Bài luyện nói về bài thơ "Bếp lữa" của Bằng Việt

H

hoanglekha_hoa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Mở bài:
Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm thân thương ấy, bao giờ cũng đi theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Nhà thơ Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Hà Tây cũng có riêng cho mình một kỉ niệm của thời thơ ấu đầy gian nan khổ cực, sống bên bà mà vô cùng hạnh phúc. Những kỉ niệm ấy đã đi theo Bằng Việt trong suốt cuộc đời và được nhà thơ hồi tưởng lại qua bài thơ “Bếp lữa”.
2.Thân bài:
Năm 1963, khi Bằng Việt là một anh thanh niên 22 tuổi đang du học tại nước ngoài nhưng lòng không nguôi thương nhớ quê hương, đó chính là những tháng năm đất nước còn chưa thống nhất, toàn dân tộc đang phải sống trong cảnh “đói mòn đói mỏi”. Bằng Việt cùng bà chạy tản cư. Cuộc sống vất vả , thiếu đói. Sau những ngày lao động vất vả hai bà cháu cùng loay hoay bên bếp lữa hồng thân thương. Chính nơi ấy, hai bà cháu Bằng Việt đã trải qua những ngày tháng chiến tranh đau thương khó nhọc cùng đùm bọc lẫn nhau. Bằng lời thơ giản dị như lời kể, giọng thơ như thủ thỉ, tâm tình thì dòng hồi tưởng cùa tác giả về những năm tháng sống bên cạnh bà như một câu chuyện cổ tích. Nếu như trong câu chuyện cồ tích của những bạn bè cùng trang lứa sẽ có bà tiên, có phép màu thí trong câu chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa. Mới bốn tuổi cha mẹ bận đi tham gia cách mạng ở chiến khu, Bằng Việt phải sống với bà. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ cho ta vào một chân trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để ta cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Trong tám năm côi cút, bà không chỉ là cha, là mẹ mà còn là thầy. Bà dạy cho cháu từng chữ cái, từng phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại . Hình ảnh “bếp lữa chờn vờn” ý nói cuộc sống không ổn định, không biết nghèo đói chết chóc sẽ xảy ra lúc nào và tiếng kêu gọi bầy của những con tu hú ở đây Bằng Việt muốn nói lên cả dân tộc đang dấy lên tiếng kêu thống khổ, cùng gọi nhau hãy đoàn kết lại để chống giặc ngoại xâm. Bằng Việt yêu bà và trân trọng tình cảm của bà qua câu thơ:
“Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lữa nghĩ thương bà khó nhọc”.
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi”
Đỡ đần bà, dựng lại túp lều tranh”
Cuộc sống chạy nạn vất vả nhưng bà vẫn vượt qua mọi khó khăn, lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Bà của Bằng Việt có một nghị lực chẳng khác nào ngọn lữa đang cháy rực. Một nghị lực chẳng thua gì “Mẹ Suốt ở Quảng Bình”, một nghị lực mà không phải người phụ nữ Việt Nam nào cũng có được. Bà dặn rằng “cháu cứ đinh ninh”, khó khăn rồi sẽ qua, kháng chiến nhất định sẽ thành công và gia đình sẽ được sum họp. Bà võng vạc: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày viết thư chớ kể nà, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Bà của Bằng Việt đã thâu tóm hết khó khăn khổ nhọc, giặc giã, chết chóc đói khổ vào riêng trách nhiệm phần bà. Tình cảm của bà không chỉ đơn thuần là tình yêu thương con cháu mà còn là tình yêu quê hương đất nước. Hình ảnh bếp lữa mà hai bà cháu nhen nhóm hằng ngày, nó không chỉ là bếp lữa thông thường nhìn thấy được mà hình như trong tâm hồn bà và Bằng Việt có một bếp lữa vô hình đang bùng cháy một niềm tin chiến thắng. Đánh đuổi hết giặc ngoại xâm đem lại bình yên cho đất nước. Khi ấy cả dân tộc mới có cuộc sống thanh bình, gia đình Bằng Việt sẽ được đoàn tụ.
Khi viết bài thơ “Bếp lữa”, Bằng Việt đang du học ngành Luật ở nước Nga Xô Viết. Trong Bằng Việt hiện đang mang trong lòng một ngọn lữa “trăm nhà” đó là ngọn lữa phát ra từ ánh sáng cách mạng do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo. Bằng Việt đang thực hiện nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao cho là học tập để mang kiến thức về xây dựng đất nước. Bằng Việt tỏ lòng biết ơn bà sâu sắc:“rồi sớm rồi chiều bếp lữa bà nhen” nay đã cháy trong lòng Bằng Việt “một ngọn lữa, lòng bà luôn ủ sẳn, một ngọn lữa chứa niềm tin dai dẳng” và không biết “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa” Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ,nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng nhóm dậy những tâm tình tuổi nhỏ và sáng soi cho cháu cả cuộc đời. Bà luôn nhắc rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu. Bếp lữa là bà, bà đã, đang và sẽ mãi mãi là một hình ảnh đẹp, một tấm gương đi theo tác giả trong suốt cuộc đời
3.Kết luận:
Kính thưa cô và các bạn học sinh thân mến!.
Bằng Việt với bài thơ “Bếp lữa”, qua sự hồi tưởng lại hình ảnh người bà của Bằng Việt trong những năm tháng chiến tranh, giặc giã, nghèo nàn. Bằng Việt thêm kính trọng và thương nhớ bà.
Bài thơ “Bếp lữa” nhắc nhỡ chúng ta chớ quên lời khuyên răng dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô. Mặc dù trong lớp học chúng ta mỗi người có một hoàn cảnh: người nghèo, người giàu; người đầy đủ tình thương yêu gia đình, người thiếu vắng mẹ, cha. Nhưng dù hoàn cảnh nào đi nữa chúng ta cũng khắc phục vượt mọi khó khăn đế học tập tốt. Hãy biết cùng người thân của mình ngày ngày nhóm lên bếp lữa tình cảm gia đình nồng ấm và hãy cảm nhận rằng các bậc cha mẹ thầy cô đang hằng ngày thầm lặng nhóm lên trong lòng mỗi chúng ta một “ngọn lữa niềm tin”. Ngọn lữa ấy, cháy mãi, cháy mãi… làm cho mỗi chúng ta ai ai cũng quyết tâm học tập thật tốt để sau này có trình độ kiến thức cùng với Đảng và cả dân tộc bắt tay thực hiện công cuộc chấn hưng đất nước.
(Các bạn nhớ góp ý nghen.Cám ơn nhiều)
 
Top Bottom