Sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông âu từ sau năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. Liên Xô
1. Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950

-Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước chiến thắng, nhưng Liên Xô phải chịu những tổn thất rất nặng nề.
+ Hơn 27 triệu người chết.
+ 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc bị tàn phá.
+ Gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp và 65.000 km đường sắt bị tàn phá.
- Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.
- Bên ngoài các nước đế quốc phát động “chiến tranh lạnh" bao vây kinh tế, cô lập về chính trị, chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Xô viết, nhân dân Liên Xô đã lao động quên minh để xây dựng lại đất nước.
- Trong quá trình xây dựng đất nước, Liên Xô đạt được những thành tựu quan trọng:
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.
+ Đến năm 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
+ Sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Nguyên nhân đạt được những thành tựu
+ Nhờ tự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Liên Xô với đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của một đất nước vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh.
+ Nhờ tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của nhân dân Liên Xô
+ Liên Xô biết dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc và tranh thủ được những thành tựu về khoa học kĩ thuật của thế giới.
2, Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX
- Hoàn cảnh lịch sử

+ Luôn bị các nước tư bản phương Tây chống phá về kinh tế chính trị,quân sự.
Phải chịu chi phí lớn cho quốc phòng để bảo vệ nên an ninh và thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Những thành tựu cơ bản
+Kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Giữa thập niên 70, chiếm gần 20%, sản lượng công nghiệp thế giới. Về nông nghiệp, năm 1970 đạt 186 triệu tấn, năng suất trung bình 15,6 tạ/ha.
+ Khoa học-kĩ thuật: Chiếm lĩnh nhiều định cao của khoa học-kĩ thuật thể giới, đặc biệt ngành khoa học vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phong thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kĩ nguyên chinh phục vũ trụ. Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ca-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
+ Quân sự Liên Xô đạt được thể cần bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và tiềm lực hạt nhân nói riêng so với các nước đế quốc. Năm 1972. Liên Xô chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.
+ Chính trị Trong 30 năm đầu sau chiến tranh, tình hình chính trị Liên Xô ổn định, khối đoàn kết trong Đảng Cộng sản và giữa các dân tộc trong Liên bang được duy trì.
+ Đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách đổi ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô được coi là thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa của cách mạng thế giới.
- Ý nghĩa của những thành tựu
+Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao.
+ Liên Xô trở thành trụ cột của các nước xã hội chủ nghĩa là thành trì của hòa binh, là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
II. Đông Âu
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

- Những năm 1944 - 1945, lợi dụng thời cơ Hãng quân Liên Xô tiến quân truy kích quân đội phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân và các lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền, thành lập các nước dân chủ nhân dân
+ Cộng hoà Nhân dân Ba Lan (1944), Cộng hoà Nhân dân Rumani (194) Cộng hoà Nhân dân Hunggari (1945), Cộng hoà Tiệp Khắc (1945), Cộng hoà Nhân dân Liên bang Nam Tư (19 15), Cộng hoà Nhân dân Anbani (1945), Cộng hoa Nhân dân Bungari (1946).
+ Riêng Đông Đức với sự giúp đỡ của Liên Xô, tháng 10 – 1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập.
-Trong thời kì 1945-1949, các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân mà ngày nay thường gọi là cách mạng dân tộc dân chủ
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
+Tiến hành cải cách ruộng đất
+ Quốc hữu hoả các xí nghiệp lớn của chu tư bản.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.
2. Các nước Đông Âu từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX
- Từ năm 1950 đến đầu những năm 70, các nước Đông Âu tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội có những khó khăn và thuận lợi:
+ Khó khăn: Cơ sở vật chất - kĩ thuật lạc hậu, các nước đế quốc bao vây kinh tế, chống phủ về chính trị, bọn phản động trong nước ra sức phá hoại. gây ra các cuộc bạo loạn ở Hung-ga-ri (1956), Tiệp Khắc (1968) và sự không ổn định kéo dài Ba Lan.
+ Thuận lợi Nhân dân lao động nhiệt tình, hãng hai xây dựng chủ nghĩa xã hội; sự giúp đã to lớn của Liên Xô.
- Những thành tựu đạt được: Với sự giúp đỡ của Liên Xô và sự nỗ lực của nhân dân Đông Âu, công cuộc xây dựng đất nước ở các nước Đông Âu đã thu được những thành tựu to lớn.
+ Đến đầu những năm 70 của thế kĩ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công - nông nghiệp, có nền văn hóa, khoa học, giáo dục phát triển cao.. Bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi căn bản và sâu sắc.
+ An-ba-ni Sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã điện khi hóa cả nước, sản xuất nông nghiệp phát triển.
+ Ba Lan: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp tăng gấp đôi so với năm 1938.
+ Bun-ga-ni. Sản xuất công nghiệp năm 1975 tăng 55 lần so với năm 1939,nông thôn đã điện khí hoá
* Cộng hòa Dân chủ Đức Đến đầu năm 1972, sản xuất công nghiệp bằng cả nước Đức năm 1939.
+ Tiệp Khắc. Đầu những năm 70, được xếp vào hàng nước công nghiệp trên thế giới, chiếm 1,7% sản lượng công nghiệp thế giới.
III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa

- Những cơ sở để hình thành sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
+ Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin làm nền tảng,tư tưởng
+ Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Sự hợp tác này được thể hiện trong hai tổ chức
+ Về quan hệ kinh tế Ngày 8 – 1 - 1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) được thành lập gồm các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc sau này có thêm các nước CHDC Đức (1950), Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ (1962). Cộng hoà Cu Ba (1972), Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1978).
+ Mục đích của SEV giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu khoa học
+ Thành tựu của SEV: Làm cho tốc độ công nghiệp các nước xã hội chủ nghĩa tăng trưởng 10%/năm. Thu nhập quốc dân (1950 - 1973) tăng 5,7 lần. Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp
+ Những hạn chế của SEV. Hoạt động "khép kin" không hòa nhập được với kinh tế thế giới đang ngày được quốc tế hóa cao độ. Nặng trao đổi hàng hóa mang tính chất bao cấp. Cơ chế quan liêu bao cấp. Phản công sản xuất chuyên ngành có chỗ chưa hợp lí.
+ Về quan hệ chính trị và quân sự Ngày 14 - 5 - 1955, các nước Anbani Ba Lan, Bungari, CHDC Đức, Hunggari, Liên Xô, Rumani, Tiệp Khắc đã họp tại Vicsava, cùng nhau kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tưởng trợ đánh dau sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Varsava
+ Mục tiêu: thành lập liên minh phòng thu về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
+ Vai trò của tổ chức Vacsava: giữ gìn hoà bình, an ninh ở châu Âu và thể giỏi. Tạo nên thể cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa vào đầu những năm 70.
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha:
 
Top Bottom