Hóa 9 Bài toán oxit axit tác dụng với dd kiềm

Khanhtt_27

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2020
156
452
51
16
Bình Định
Trường THCS Mỹ Thành
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Dung dịch X gồm Ba(OH)2 0.2 M và NaOH 0.1M. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X, sau phản ứng thu được 5.91 gam kết tủa. Tính V.
2) Chất rắn A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HNO3 1M thu được vũ khí là NO có thể tích 0.448l (đktc) và dung dịch B chỉ chứa một chất tan duy nhất là muối nitrat kim loại. Cô cạn cẩn thận dung dịch B thu được 14.52 g muối khan. Xác định công thức hóa học của A.
Giải giúp em câu 1 trước đi ạ
 
  • Like
Reactions: Yorn SWAT

Yorn SWAT

Cựu TMod Hóa|Cựu PCN CLB Hóa học vui
Thành viên
23 Tháng ba 2018
1,367
1,923
241
19
Thanh Hóa
Trường THPT Triệu Sơn 4
1) Dung dịch X gồm Ba(OH)2 0.2 M và NaOH 0.1M. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X, sau phản ứng thu được 5.91 gam kết tủa. Tính V.
.
Giải giúp em câu 1 trước đi ạ
1, $nBa(OH)_2$ = 0,04 mol
$nNaOH$ = 0,02 mol
$nBaCO_3$ = 0,03
=> 2TH :
+$ nCO_2$ = 0,03 => V = 0,672 lít
+ $nCO_2$ = $nBa(OH)_2 + nNaOH + 0,01 $ = 0,07 => V = 1,568 lít

Để hiểu rõ hơn, em nên tham khảo topic này nha
2) Chất rắn A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HNO3 1M thu được vũ khí là NO có thể tích 0.448l (đktc) và dung dịch B chỉ chứa một chất tan duy nhất là muối nitrat kim loại. Cô cạn cẩn thận dung dịch B thu được 14.52 g muối khan. Xác định công thức hóa học của A.
$nHNO_3$ = 0,2 mol
$nNO$ = 0,02 mol
Bảo toàn N => $nNO_3^-$ = 0,18 mol

Muối có dạng : $A(NO_3)_n$ : 0,18/n mol
=> A + 62n = 242n/3
Xét thấy n = 3; A = 56 ( Fe ) phù hợp
=> chất rắn A là Fe, hoặc ( FeO ; Fe3O4 ; Fe(OH)2 )

Có gì thắc mắc em hỏi bên dưới nhé !
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Khanhtt_27

Khanhtt_27

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2020
156
452
51
16
Bình Định
Trường THCS Mỹ Thành
1, nBa(OH)2nBa(OH)2nBa(OH)_2 = 0,04 mol
nNaOHnNaOHnNaOH = 0,02 mol
nBaCO3nBaCO3nBaCO_3 = 0,03
=> 2TH :
+nCO2nCO2 nCO_2 = 0,03 => V = 0,672 lít
+ nCO2nCO2nCO_2 = nBa(OH)2+nNaOH+0,01nBa(OH)2+nNaOH+0,01nBa(OH)_2 + nNaOH + 0,01 = 0,07 => V = 1,568 lít
Tại sao chỗ này lại chia 2 trường hợp vậy ạ
$nHNO_3$ = 0,2 mol
$nNO$ = 0,02 mol
Bảo toàn N => $nNO_3^-$ = 0,18 mol

Muối có dạng : $A(NO_3)_n$ : 0,18/n mol
=> A + 62n = 242n/3
Xét thấy n = 3; A = 56 ( Fe ) phù hợp
=> chất rắn A là Fe, hoặc ( FeO ; Fe2O3 ; Fe(OH)2 )

Có gì thắc mắc em hỏi bên dưới nhé !
Chất rắn A cũng có thể là Fe3O4 nữa chứ ạ
 
  • Like
Reactions: Yorn SWAT

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,482
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
Tại sao chỗ này lại chia 2 trường hợp vậy ạ
Phải chia trường hợp vì không nói rõ là kết tủa có cực đại hay không ?
mà đề lại cho nBaCO3<nBa(OH)2 có thể có 2TH
+kết tủa đã cực đại
+kết tủa cực đại sau đó tan 1 phần
Chất rắn A cũng có thể là Fe3O4 nữa chứ ạ
Chỗ này mình cũng thắt mắt @Yorn SWAT anh giải thích giúp em với
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Yorn SWAT

Yorn SWAT

Cựu TMod Hóa|Cựu PCN CLB Hóa học vui
Thành viên
23 Tháng ba 2018
1,367
1,923
241
19
Thanh Hóa
Trường THPT Triệu Sơn 4
Chất rắn A cũng có thể là Fe3O4 nữa chứ ạ
Chỗ này mình cũng thắt mắt @Yorn SWAT anh giải thích giúp em với
sr, là anh gõ nhầm đấy. Phải là Fe3O4 chứ không phải Fe2O3. Fe2O3 phản ứng HNO3 sẽ không tạo khí.
Tại sao chỗ này lại chia 2 trường hợp vậy ạ
Vì kết tủa chưa max nên có 2 TH là :
+ CO2 thiếu nên chưa đạt đến max
+ CO2 dư, hòa tan 1 phần kết tủa max

Còn để hiểu rõ hơn thì emm vào link anh dẫn ở trên nhé
 
Top Bottom