ giáng trần dạo chơi trên ngọn núi Tô,các nàng nghịch phá lấy đá ném xuống chân núi các phiến đá chồng chất lên nhau tạo thành đồi Tức Dụp với nhiều lò ảng (hang trong núi) chi chít như tổ ong vĩ đại, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong xây dựng căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy An Giang.
Từ những năm 30-40 của thế kỉ XX , Tức Dụp đã mang trong mình ngọn lửa đấu tranh của cách mạng. Năm 1940 là căn cứ của các chiến sĩ vô danh.1960 là căn cứ quan trọng của Tỉnh ủy An Giang.Cho đến năm 1968 quân Mĩ đã biết chỗ ẩn náu của cách mạng nên bắn phá điên cuồng.Những trận chiến liên tục nổ ra nhưng trận chiến khiến mọi người nhớ nhất đó là trận 128 ngày.Để chuẩn bị cho trận chiến này Mĩ ngụy đã chuẩn bị rất cặn kẽ. Trung tướng Mĩ Ét - ca đã cho 18000 quan gồm các sư đoàn 9,21 và các tiểu đoàn biệt động quân, biệt động dù, biệt động mĩ,...với những vũ khí chiến tranh hết sức hiện đại như một thiết đoàn M.113( 36 chiếc), một lữ đoàn pháo binh với 6 trận đại pháo từ 105 li đến 155 li, 12 khẩu đại bác, bom B52,B57,F4.... Trong khi đó quân cách mạng chỉ còn 40 người với những vũ khí thộ sơ , những trái bom tự chế và những chiến lợi phẩm không đáng kể.Cuộc chiến không cân sức đã diễn ra nhưng do ta có chiến lượt khôn ngoan nên đã giành thắng lợi. Thiệt hại mà Mĩ phải nhận do chính sách điên cuồng của mình là 2700 tên bị ta giết,phá hủy 11 xe thiết giáp, làm hỏng 9 khẩu pháo 105 li , bắn rơi 2 máy bay và 3 trực thăng.Thiệt hại về chiến phí của Mĩ ngụy lên đến 2 triệu USD và cũng từ đó ngọn đồi này nổi tiếng với cái tên "ngọn đồi 2 triệu đô la".Chiến tranh đã qua đi cho đến 1/4/1985 Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và được nhà nước trao tặng 8 chữ vàng " kiên cường bám trụ, giữ vững núi Tô"
Bây giờ Tức Dụp không còn xơ xác như xưa nữa , nhờ bàn tay con người màu xanh đã trùm lên trên ngọn đồi này.Các bạn có thể thử tài thiện xạ của mình khi các bạn vào phòng bắn súng. Các bạn có thể đi hóng mát , dã ngoại quanh đồi Tức Dụp. Ngoài ra còn có sở thú với nhiều loài thú qúy hiếm như đà điểu châu Phi , cá sấu , vọoc mũi sếch và các bạn còn có thể chơi các trò chơi dân gian,.... thưởng thức những món ngon đồng quê.Đặc biệt các bạn có thể vào trong hang để khám phá di tích lịch sử,....
Tức Dụp đã được con người điểm tô trở nên xinh tươi và đẹp đẽ hơn nhưng có phai đâu những dấu tích xương máu những biến cố chiến tranh đã in hằng vào vách đá.Nó đã được lưu giữ mãi mãi. Nó đã được người dân chúng tôi bảo vệ xây dựng để ngày càng đẹp hơn.Tức Dụp- niềm tự hào của An Giang và cũng là niềm tự hào của đất nước Việt Nam đang hiện hữu sừng sừng uy nghiêm giữa đất trời Việt Nam.

***********
Mình ở An Giang rất mong được làm quen >->-
Tham khảo nha
Nhớ tks mình đó
..................................
 
P

phuphu123

Còn nữa này:p
Trích ra 2 cái đc 2 cái tks:))
b:Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Nói về Lịch sử nha:
Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".
Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442)Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại
Kiến trúc:
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.
Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau :
Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.
Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.
Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, chia đều cho hai khu tả và hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.
Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.
Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.
Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.
d)
Trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân phương Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân phương Nam.
Trong khu vườn hay trước sân mỗi nhà,thường ko thể thiếu bóng dáng của cây mai.Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc trong rừng.Cây cao trên hai mét,thân gỗ,chia thành nhiều nhánh,lá nhỏ cỡ hai ngón tay,màu xanh lục.Tán tròn xoè rộng.
Cây hoa mai có nhiều loại ,phổ biến nhất là mai vàng,sau đó là mai tứ quý,rồi đến mai trắng và mai chiếu thuỷ.
Cây mai vàng dễ sống,ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông.Có thể trồng đại trà thành vườn ruộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng dăm cây trong vườn,hoặc trong chậu sứ.Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và ko úng nước.Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp,khô dầu và một ít u-rê,ka-li....
Vào khoảng rằm tháng Chạp(tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai.Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ.Chỉ sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít,kết thành từng chùm có cuống rất dài.Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt.Trước tết vài ngày,hoa mai lác đác nở.Sáng mồng một tết,cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi,trông đẹp vô cùng!
Mai tứ quý nở quanh năm.Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm.Khi cánh hoa đã rụng hết, nhuỵ hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm,lúc non màu xanh,lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh.
Đứng ngắm vườn mai,ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của Tạo hoá : đã có mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hương với muôn hoa ngàt tết,lại có mai tứ quý cần mẫn,thịnh vượng quanh năm.
Mai trắng còn có tên gọi la Bạch Mai.Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhè nhàng, phảng phất.Mai trắng hơi hiếm bởi khó trồng và được coi là laòi hoa quý.Mai chiếu thuỷ cây thấp ,lá nhỏ lăn tăn,hoa li ti mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát,thường đc trồng vào chậu hoặc trồng vào hòn non bộ làm cảnh trước sân nhà.
Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng rực rỡ hoà quyện với ko khí tưng bừng náo nức của ngày tết cổ truyền dân tộc.Nhà ai cũng muốn có một cây mai,hoặc một bình hoa mai tươi nở đúng sáng mồng một đầu năm để lấy may.Trong ba ngày tết,hoai mai chưa khoe sắc vàn rực rỡ thì gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn.
Cây mai được xếp vào hàng "tứ quý" trong bộ tranh "tứ bình" đại diện cho bốn mùa trong năm: mai, lan, cú, trúc và hoa mai là biểu tượng của mùa xuân.Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người.
Trong những năm gần đây, nhân dân miền bắc đón xuân bằng cả sắc hồng thắm cua hoa đào và sắc vàng rực rỡ của hoa mai.Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước Việt Nam yêu dấu.
e) Giới thiệu trò chơi rồng rắn lên mây:
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
Nhớ tks đoá nha:D
 
D

ducanh_1997

alo

:)>-:)>-
2.giới thiệu danh lam thắng cảnh ở quê hương em
3.thuyết minh về 1 thể loại văn học
6.thuyét minh về 1 trò chơi
7.giới thiệu cách làm 1 đồ dùng hoc tạp
8.thyết minh về cách làm 1 trò chơi


Lập dàn bài cho các đề văn này hộ mình
giúp mình nhé:):):):):).Ngày mai mình viết bài này rùi
mình cần gấp lắm
làm nhanh cho mình nhé:D:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
H

hieufronze1

đề 2:từ xưa đến nay đã có nhiều người quan tâm và quan điểm về cách học ,hành quan hệ của chúng cái nào quan trọng hơn . tiêt trước ta đã học bài " bàn luận về pháp học " La Sơn , Phu Tử , nguyễn Thiếp đã có đề cặp đến vấn đề này . lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc . tuần tự tiến lên học đến tứ thư , ngũ kinh .họa may kẻ nhân tài mới lập được công , nhà nước nhờ thế mà vững yên .dó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người . xin chớ bỏ qua.
TB: đoạn tấu của nguyễn thiếp là kinh nghiệm của ông đã đúc kết được trong nhiều năm học và dạy học của mình cùng với phương pháp dạy học của một bậc thầy nho giáo đời tống của trung quốc đó là chu tử .
theo cách dạy của hai bậc thầy trên ." học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo điều học mà làm ".
vậy chúng ta cần biết học là gì? hành là gì?
học là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại đã đúc kết được từ bao đời nay . chúng ta cò thể học ở trường , tiếp thu những tri thức từ thấy cô , bạn bè,sách vở hoặc trong cuộc sống . mọi người chúng ta tất cả đều phải học , học để làm chủ bạn thân, học để có thành tựu sau này , biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày , xây dựng tổ quốc giàu đẹp , vững mạnh và nhiều điều khác nữa . ví dụ: khi nghe thầy cô giảng bài địa hoặc xem sách thì ta có thể biết nhiều thứ như nước ta có bao nhiêu tỉnh , tp , vị trí ở đâu .... theo cách nói của nguyễn thiếp thì muốn học tốt để có thành tựu thì phải biết tóm gọn lại cho dễ học , tóm tắt lại nội dung của bài học đó .
hành là quá trình áp dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn đời sống của mình , ví dụ: một bác sĩ sử dụng những kiến thức của mình đã tiếp hu được để chữa bệnh cho mọi người. một kĩ sư kiến trúc dùng những gì mình tiếp thu được để xây dựng đường xá, nhà cửa , côgn viên , một giáo viên lấy những gì học được từ trước tới nay để dạy cho học trò của mình đó là hành .
Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?
nếu học mà không hành thì sẽ không áp dụng , sử dụng được những kiến thức tri thức của mình vào thực tiễn đời sống , công việc của mình , Bác Hồ đã khẳng định : học để hành có nghĩa là học để làm cho tốt . thực tế cũng vậy , ông cha ta cũng nói "bất học bất tri lí" . cuối cùng mục dích của việc học là để thực hành . nếu học giỏi đến đâu mà không thực hành thì cũng " dặm chân tại chỗ" mà thôi , càng tốn nhiều tiền của mà thôi. suy ra công việc không trót lọt , không thành công như mong muốn .ví dụ: một bác sĩ chỉ học lí thuyết kkhông thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người .một kĩ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố , căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào .
nếu hành mà không học thì không biết gì dể áp dụng thực hành làm việc sẽ giống như những ví dụ trên gây ra những hậu quả không lường trước được . giống như khi ta làm một bài toán hoặc một bài văn ta không thể dựa vào kinh ngiệm mà làm được , chúng ta phải dựa vào kiến thức đã học để mà làm ...
khi làm phải nắm vững lí thuyết . trong công nghiệp nếu làm theo kinh nghiệm năng suất sẽ không cao .những công việc mà chỉ áp dụng kinh nghiệm của mình thì chỉ phù hợp với những công việc đơn giản . còn những công việc phức tạp liên quan đến kĩ thuật đòi hỏi đến lí thuyết, trình độ hiểu biết khoa học và kĩ thuật .
Vì vậy học phải đi đôi với hành . trong thời đại khoa học - kĩ thuật thì càng phải học và học không ngừng .đời sống phát triễn nhanh chóng như hiện nay nếu không học ta sẽ không dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
cốt lõi trong phương pháp học của la sơn phu tử là học đi dôi với hành . giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ . học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành . hành giúp con người vận dụng ,củng cố , bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã dược học vào thực tế
vậy học và hành phải đi đôi với nhau không nên coi nhẹ mặt nào có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao .ý kiến của la sơn phu tử tuy đưa ra cách đêy mấy thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy , học tập trong thời hiện đại
KB: hiện giờ chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường nếu chúng ta học vẹt mà không hiểu nội dung của nó để thực hành thì những gì chúng ta đã học coi nhhư là vô nghĩa
ojkajdjsx đang ngoại tuyến Thông báo nội dung xấu Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ojkajdjsx Gửi tin nhắn tới ojkajdjsx Trả Lời Với Trích Dẫn
 
Top Bottom