Văn 12 Bài viết số 1: Trình bày suy nghĩ

nguyenvanhoainam111@gmail.com

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười 2017
15
4
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Han tơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: "Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”
Anh chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên
 

Lê Khắc Mạnh Tùng

Học sinh
Thành viên
24 Tháng tư 2017
117
60
36
19
Người ta thường nói: "Không thầy đố mày làm nên" để nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của người thầy. Điều đó là rất đúng. Tuy nhiên khi giác ngộ về vai trò chủ thể của con người trong mọi hoạt động thì tự học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Han tơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: "Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”Vậy chúng ta hiểu câu nói trên như thế nào?
Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Tự học mà Đac-uyn nói là sự tìm kiếm kiến thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai ai cũng biết, Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn. Mà muốn có được những kiến thức sâu hơn như thế chúng ta phải tự học và nghiên cứu thêm thì mới có được.
Câu nói của Đac-uyn là hoàn toàn đúng. Con người biết tự học phải là con người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống. Đac-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bảo khoa học của ông. Có hoài bão, có mục đích, người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiễu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp. Có hoài bão, con người mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua khó khăn, trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới. Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Xác lập hoài bão, mục đích để định hướng tự học. Rèn luyện thói quen tự học. Chuẩn bị tinh thần để suốt đời. Ngày nay điều kiện để tự học (sách, báo, mày vi tính, mạng internet…) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.
Tuy nhiên, ngày nay một số học sinh chúng ta rất coi nhẹ việc tự học. Họ chỉ học đối phó, học vẹt, học tủ…Tác hại của những cách học ấy là hết sức nghiêm trọng. Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc. "Học trước quên sau", kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầm thường đẩy ra ngoài mà không thể chống cự. Không những thế, nó còn gây thêm hại nữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm được. Bởi thế chúng ta cần xác định đúng động lực học tập và chọn lựa phương pháp học đúng đắn.
Phát biểu của Đac-uyn là một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại. Tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Han tơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: "Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”
Anh chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên
I. Mở bài
- Người ta thường nói: “Không thầy đố mày làm nên” để nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của người thầy. Điều đó là rất đúng.
- Song khi giác ngộ về vai trò chủ thể của con người trong mọi hoạt động thì tự học lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Câu nói của Đácuyn sau đây rất có ý nghĩa: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”.
II. Thân bài
1. Câu nói của Đácuyn nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa.
- Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi, mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhận được gì. Muốn học “vẹt” thì cùng phải tự học mới “thuộc” được.
- Nhưng tự học mà Đácuyn nói có lẽ là sự tự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vị sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có được kiến thức ấy.
2. Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống.
- Đácuyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông.
- Có hoài bão, có mục đích, người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp.
- Có hoài bão, người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.
3. Muốn có kiến thức thật sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
- Xác lập hoài bão, mục đích để định hướng tự học.
- Rèn luyện thói quen tự học.
- Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời.
- Ngày nay điều kiện để tự học (sách, sách tra cứu, máy vi tính, mạng internet...) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.
III. Kết bài
Đácuyn đã phát biểu một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại. Ta hãy ra sức tự học để thành tài, lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.
#Sưu tầm.
 
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori
Top Bottom