bài toán va chạm

A

anh_thunder

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. khối gỗ có khối lượng M= 2 kg nằm trên mặt phẳng ngang trơn , nối với tường bằng lo xo k= 50 N/m . viên đạn khối lượng m= 5 gam bay theo phương ngang với vận tốc vo cũng phương với trục lo xo đến đập vào khối gỗ và dính trong gỗ . tìm vo biết va chạm lò xo nén một đoạn tối đa là 10 cm?
 
C

congratulation11

Trả lời

5p7r.png
[/IMG]
Chọn hệ khảo sát: {đạn; vật}
Khi nén lò xo một đoạn tối đa bằng $10cm$, lò xo đạt chiều dài cực tiểu, tại đó, vật nối với lò xo đứng yên $\rightarrow$ hệ đã chọn có vận tốc bằng $0$.
Ta có:
$W_{\text{đ_sau}}-W_{\text{đ_trước}}=A_{F_{dh}}$
$\leftrightarrow 0-\frac{m.V_o^2}{2}=-W_{t_{dh}}$
$\leftrightarrow m.V_o^2=k.(\Delta l)^2 \\\leftrightarrow V_o^2=\frac{k.(\Delta l)^2}{m}=\frac{50.0,1^2}{0,005}=100 \\\rightarrow V_o=10(m/s)$.
Đáp số: ...

Chúc bạn học tốt! ;)
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Chọn hệ khảo sát: {đạn; vật}
Khi nén lò xo một đoạn tối đa bằng $10cm$, lò xo đạt chiều dài cực tiểu, tại đó, vật nối với lò xo đứng yên $\rightarrow$ hệ đã chọn có vận tốc bằng $0$.
Ta có:
$W_{\text{đ_sau}}-W_{\text{đ_trước}}=A_{F_{dh}}$
$\leftrightarrow 0-\frac{m.V_o^2}{2}=-W_{t_{dh}}$
$\leftrightarrow m.V_o^2=k.(\Delta l)^2 \\\leftrightarrow V_o^2=\frac{k.(\Delta l)^2}{m}=\frac{50.0,1^2}{0,005}=100 \\\rightarrow V_o=10(m/s)$.
Đáp số: ...

Chúc bạn học tốt! ;)

Anh nghĩ bài này em đã giải quá chủ quan rồi .
 
S

saodo_3

Anh cho ý kiến đi ạ !
.................................................................................
Anh định để em tự suy nghĩ.

Va chạm giữa viên đạn và tấm gỗ là va chạm mềm. Va chạm mềm luôn làm mất đi một phần năng lượng ban đầu dưới dạng nhiệt năng. Em chưa xét đến mất mát này.
 
C

congratulation11

Anh định để em tự suy nghĩ.

Va chạm giữa viên đạn và tấm gỗ là va chạm mềm. Va chạm mềm luôn làm mất đi một phần năng lượng ban đầu dưới dạng nhiệt năng. Em chưa xét đến mất mát này.


Trong những bài lí 10, nếu không nói gì thêm thì ta coi sự thất thoát năng lượng là không có. Còn cái thất thoát ban đầu trong va chạm mềm nghe hơi xa so với kiến thức ban cơ bản 10.

P/s: Hơi lạc đề nhưng cho em hoi cái, ngày trước anh học cấp 3 ở trường nào vậy? :|
 
S

saodo_3

Trong những bài lí 10, nếu không nói gì thêm thì ta coi sự thất thoát năng lượng là không có. Còn cái thất thoát ban đầu trong va chạm mềm nghe hơi xa so với kiến thức ban cơ bản 10.

P/s: Hơi lạc đề nhưng cho em hoi cái, ngày trước anh học cấp 3 ở trường nào vậy? :|

Xa gì đâu em, trong chương trình có 2 loại va chạm. Va chạm đàn hồi và va chạm mềm. Còn 1 loại va chạm có thể biết thêm đó là va chạm "êm dịu". Thầy giáo gợi ý thế nhưng anh không biết nó tên chính xác là gì.

Va chạm đàn hồi là va chạm hai vật không bao giờ dính vào nhau. Sở dĩ

Va chạm mềm thì hai vật dính vào nhau, có cùng vận tốc. Va chạm này luôn phải tổn thất năng lượng. Năng lượng này là để triệt vận tốc tương đối của 2 vật ---> chuyển thành nhiệt năng làm nóng chúng. Ở đây viên đạn nằm trong khối gỗ, chúng có cùng vận tốc nên thuộc thể loại va chạm mềm.

Va chạm êm dịu là loại va chạm giữa viên bi mà cái nêm trong ảnh đại diện của em đấy.

Bài này theo anh giải quyết thế này:

Xét thời điểm ngắn khi viên đạn vừa va chạm. Khi đó, xem như lò xo chưa biến dạng. Bỏ qua ảnh hưởng của lực đàn hồi tới hệ miếng gỗ và viên đạn. Như vậy động lượng bảo toàn.

Áp dụng bảo toàn động lượng để tính vận tốc tấm gỗ và viên đạn sau va chạm (v).

Viên đạn và tấm gỗ cùng nén lò xo.

Bảo toàn năng lượng, động năng hai vật -----> thế năng đàn hồi.


Muốn biết anh học trường nào vào hồ sơ anh nói nhỏ cho.
 
C

congratulation11

Bài này theo anh giải quyết thế này:

Xét thời điểm ngắn khi viên đạn vừa va chạm. Khi đó, xem như lò xo chưa biến dạng. Bỏ qua ảnh hưởng của lực đàn hồi tới hệ miếng gỗ và viên đạn. Như vậy động lượng bảo toàn.

Áp dụng bảo toàn động lượng để tính vận tốc tấm gỗ và viên đạn sau va chạm (v).

Viên đạn và tấm gỗ cùng nén lò xo.

Bảo toàn năng lượng, động năng hai vật -----> thế năng đàn hồi.


Muốn biết anh học trường nào vào hồ sơ anh nói nhỏ cho.

Thế anh cứ trình bày chi tiết đi, để có gì bất cập còn bắt bẻ nữa ;))
 
S

saodo_3

Thế anh cứ trình bày chi tiết đi, để có gì bất cập còn bắt bẻ nữa ;))

Chậc. Thì viết thế là chi tiết lắm rồi còn đòi gì nữa.

Công thức bảo toàn động lượng cho viên đạn và tấm gỗ: [TEX]mv_o = (M+m)v[/TEX]

Bảo toàn năng lượng động năng hai vật chuyển thành thế năng đàn hồi: [TEX](M+m)\frac{v^2}{2} = \frac{Kx^2}{2}[/TEX]
 
C

congratulation11

Chậc. Thì viết thế là chi tiết lắm rồi còn đòi gì nữa.

Công thức bảo toàn động lượng cho viên đạn và tấm gỗ: [TEX]mv_o = (M+m)v[/TEX]

Bảo toàn năng lượng động năng hai vật chuyển thành thế năng đàn hồi: [TEX](M+m)\frac{v^2}{2} = \frac{Kx^2}{2}[/TEX]

Ơ, thế bài này có khác gì bài của em....
P/s:Như kiểu: thế năng hấp dẫn không phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động ấy nhỉ
 
C

congratulation11

...
Rồi, bài ấy em sai nhưng sao biểu thức cuối ra giống nhau thế nhỉ. Lại thằng Toán à
 
Top Bottom