Văn 8 bài văn thuyết minh

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
1. MB: Giới thiệu về món mứt dứa
2. Thân bài:
a) Giới thiệu vẻ bề ngoài
- Hình dáng: Có hình tròn, hình hoa, hình vuông
- Màu vàng tươi tắn
- Mùi vị: ngửi thấy mùi thơm, ăn vào có vị chua chua, ngọt ngọt
- Cảm giác khi sờ: mềm, dẻo không quá dai
b) Món mứt dứa này được gia đình em làm vào dịp nào?
Có thể được làm vào dịp tết và được mẹ chuẩn bị chu đáo vào những ngày giáp tết. Nó trở thành một phần không thể thiếu trong những dịp đặc biệt có lẽ cũng bởi vì hai chị em tôi rất thích. Cho nên dù bận rộn thế nhưng mẹ luôn dành thời gian làm nó.
c) Cách làm mứt:
* Chuẩn bị nguyên liệu:
- Mẹ chọn mua những quả dứa tươi, lá còn xanh, màu vàng, mình quả căng tròn, không bị sâu hay hỏng vì như thế khi làm mứt giữ mứt được đẹp. Làm mứt dứa không nên chọn loại dứa quá xanh vì khi lên màu sẽ không đẹp, tuy nhiên cũng không chọn loại dứa quá chín vì khi làm mứt sẽ ngọt và không giữ được hình đáng ban đầu. Mứt dứa chọn phần dứa vừa chín tới có vị chua chua ngọt ngọt sẽ ngon hơn.
- Đường trắng
- Mùi hương vani làm món mứt thêm phần quyến rũ
* Làm:
- Bước 1: Dứa mua về bỏ phần vỏ, cắt hết các mắt dứa cho thật kỹ. Cắt thành từng lát với độ dày từ 1 – 1.5cm để mứt khi làm sẽ ngấm đường và còn giữ được hình dáng ban đầu. Bỏ phần lõi dứa để tránh bị dai.
- Bước 2: Dùng tăm nhọn hoặc nĩa xăm những lỗ nhỏ trên miếng dứa để khi ướp đường dễ ngấm hơn. Phần dứa này sau khi xăm những lỗ nhỏ thì cho vào chiếc khăn mỏng ép nhẹ cho bớt nước nhưng không ép làm mất hình dạng ban đầu của dứa nhé.
- Bước 3: Cho đường vào ướp trong khoảng 2 – 4 tiếng cho đường tan ngấm vào dứa, khi ngâm thỉnh thoảng đảo nhẹ cho đường ngấm đều dứa. Khi thấy phần đường tan hết thì chuẩn bị công đoạn sên mứt.
- Bước 4: Xếp dứa vào nồi đáy dày để thực hiện công đoạn sên mứt, lưu ý không xếp chồng các miếng mứt dứa lên nhau. Do vậy khi thực hiện sên mứt dứa bạn nên dùng chảo hoặc nồi có kích thước lớn nhé.
- Bước 5: Cho mứt vào sên với lửa nhỏ cho phần nước đường sôi thì vớt phần bọt để dứa được trong hơn. Nước đường gần cạn thì tắt bếp và cho phần vani vào dậy mùi cho mứt thêm thơm ngon.
- Bước 6: Lấy mứt dứa ra để nguội và khô hẳn thì cho vào lọ bảo quản, có thể để ngăn mát tủ lạnh để mứt bảo quản được lâu hơn nhé.
* Mục đích:
- Tặng cho ông bà và người thân
- Được tự tay là mứt tết thì cảm giác không khí tết càng lan tỏa và tết càng trở nên ý nghĩa hơn.
KB: Lời nhắn gửi đến các bạn (nên làm hay không, vì sao)
Cảm nhận chung về việc làm mứt.
 
Top Bottom