Sử 6 Bài 16 - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 16 - CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP TRƯỚC THẾ KỈ X
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
+ Nguyên nhân: Do bất bình trước chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán.
+ Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã dựng cờ khởi nghĩa để giành lại quyền tự chủ.
- Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống đánh chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa.
- Nghĩa quân tiếp tục tiến công thành Luy Lâu và chiếm được trị sở của chính quyền đô hộ.
1665564345276.png

+ Kết quả:
- Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Năm 43, trước sự tấn công của quân Hán do Mã Viện chỉ huy, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp.
- Nhân dân ghi nhớ công ơn và lập đền thờ Hai Bà để đời đời thờ cúng.
+ Ý nghĩa:
- Chứng tỏ tinh thần đấu tranh bất khuất của người Việt.
- Tạo tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập, tự chủ của dân tộc sau này.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu
+ Nguyên nhân: Do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Ngô.
+ Diễn biến:
- Đầu thế kỉ III, phong trào đấu tranh của người Việt tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
- Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ.
- Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam.
- Quan lại nhà Ngô từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng hoặc bị giết, hoặc bỏ trốn.
- Cuộc khởi nghĩa khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
- Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp. Do lực lượng quân Ngô quá mạnh, khởi nghĩa đã bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại khu vực núi Tùng (Thanh Hoá).
+ Kết quả: Khởi nghĩa thất bại.
+ Ý nghĩa:
- Làm rung chuyển chính quyền đô hộ.
- Góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc.
- Tạo đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.

3. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
1665565175688.png
+ Hoàn cảnh: Vào nửa đầu thế kỉ VI, Lý Bí – một hào trưởng địa phương (quê ở Phổ Yên, Thái Nguyên) đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhằm chống lại chế độ cai trị khắc nghiệt của nhà Lương.
+ Diễn biến:
- Đầu năm 542, khởi nghĩa bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.
- Đầu năm 544, Lý Bí xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch.
- Năm 545, quân Lương xâm lược, Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch. => Kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua.
- Năm 602, nhà Tùy đưa quân sang xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.

4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
+ Hoàn cảnh: Đầu thế kỉ VIII, bất bình trước chính sách tô thuế nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường, một thủ lĩnh tên là Mai Thúc Loan đã phát động nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
+ Diễn biến: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần năm (713 – 722). Cụ thể:
- Năm 713, khởi nghĩa bùng nổ và nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu. (Thuộc Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay)
- Khởi nghĩa lan rộng ra phạm vi cả nước, thu hút vài chục vạn người tham gia, được người dân Chăm Pa, Chân Lạp hưởng ứng.
- Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, thống nhất đất nước.
- Năm 722 Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An (Nghệ An). Nhà Đường sai Dương Tư Húc dẫn đại quân sang đàn áp.
+ Kết quả: Khởi nghĩa thất bại.
+ Ý nghĩa:
- Đây một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc thời kì Bắc thuộc.​

5. Khởi nghĩa Phùng Hưng
+ Hoàn cảnh:
- Cuối thế kỉ VIII, chính quyền đô hộ của nhà Đường ngày càng ra sức vơ vét, bòn rút của cải của nhân dân ta.
- Không cam chịu, Phùng Hưng đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
+ Diễn biến:
- Nghĩa quân đã làm chủ được vùng đất Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
- Tiếp tục kéo xuống bao vây và chiếm thành Tống Bình.
- Tự sắp đặt việc cai trị trong vòng 9 năm thì bị quân Đường đàn áp và chiếm lại.
+ Kết quả: Khởi nghĩa thất bại.
+ Ý nghĩa:
- Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt.
- Mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau.
 
Top Bottom