Bài tập Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (nâng cao) - Cần gấp ạ

N

nguoihungsoma123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài tập 1 trang 221 : Chỉ ra những đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện qua lời đối đáp của các nhân vật trong đoạn trích sau :

Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với ông lí :
- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêụ Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vộị
- ồ, việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!
- Thì lạy thầy, thế này, làng ta thì đông, thầy cắt ai không được. Tại nhà con ốm yếu, nên xin thầy hoãn cho đến lượt saụ
- ốm gần chết cũng phải đị Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?
- Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêụ Nhưng, thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan giạ
- Đây không biết, mà đây cũng không nghe đâụ Vợ chồng thu xếp với nhau thế nào, đây mặc kệ!

Bài tập 2 trang 221
Nhà văn Tô Hoài khi đi thực tế đã ghi chép được những câu nói theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau:
- Nóng quá, bồ hôi mẹ bồ hôi con bò ra khắp người .
- Gió to vụt ngã mất nhiều lúa quá!
- Lúc làm cỏ thì bỏ bết xuống, vài hôm sau cỏ lại ngồi lên.
- Một sào ruộng ở đồng Phúc ấm đánh ngã hai sào ruộng Trúc Chuẩn.
- Nhà nó trâu dắt ra, bò dắt vào, nồi năm nồi bẩy có cả.
- Làm ăn không có kế hoạch như bắt chạch đằng đuôi
Hãy phân tích và cho biết nét độc đáo của những cách nói trên . Nếu phải diễn đạt những nội dung trên không theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt , anh ( chị ) sẽ viết như thế nào ?
 
Top Bottom