BA DÒNG VĂN HỌC: LÃNG MẠN, HIỆN THỰC, CÁCH MẠNG.

T

tranquang

Re: Hỏi về ba dòng văn học

ducdung.com said:
Cho em hỏi một chút về ba dòng văn học năm 1930-1945: lãng mạn, hiện thực, cách mạng được ko? :?
Cụ thể hơn 1 chút thì tốt. Nếu nói tổng quát thì đây là vấn đề rất rộng có thể xuất bản thành sách đấy.
Theo ý của anh: thời kỳ 1930 - 1945 là giai đoạn mà văn học Việt Nam gặt hái được rất nhiều thành công cả về chất lẫn lượng. Về nội dung và thể loại, rất đông đều. Ba thể loại văn học trên có thể nhận diện ở nội dung của chúng như sau:
- Văn học lãng mạn: Là khi ta đứng ngoài cuộc sống nhìn về cuộc sống và nói đến nó. Luôn nhìn cuộc sống bằng lăng kính chủ quan của tác giả. Tiêu biểu: Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Tự lực văn đoàn...
- Văn học hiện thực: Đứng trong cuộc sống nói về cuộc sống, những vấn đề tồn đọng, lưu cữu trong đó. Mang tính bóc trần sự thật nhưng chưa có phương hướng giải quyết những mâu thuẫn nội tại đó. Tác giả tiêu biểu : Nam Cao, Vũ Trọng Phụng...
- Văn học cách mang là sự phát triển của văn học hiện thực. Nhưng điểm khác biệt cơ bản là có hướng sáng tác, biết hướng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu cho lí tưởng. Tác giả tiêu biểu: Hồ Chí Minh;Tố Hữu...
Mong có ý kiến đóng góp và nhận xét!
Chào thân ái và quyết thắng!
 
D

ducdung.com

Cảm ơn anh đã trả lời. Mọi người có thể nói rõ hơn về sự phân biệt trong tính tư tưởng trong ba dòng văn học ấy như thế nào được ko?
 
L

lethanh87

Ba dòng văn học này phân biệt nhau trong cách nhìn nhận về việc văn học phục vụ cho cái gì.
 
L

lethanh87

Văn học lãng mạn là nghệ thuật vị nghệ thuât
Văn học hiện thực là nghệ thuật vị nhân sinh
Văn học cách mạng là nghệ thuật cho chiến đấu
 
T

tranquang

Mình chỉ nghĩ đơn giản vấn đề thế này. Nếu văn học lãng mạn thời kỳ này là khẳng định cái Tôi cá nhân, muốn chứng tỏ một cá tính, một phong cách. Nhưng tư tưởng chung trong văn học lãng mạn là cái buồn man mác, buồn không lối thoát. Tư tưởng và con người bị gói gọn trong bầu không khí ngột ngạt của những con người vị nghệ thuật.
Còn trong văn học hiện thực thì họ đau đời, và cay đắng, trằn trọc cho nỗi đau đó. Tư tưởng rủa xả, bất mãn với chế đọ xã hội được lên tới đỉnh điểm, nhưng tư tưởng vẫn tù túng trong cảm quan cá nhân.
Còn văn học cách mạng có 1 luồng tư tưởng thông suốt. Họ biết họ làm cái gì và vì cái gì. Do đó trong họ luôn thấy thấp thoáng ẩn chứa niềm lạc quan, tin vào tương lai tươi sáng.
Đó là cảm quan cá nhân. Rất mong được trao đổi!
Chào thân ái và quyết thắng!
 
C

crazyfrog

Noi nhu lethanh87 la on rui. Ban ay da phan biet cac muc dich cua tung dong van hoc thoi ky nay. Thuc chat chi can nam vung cai nay thi co the phan tich cac tac pham lop 11
 
L

lethanh87

Mình nói ngắn gọn là như vậy. Còn nếu trao đổi về vấn đề này để mở rộng thêm sẽ có rất nhiều vấn đề. Mình sẽ bổ sung thêm.
 
T

tranquang

Anh nghĩ để có thể đi sâu vào vấn đề này thì cách tốt nhất là chúng ta sẽ đi cụ thể vào từng thể loại. Hoặc có thể liệt kê từng điểm chung và riêng của 3 thể loại sau đó thì đi tìm hiểu từng đặc điểm riêng chung của cả 3 thể loại đó. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về tranquang_người của box VănTHPT.:D
Chào thân ái và quyết thắng!
 
H

huongmotor

Em có thể tham khảo ý kiến sau:
Sự phân biệt của 3 dòng hay 3 khuynh hướng văn học có thể lập theo hệ thống như sau( vừa dễ nhớ lại hiệu quả)
1.Phân biệt trong tư tưởng sáng tác
2.Phân biệt theo đối tượng sáng tác
3.Phân biệt theo nội dung sáng tác tương ứng
4.Phân biệt trong bút pháp nghệ thuật
Em hãy sắp xếp mọi ý kiến trên vào từng mục sẽ rõ ràng hơn
Nếu cần hãy tự tìm tác phẩm và so sánh đối chiếu
Nếu trong quá trình làm còn băn khoăn hãy chia sẻ!
 
C

cathai

Cat Hai nghĩ: việc phân thành các dòng VH là dựa trên đề tài, cảm hứng và đối tượng sáng tác. Trên thực tế, giữa chúng có sự giao thoa lẫn nhau, bao hàm nhau. Làm gì có cái gì đứng 1 mình tuyệt đối! Ai dám khẳng định VHLM không vị nhân sinh? VHHT kém lãng mạn? VHCM thì chỉ đơn thuần là giáo lí? Xét từ chỗ đứng của mỗi nghệ sĩ VH trước CM phải tính đến chỗ "công khai" hay "lén lút" của người phát ngôn về thái độ, tình cảm và tư tưởng. Bản thân của VH đã là 1 sự rắc rối, cả bản thân nghệ sĩ nữa! Nhiều lúc, nói 1 đằng nhưng ý tưởng lại một nẻo. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Puskin cứ chắc như đinh đóng cột: "Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em" mà chắc gì tư tưởng và tình cảm lại dễ dàng thỏa hiệp với phát ngôn đó? Hay chỉ là 1 cách nói "vun vào" có hình thức "duỗi ra" cho đẹp mặt. đẹp lời mình?
 
5

5939122

nghe các bạn nói về chủ đề ba dòng văn học trên mình thấy rất có lý nhưng liệu rằng ba dòng văn học trên có mối quan hệ gì không.và thi tn và dh thi dòng văn học nào là chủ yếu
 
T

thuyhoa17

nghe các bạn nói về chủ đề ba dòng văn học trên mình thấy rất có lý nhưng liệu rằng ba dòng văn học trên có mối quan hệ gì không.và thi tn và dh thi dòng văn học nào là chủ yếu

Đem ra lại ^^

- Mối quan hệ: chẳng phải là 3 dòng văn học đó đều hướng về cuộc sống dù ít dù nhiều sao :)

Người ta nói văn Thạch Lam khác với các nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn, nhưng họ vẫn cùng một nhóm, và Thạch Lam thì hiện thực nhưng vẫn có lãng mạn.

Rồi Tố Hữu - một nhà thơ cách mạng nhưng hơn thế thì ông là một nhà thơ với những bài thơ trữ tình chính trị xuất sắc.

- Trong thi tốt nghiệp và đại học: cả 3 dòng văn học đều có thể có trong đề thi.
Nếu như xét theo những vấn đề đã bàn luận ở trên thì ko thể xác định được cái nào là chủ yếu trong thi, vì mỗi bài thơ hay bài văn nào, dù là hiện thực thì vẫn thấm một chất lãng mạn, và là thơ cách mạng cỗ vũ chiến đấu nó ko quá khô khan là bởi chất trữ tình trong đó.

^^ (ý kiến thử, mọi ngừoi nếu có ý kiến bổ sung giùm tớ ^^)
 
Top Bottom